Chương 2 : VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ LỄ TRONG NGHI LỄ HẦU THÁNH
2.2. Nghi lễ hầu thánh và đồ lễ liên quan
2.2.1. Nghi lễ mở phủ trình đồng
Mở phủ trình đồng là nghi lễ dành cho những người căn cao số nặng
đã làm các nghi lễ như tôn nhang bản mệnh, tam phủ thục mệnh nhưng bản
mệnh vẫn chưa n. Tính từ ngày mở phủ người có căn đồng mới trở thành người có đồng và lính của thánh tứ phủ, đệ tử của thầy đồng mở phủ. So với các nghi lễ khác trong tín ngưỡng thờ Mẫu, nghi lễ này đòi hỏi nhiều đồ mã và đồ lễ nhất so với các nghi lễ khác.
Để thực hiện đươc nghi lễ mở phủ trình đồng thầy đồng cùng với
người nhà, con nhang của đồng thầy phải chuẩn bị mua đồ lễ, sắm sửa, trang trí ban thờ khoảng 2 ngày. Trong đó đồ mã phải đặt hàng tuần mới kịp cho khóa lễ.
Đố lễ dùng trong lễ mở phủ rất đa dạng. Tùy theo kinh tế của chủ lễ ,
thầy đồng sẽ có cách mua sao cho phù hơp. Nếu chủ lễ kinh tế khá thầy đồng sẽ mua nhiều đồ lễ đẹp, sang đắt tiền như bia, rượu, bánh kẹo ngoại nhập… Cịn đối với những chủ lễ tài chính eo hẹp, thầy đồng mua đồ lễ đơn giản, cố gắng làm sao cho đầy đủ nhất.
Đồ lễ trong lễ mở phủ gồm đồ chay, đồ mặn dâng từng ban thờ, mâm
lễ tứ phủ dùng để mở phủ. Ngoài ra là đồ lễ phát lộc từng giá đồng và đồ mã. Tại ban công đồng đồ lễ dùng mở phủ được xếp thành 4 mâm. Người ta gọi là mâm tứ phủ. Mỗi mâm phủ người ta bày 4 quả trứng 4 màu, 4 chiếc quạt, 4 lọ nước hoa, 4 gương, 4 lược, 4 xà bông, 4 khăn mặt, 4 khăn tay, 4 bút, 4 vở, 4 dao, 4 kéo, 4 bao thuốc lá, 4 bật lửa, 1 gói muối, 1 gói gạo, miếng trầu. Cạnh mỗi mâm tứ phủ có 1 chum nước được phong kín miệng theo thứ tự 4 phủ, 4 màu. Trên mỗi chum nước đặt 1 chiếc bát con. Trên mỗi
mâm phủ người ta có đặt gáo múc nước để khi vào công việc mở phủ quan lớn sẽ về khai phủ.
Sở dĩ mỗi mâm phủ người ta đều đặt những thứ trên là vì những thứ
này là những vật dụng sau các quan về ban lộc cho ghế đồng. Những thứ này người trần có thể mang về sử dụng được. Số 4 là tượng trưng cho 4 phủ.
Dưới đế chân của mỗi chum phủ, Pháp sư dán 1 dải giấy cầu tương
ứng 4 phủ. Trong mỗi cây cầu có đề chữ Hán:
Cầu Thiên phủ, giấy màu đỏ ghi chữ: Thiên phủ kim quyết ngọc hoàng thượng đế điện hạ.
Cầu Nhạc phủ, giấy xanh đề chữ: Ngũ nhạc thần vương đại đế điện
hạ.
Cầu Thủy phủ, giấy trắng đề rằng: Thủy phủ phù tang Cam Lâm đại đế điện hạ
Cầu Địa phủ, giấy vàng ghi: Phong đô nguyên thiên đại đế điện hạ. Quy luật sắp cầu phủ và mâm tứ phủ, một số Pháp sư tuân theo quy luật từ trái sang phải theo ngai vị thờ Đức Ông Trần Triều để dán cầu phủ, từ phủ đỏ, xanh, trắng, vàng.
