Chương 2 : VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ LỄ TRONG NGHI LỄ HẦU THÁNH
3.2. Thực trạng việc sử dụng đồ lễ hiện nay
3.2.1. Hiện tượng đốt mã
Đồ mã được sử dụng thường xuyên không chỉ trong nghi lễ hầu đồng mà nó trở thành nét văn hóa ăn đậm vào phong tục thờ cúng tổ tiên
và tín ngưỡng thờ Mẫu. Trong bất cứ dịp lễ nào, từ ngày rằm, mùng một hàng tháng, đến ngày tiệc lễ hầu đồng… đều phải có ít nhất một vài bó
tiền vàng hay nghìn vàng mã, dàn mã để phục vụ cho nghi lễ. Sự ra đời của những dàn mã dâng trong nghi lễ đến nay người ta khơng biết có tự bao giờ nhưng những người trong giới đồng bóng truyền tai nhau câu cửa miệng trần sao âm vậy . Với họ thế giới này khơng phải chỉ có cái hữu
hình (thế giới trần tục) mà cịn có sự hiện diện của thế giới vơ hình (cõi âm). Thế giới trần tục gắn liền với cuộc sống thường nhật đang diễn ra với người cịn sống. Thế giới vơ hình như là dành riêng cho những linh hồn- người đã khuất. Nếu con người đang sống có nhu cầu về ăn, mặc, ở, tiêu
tiền thì khi mất đi họ cũng vậy. Linh hồn như một thực thể độc lập, bất
diệt và tất nhiên rất mong muốn có cuộc sống đầy đủ như con người. Tóm lại, con người khi cịn sống có nhu cầu ra sao thì về thế giới bên kia cũng có nhu cầu như thế. Do đó, trong việc thờ phụng, cúng lễ, người ta thường hóa mã bằng giấy mơ phỏng vật dụng thường ngày ở dương gian để gửi
cho người đã khuất, đấng thần linh mà họ tơn thờ.
Theo Phan Kế Bính: “Tục đốt mã do tự bên Tàu, đời xưa thường dùng
đô mã ngọc bạch để cúng tế. Đời sau dùng tiền để thế cho ngọc bạch” [1,
tr.35]. Và Phạm Đình Hổ cũng đã ghi chép như sau: “Thời cổ chưa có vàng
mã. Khi thờ quỷ thần, cổ nhân dùng ngọc, lụa. Ngọc là các loại ngọc khuê, bích, ngọc long, ngọc chương, hổ phách…, lụa thì dùng lụa Lệ, có hai màu vàng và đen” [1,tr.36] sau này, Toan Ánh cũng khẳng định, dân ta theo
người Trung Hoa bắt chước tục đốt mã và truyền tới nay. Lý do đơn giản là trong giai đoạn Bắc thuộc, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng một cách rất tự nhiên những phong tục tập quán dân gian Trung Quốc. Ông cho rằng, “sở
dĩ người ta đốt mã mà không đốt đồ thật bởi những đồ thật đem đốt đi rất phí tổn” [1,tr.36].
Trong tất cả các nghi lễ thờ Mẫu thì nghi lễ hầu đồng nhất là trong đàn lễ mở phủ cần dùng nhiều đồ mã nhất. Nào là ông tượng, ông mã, tiền vàng,
đơ la, hình nhân chúa, chầu…Tính sơ sơ dàn mã lên đến chục triệu đồng. Đối với một số người có đồng, họ cho rằng càng đốt nhiều mã càng có lộc. Điều này đã làm cho những người có đồng rơi vào tâm trạng khổ vì tiền đốt
mã.