Đồ lễ phát lộc được đặt trên một bàn dài để đợi các giá đồng hầu về
chứng. Đồ lễ phát lộc người ta thường mua theo màu sắc các phủ như quan
đệ nhất phủ thượng thiên người ta hay dâng đồ lễ có màu đỏ như cocacola,
bánh chocobai… Chầu đôi, người ta dâng cam sành màu xanh … Hoàng
Mười người ta hay dâng đồ lễ màu vàng như dầu rán, bánh trứng… Cô Bơ thoải phủ, người ta hay dâng đường trắng, hoặc thạch trắng... Trong một canh hầu không phải giá đồng nào cũng phát lộc đồ lễ. Cũng có những giá người ta phát tiền. Nhất là giá quan đệ nhị, quan đệ tứ hoặc tùy theo ý thích của
người hầu đồng. Đến nay do ảnh hưởng của yếu tố kinh tế thị trường, các
sản phẩm hàng hóa trên thị trường rất đa dạng. Do đó, người hầu thánh thỏa mái lựa chọn mẫu mã, chất lượng đồ lễ sao cho phù hợp túi tiền của mình.
Chính sự đa dạng về mẫu mã sản phẩm nên đồ lễ trở nên đặc sắc hơn và phần nào yếu tố sính đồ ngoại ảnh hưởng đến tâm lý của các thanh đồng.
Trước đây đồ lễ mở phủ rất đơn giản, gạo và quả q là chính như khế, táo.Người ta khơng có nhiều loại đồ lễ để phát lộc (phụ lục 2, ảnh 44, tr.148). Tiền phát lộc là những tờ tiền lẻ, có giá trị khơng nhiều. Có lẽ, phú quý sinh lễ nghĩa nên đến nay lễ mở phủ có nhiều đồ lễ hơn và do ảnh hưởng bởi yếu tố thương mại nên trong đồ lễ phát lộc cũng thực dụng hơn như người ta
phát lộc cả dầu ăn, muối, mì chính,miến, mì tơm…(phụ lục 2, ảnh 23, tr.138). Đồ mã trong lễ mở phủ nhiều vô kể. Mã gồm: đôi rồng vàng, đôi phượng đáo đàn, có 4 tịa chúa đỏ, xanh, trắng, vàng; voi, ngựa tiến dâng nhà Trần; voi
dâng Sơn Trang; ngựa 5 quan (phụ lục 2, ảnh 16, tr.134); thuyền tam phủ; lốt tam đầu; thuyền cô Bơ; bè mảng dâng cô, cậu bên Thoải; ngựa xanh dâng cậu bản đền. Đây là mã đã được thầy đồng giản tiện (phụ lục 2, ảnh 17, tr.135).
Hiện nay có rất nhiều thầy đồng tiến mã tam cho căn đồng trước rồi tiến mã tứ phủ sau. Nghĩa là đồ mã trong lễ tam phủ mỗi phủ đều phải đủ như Thiên phủ phải có Voi, ngựa, thuyền, Lốt tam đầu…đại diện cho Thiên Phủ. Phủ Thượng Ngàn cũng như vậy. Xét ra tiến mã như vậy số lượng mã quá lớn. Chi phí mất khoảng gần 30 triệu tiền mã tam, tứ phủ loại mã bình thường.
Sau khi cơng việc cúng lễ đã hoàn tất. Đồng thầy cho gia chủ thụ lộc. Thụ lộc xong, thầy đồng hầu mở phủ cho căn đồng.
Đầu tiên, thầy đồng khoác áo Mẫu, thực hiện vái sớ, thầy đồng có lời
xin phép thủ nhang, pháp sư, pháp văn, tay quỳnh, tay quế, thanh đồng đạo quan, dân thôn bản hạt, bách gia trăm họ và phủ khăn xin hầu thánh.
Ba giá Mẫu đầu tiên như phép của các thầy đồng cổ là hầu tráng bóng khơng mở khăn. Sang giá Đức Ông, thầy đồng tung khăn đỏ. Tùy duyên
nghiệp từng thầy hầu Đức Ơng khác nhau. Có thầy hầu xiên lình, lấy dấu mặn, thắt đai thượng. Thầy Được hầu phất hai cờ. Phất cờ xông pha ra trận, dẹp yên giặc Đức Ông ngồi xuống một chiếc ghế có hình rồng trạm trổ mà
cung văn chuẩn bị sẵn, nghe văn hưởng tuần rượu tay tiên chuốc mời. Pháp Sư tuyên sớ. Đức Ông về phán truyền phù âm độ dương cho gia chủ được cát tường hưng long…Sở dĩ hầu mở phủ người ta thường thấy thầy đồng hầu
Đức Ơng Trần Triều vì họ cho rằng Đức Ông là vị tướng tài, ngài là người
cha bên hàng tứ phủ, sánh ngang vai Mẫu Liễu Hạnh. Ơng có tài trị tà, sát quỷ. Những người thầy hầu bên hàng tứ phủ, hầu Đức Ông được dân gian
tơn vinh là có lộc kim chi đơi nước.
Hầu Đức Ông xong, các giá đồng tiếp theo thuộc hàng nhà Trần đều
được hầu tráng bóng như Đức Ơng đệ tam cửa suốt, Vương cô đệ nhất,
Vương cô đệ nhị, Cô bé cửa Suốt, cậu bé cửa Đông. Một số thầy đồng cho
đệ tử đội mâm sớ (đội lênh) nhà Trần ở giá Đức Ông. Nhưng cũng có thầy
hầu mở khăn giá Vương cơ đệ nhị cho căn đồng đội lệnh. Theo thầy đồng, nếu đệ tử khơng được đội lệnh nhà Trần thì khơng được phép hầu nhà Trần. Vì căn nghiệp bên nhà Trần rất là nặng.
Giá hầu tráng bóng nhà Trần kết thúc, cung văn thỉnh văn chầu Tam vị chúa bói. Trong đó có bà chúa nguyệt Hồ hay được các thầy đồng ăn lộc bói mở khăn hầu. Vào ngày mở phủ, nếu căn quả ghế đồng nặng nghiệp chúa bói, có căn số làm thầy, sẽ được đồng thầy xòe 36 quạt, mở 36 chum đựng hạt giống cho đệ tử. Cịn những người khơng nặng nghiệp bên hàng chúa, đồng thầy khơng xịe quạt. Kết thúc hầu giá Chúa Nguyêt, thầy đồng hầu 5
quan về chứng đàn, mở phủ cho đệ tử. Trong dân gian tồn tại 2 lối mở phủ.
Cách thứ nhất: Quan đệ nhị về chứng đàn, mở phủ đệ nhất, đệ nhị.
Quan đệ tam về chứng đàn mở phủ đệ tam, đệ tứ. Theo các thầy đồng đây là cách mở phủ chéo. Vì họ cho rằng quan đệ nhất, quan đệ tứ căn tu, nên không làm việc tại thế. Do đó 2 quan kia về mở phủ thay quan trên.
Cách thứ hai: Bốn quan về mở bốn phủ, quan đệ ngũ mở lệnh tiễn đàn cho hóa mã. Đa phần thầy đồng Hà Nội mở theo lối này.
Sau khi quan đệ nhất khai quang, tấu hương xong, ngài ngồi tọa nghe pháp sư tấu sớ và phê chuẩn sớ. Công việc phê sớ đã xong, ngài truyền lệnh mở phủ. Quan đệ nhất tay bấm quyết làm phép trừ tà, chứng nhang vào đồ lễ mở phủ. Cung văn vừa hát vừa quan sát xem quan cầm trên tay vật gì để hát cho khớp.
Quan đệ nhất tay trái cầm chiếc bát đã được chứng nhang, tay phải
cầm gáo múc nước đập rách giấy bọc chum và lấy nước trong chum tưới vào bát. Ngài dùng một bông hoa nhỏ tảy nước vào không gian xung quanh để cho “nước tiên tảy sạch bụi trần thanh cao rồi lại mười phần thanh cao”. Sái uế xong bản đền quan lớn múc tiếp gáo nước thứ hai tưới lên những lẵng hoa tươi đặt trang trí ở ban cơng đồng với ý nghĩa “Quan về tưới nước cho
cây, cho cây xanh lá cho hoa đầy cành, bốn mùa tốt lá tươi xanh”. Nước tiên
lại được quan lớn dùng để tắm mát cho đệ tử “nước này lấy ở Thượng Thiên
tắm cho đệ tử sạch trong làu làu”.