Quay ngược thời gian, chúng ta dõi theo những canh hầu trước năm 1986 qua lời kể của các thanh đồng. Họ nói rằng nghi lễ hầu đồng trước
đây, đồ mã được sử dụng ít, khơng đầy đủ với chất liệu đơn giản, kích
thước nhỏ, vừa phải. Đồ mã phức tạp hơn, khắt khe hơn hiện nay ở cách tạo hình. Cách thức tạo hình dân gian theo lối cổ của người xưa: thuyền rồng phải có tám mái, trên có hình rồng chầu nguyệt (nếu thanh đồng là nam), lý ngư vọng nguyệt (nếu là nữ). Tám mái này quay về bốn phương, tám hướng, có bốn đầu lao
Trước đây, việc sử dụng đồ mã chỉ mang tính chất tượng trưng: một ngựa, một voi, một hình nhân… cho cả một khóa lễ chứ không đầy đủ, nhiều như hiện nay là phải có mã tiến về bốn phủ, mỗi phủ có một đàn mã. Đồ mã sử dụng chủ yếu là vàng, tiền âm phủ. Gọi là mâm vàng, tiền… nhưng cũng chỉ là bốn màu tượng trưng cho bốn phủ chung ở một thỏi vàng và chút vàng, tiền âm phủ.
Thậm chí, thời kỳ bao cấp khó khăn những năm 80 hoặc trước đó,
nhiều người khơng có điều kiện sắm đồ mã, họ phải vẽ hình để dâng cúng
lên tứ phủ và thực hành nghi lễ hầu đồng.
Hiện nay, đồ mã bao gồm nhiều loại mẫu mã, kích thước, kiểu dáng và chất liệu khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách mua.
Nếu trước kia đồ mã được làm với kích thước nhỏ và được dùng tượng
trưng thì ngày nay, đồ mã phải được làm với kích thước to, lớn: ngựa, voi, thuyền rồng, ngũ hổ… bằng mã cũng phải đúng với kích thước thật. Đồ mã ngày nay gồm rất nhiều loại khác nhau, có loại đắt tiền, loại vừa vừa và loại rẻ tiền. Với loại đắt tiền: được làm bằng khung vững chắc có giá đỡ ở dưới, giấy tốt (thường là giấy bóng, dày), kiểu trang trí đẹp, được làm rất tỉ mỉ, bắn ghim chắc chắn. Đồ mã nổi tiếng mà đồng giàu chọn thường là mã Thường Tín. Để sắm đầy đủ một giàn mã loại này hết khoảng vài chục triệu đến 100 triệu đồng. Đối tượng hướng đến loại mã này chủ yếu là đồng giàu vì họ
khơng phải lo về vấn đề kinh tế nên tiêu tiền không tiếc. Loại trung bình dán bằng giấy bình thường, mỏng, khơng có độ bóng, khung ọp ẹp. Sắm đủ loại này cũng hết chục triệu đồng. Loại rẻ tiền thì chất lượng kém, trang trí xấu... Nhưng thường các ơng đồng, bà đồng hướng đến loại mã với chất liệu bình thường. Các loại rẻ tiền thì được ưa chuộng ở nơng thơn, phù hợp với túi tiền
của người dân. Một giàn mã đầy đủ ở nông thôn khách hàng phải chi khoảng năm đến bảy triệu đồng.
Thực trạng sử dụng đồ mã quá nhiều trong nghi lễ hầu đồng, đặc biệt là tại nội thành Hà Nội đang gây lãng phí và ơ nhiễm mơi trường trong khi nhà nước đã ban hành quy định không đốt nhiều vàng mã tại các cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo. Tơi đã trực tiếp tham gia đốt rất nhiều dàn mã trong vấn hầu của các thanh đồng. Tôi nhận thấy trong vấn hầu sử dụng rất nhiều ngựa, voi, thuyền rồng, hình Mẫu tứ phủ, hình nhân...
Mặc dù rất lãng phí nhưng khi được hỏi, ơng đồng, bà đồng thế hệ ngày nay biện giải rằng: phải tiến đầy đủ mã về bốn phủ, từ Mẫu, chúa,
quan, hình nhân cơ cậu… dâng nhiều mã để có người theo hầu các thánh,
để các thánh sử dụng.