Xong công việc sái uế bản đền, tưới nước vào cây đức, gột rửa bụi trần cho đệ tử, Quan lớn về bóc vỏ so lịng trứng, chọn người có tâm theo thầy. Quả trứng màu đỏ được quan bóc, thả vào bát nước. Tiếp đó quan về ban
trầu cau, tiền, gạo, muối,… đây gọi là nghi lễ cấp lương thực cho đồng. Xong công việc cấp lương thực cho đồng, quan hơ nhang vào áo bản mệnh, công
đồng, khăn xếp.. rồi trao cho đệ tử áo bản mệnhh. Đệ tử mặc vào người coi
như là được phúc quan ban cho áo ấm, lộc đầy. Áo mặc chỉnh tề, quan dùng khăn tứ phủ màu đỏ, buộc ngang đầu lính đồng. Và dùng lược chải đầu, lấy kéo cắt ít tóc của đệ tử để làm phép thề với quan thánh tại đền “đệ tử cắt tóc
làm tôi nối đời làm con phật thánh…”. Công việc nhận lính coi như đã xong,
Hình nhân bản mệnh và hình nhân đi theo ngựa đỏ của quan đệ nhất được
ngài khai quang điểm dấu.
Phép khai quang được quan lớn thực hiện bằng gương soi và 3 nén nhang. Quan điểm nhang vào bộ phận nào của hình nhân bản mệnh thì cung văn khớp nhịp hát:
Phụng thỉnh như lai điểm khai thần nhãn, thần nhãn thông minh. Phụng thỉnh như lai điểm khai thần khẩu, thần khẩu thông minh thuyết. Phụng thỉnh như lai điểm khai thần nhĩ, thần nhĩ thơng minh thính. Phụng thỉnh như lai điểm khai thần tâm, thần tâm hoan hỉ.
Phụng thỉnh như lai điểm khai thần túc, thần túc bộ hành.
Hình nhân bản mệnh màu cánh sen (hoặc màu đỏ) được coi là cái bóng của người chủ lễ thay thế người chủ lễ ở trên trần để về đường âm hầu quan thánh. Khi được khai quang, điểm dấu hình nhân này từ vật vơ tri vơ giác sẽ trở nên có hồn và xuống dưới âm thực hiện sứ mệnh đi hầu thành. Mỗi dàn mã mở phủ có 5 hình nhân đi kèm ngựa 5 quan. Năm hình nhân này được
các quan khai quang cùng lúc với hình nhân bản mệnh với quan niệm 5 hình nhân này về âm dắt ngựa hầu các quan (phụ lục 2, ảnh 30, tr. 141).
Khai quang, điểm nhang đồ mã dâng Thiên phủ xong, quan về cuốn cầu phủ. Công việc mở phủ Thượng Thiên đã hoàn thành. Quan ngồi tọa
nghe văn, ban phát tài lộc cho mọi người xung quanh.
Về tuần tự, công việc mở phủ của các quan khác đều như vây khơng có gì khác. Chỉ khác là giá quan đệ nhị, đệ tam mở phủ xong ngài múa kiếm, sau đó mới an tọa.
Trong nghi lễ này, có nghi thức quan đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ
“cấp lương thực cho đồng”. Lương thực gồm có gạo, muối, trứng tứ phủ,
miếng trầu cau, bông hoa. Trong số lương thực này trứng tứ phủ rất quan trọng, gồm có 4 quả được bọc bằng 4 vỏ giấy màu tương ứng màu của các
phủ đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ là đỏ, xanh, trắng, vàng. Nếu người đồng thầy mở phủ mà khơng bóc trứng ban cho ghế đồng thì khố lễ ấy, coi như là chưa mở phủ. Nếu xét ra, quả trứng được tượng trưng là vật linh thiêng, biểu hiện cho sự sống của con người. Quả trứng ấy thường nhắc nhở con
người nước ta nhớ về cội rễ được làm người. Đó là ơn sinh thành của Mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân thuở đất xưa với sự tích “ Trăm trứng nở trăm con” với 50 người con lên rừng, 50 người con xuống biển. Thế nên trong lời hát văn giá hầu đồng mới có câu “ Trứng rồng lại nở ra rồng”.Quả trứng tứ phủ
được đồng thầy bóc ra là đồng thầy đã thay mặt thánh dùng phép thánh để
cho ra đời một người con của thánh, người sẽ theo thánh suốt trọn đời. Về giá hàng quan trong Tứ phủ từ quan đệ nhất đến quan đệ tứ khâm sai, đồng thầy lần lượt bóc trứng đưa cho ghế đồng.
Theo nghi lễ cổ, mỗi phủ phải có 10 quả trứng (tổng là 40 quả) tượng trưng cho 100 quả trứng “ rồng”. Vì “ nhất biến vi thập, thập biến vi bách”; một quả hoá 10, 10 hoá một trăm. Nay do giản lược nên người ta chỉ cúng mỗi phủ 4 quả, tượng trưng cho 4 phủ (tổng 4 phủ là 16 quả). Cùng với việc
“cấp lương thực cho đồng”, đồng thầy còn lấy nước ở trong choé, để tắm
mát cho đồng, theo hình thức tượng trưng. Ý nghĩa của việc này là để gột rửa bụi trần, để từ nay đổ đi ghế đồng sẽ là con người hoàn toàn mới mang trong mình tâm tính, việc làm đẹp của một người con thánh.
Giá hàng quan kết thúc bằng việc quan đệ ngũ múa đao, tung gạo
muối, theo hướng mã và công bố lệnh tiễn đàn. Đàn mã được đem đi hóa.
Mã sơn trang chưa hóa mà để lại chờ đồng thầy hầu giá chầu về chứng mã. Tùy căn số của từng đệ tử, đồng thầy hầu chầu sang khăn cho lính đồng. Một số cụ đồng quan niệm trong số các Chầu thì Chầu đơi về sang khăn cho lính
đồng là có lộc nhất vì bà ở trên thượng ngàn lộc lá như rừng. Nhưng cũng có
đồng có sợi dây linh cảm ghế đồng thuộc lính của Chầu nào thì sang khăn
chầu ấy, như vậy thanh đồng mới được yên căn.
Chầu Đôi về đồng dâng hương, múa mồi, múa điệu cánh tiên rồi sang khăn, trình trầu cho đệ tử. Trong lúc trình trầu lên Phật, Thánh, thầy đồng lấy nhành hoa vẩy nước quanh mâm trầu xung quanh bản đền để tẩy uế. Đôi tay thầy đồng bắt quyết làm phép vào chén nước đặt trên mâm cau. Hai hầu dâng phụ giúp đỡ mâm cau xuống. Thầy đồng mở khăn, cho đệ tử uống nước phép để thân thể sạch sẽ giải hết bụi trần. Và đưa cho ghế đồng ngọn đuốc chiếu sáng khắp mặt để trừ hết bụi tà.
Chầu bà ngồi tọa rồi thăng. Các giá đồng khác thầy đồng hầu tráng
bóng và kết thúc nghi lễ mở phủ cho đệ tử. Tiếp canh hầu sau, đệ tử vào hầu. Tùy theo căn số của đệ tử, thầy đồng cho đệ tử hầu các giá sát căn để giải tỏa căn quả. Đệ tử vào hầu, bên cạnh tứ trụ cịn có thầy đồng ngồi trùm khăn cho đệ tử. Theo lề lối các thầy đồng ở Hà Nội, thầy đồng chỉ chùm khăn
cho đệ tử giá đầu và giá cuối. Các giá khác thầy đồng giao cho tay hương
làm nhiệm vụ này thay đồng thầy. Đệ tử mới hầu thánh nên còn nhiều bỡ