Nếu vào dịp đầu xuân hoặc vào các tháng tiệc trong năm, khách hành hương có về Phủ Giầy- Nam Định, đền Đồng Bằng- Thái Bình, Phủ Tây Hồ-
Hà Nội hoặc các đền to, phủ lớn thì mới thấy hết sự nhộn nhịp, huyên náo của các canh hầu. Người đàn, người hát, người hầu thánh, người di chuyển
đồ mã ra bên ngồi tấp nập, đơng vui. Những lị thiêu hóa đồ mã nườm nượp
người xếp hàng đứng đợi đốt mã. Để tránh sự ùn tắc vì đồ mã quá nhiều, dân
địa phương nhất là thanh niên, trẻ nhỏ nhanh tay ra hóa đồ mã giúp khách. Đồ mã được hóa xong thì khách cũng phải biết trả cơng cho người hóa mã
hộ. Ban đầu là tùy tâm khách, về sau đồ mã quá nhiều khách khơng thể đợi lâu nên th ln người hóa mã. Và kể từ đấy dịch vụ đốt mã nối đuôi nhau lan rộng ra các đền phủ. Ở đền Đồng Bằng- Thái Bình cách đây 2 năm, dư luận xơn xao dàn mã lên đến hàng trăm triệu đồng của ghế Đồng Hà Nội
giàu có Hầu Thánh. Và người ta cũng giật mình khi ở đây, dịch vụ đốt mã cũng tăng khơng kém 200-300 nghìn đồng đối với xe mã nhỏ, 1-2 triệu đồng xe mã lớn.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy việc đốt vàng mã quá nhiều trước hết là một sự lãng phí lớn. “Dựa theo thống kê sơ bộ của bộ Văn hóa – Thơng tin
năm 2006, người Việt mỗi năm đốt khoảng 40.000 tấn giấy tiền, vàng mã và riêng Hà Nôi đã tiêu thụ trên 4000 tỷ Đồng cho việc đốt vàng mã.”[1,tr.95].
Hàng vạn tấn vàng mã, hàng vạn công lao động, bị đốt đi mà không mang lại ý nhĩa thực tế nào.
Yếu tố môi trường cũng là một hệ quả tất yếu trong việc đốt tràn lan
ở các đền phủ. Đồ mã làm từ giấy. Gỗ lại là nguồn nguyên liệu chủ yếu để
làm giấy, như vậy chúng ta đang trực tiếp góp phần làm cạn kiêt nguồn tài
nguyên rừng. Chúng ta nếu khơng có biện pháp quản lý can thiệp về tình trạng đốt mã hiện nay sẽ phải đối mặt với những thảm họa khi rừng bị phá hủy, thay đổi khí hậu, lũ lụt, gây thiệt hại về con người cũng như thiệt hại về vật chất. Hơn nữa nước thải từ những cơ sở sản xuất đồ mã hay những túi nilon đựng tro…cũng gây ra sự ô nhiễm môi trường, nguồn nước sạch. Đặc biết cái mà con người nhìn thấy rõ nhất khi vào các đền phủ là khói lửa mịt
mù gây ngạt thở. Khói đốt mã cũng là một trong những nguyên nhân làm
cảnh quan đền, phủ mất tính thẩm mỹ.
Để giải thích vì sao số lượng đồ mã ngày nay gia tăng, thì nhiều nhà
nghiên cứu đã lý giải rằng xã hội càng phát triển, đời sống ngày càng nâng cao con người ta lại hướng tới yếu tố tinh thần nhiều hơn và kèm theo đó là thói quen đốt vàng mã.
Hai năm gần đây, để hạn chế hiện tượng đốt mã, Nhà nước có ban
hành Nghị định số 75/2010/NĐ- CP ngày 12/7/2010 về Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động văn hố trong đó Nghị định nêu rõ tại điều 1c : “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi… Đốt Đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hố, nơi cơng cộng khác” . Nghị định trên ra đời cũng có tác dụng làm
cho hiện tượng đốt mã ở các đền, phủ giảm đi nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại thấy các đền, phủ mù mịt khói đốt mã. Khâu quản lý ở các đền phủ vẫn còn chưa thực sự sát xao so với văn bản của nhà nước đề ra.
Tính ra nếu chúng ta biết cách sử dụng đồ mã, hiểu về ý nghĩa giá trị của nó như các cụ đồng cổ nhằm giảm tải lãng phí tiền cho chi tiêu đốt mã trong nghi lễ hầu đồng thì giá trị tâm linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu được nâng cao hơn trong đời sống cộng đồng. Bởi trong sinh hoạt tâm linh, con
người càng thành tâm bao nhiêu thì tính thiêng càng lớn. Nếu con người quá thiên về tính thực dụng, vật chất thì tính thiêg mất đi.