Vị trí, bản chất của đồ lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Một phần của tài liệu Đồ lễ trong nghi lễ hầu đồng (qua khảo sát một số đền, phủ thờ mẫu ở hà nội) (Trang 33 - 40)

1.2. Vài nét sơ lược về đồ lễ

1.2.3. Vị trí, bản chất của đồ lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu có sự ra đời và phát triển khá lâu trong dịng chảy văn hóa dân tộc với nhiều yếu tố văn hóa tâm linh đặc sắc. Đó là việc tơn thờ nữ thần, mẫu thần. Việc cư dân tơn thờ hình ảnh của nữ thần, mẫu thần một phần là do ảnh hưởng vai trò của người phụ nữ trong mọi mặt đời sống xã

hội. Đặc biệt là vai trò của người mẹ, người vợ trong gia đình và trong chiến

đấu lao động sản xuất.

Trong lao động sản xuất, người phụ nữ trở thành lực lượng lao động không thể thiếu trong quy trình sản xuất nơng nghiệp. Người phụ nữ càng khẳng định được vị trí, vai trị của mình trong gia đình. Đó là trách nhiệm

ni dạy con cái lớn nhất: Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. Vai trò của người phụ nữ được nhân lên trong xã hội khi người phụ nữ làm chủ trong gia đình:

chế độ mẫu hệ và mẫu quyền. Chúng ta có thể nhận biết tàn dư của xã hội này thơng qua di sản văn hóa của dân tộc như: truyền thuyết, huyền thoại, thờ cúng, pháp luật quan hệ hơn nhân, gia đình, làng xã… Từ thế kỷ X trở

đi, do ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo, nhà nước phong kiến thiết lập, chế độ phụ quyền đươc thay thế chế độ mẫu quyền song truyền thống mẫu hệ,

mẫu quyền vẫn chi phối nhiều quan hệ trong gia đình. Người vợ, người phụ nữ vẫn được các thành viên trong gia đình tơn trọng vì họ giữ vai trò hàng đầu trong tổ chức, quản lý gia đình, nhất là phương diện kinh tế. Họ là tay

hịm chìa khóa, lo quản lý chi tiêu, quán xuyến mọi việc trong gia đình.

Và trong trang sử hào hùng của dân tộc, người phụ nữ đã viết nên

những áng sử vàng chói lọi. Đó là bà Trưng, bà Triệu và những vị anh hùng liệt nữ khác nữ tướng Bùi Thị Xuân của Quang Trung; cô Giang, cô Bắc của Việt Nam Quốc Dân Đảng... Nhắc đến bà Trưng, vua Tự Đức đọc đoạn sử Hai Bà Trưng, ngài đã ngự phê: Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa thế mà

hăng hái quyết tâm khởi nghĩa làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Đó cũng là sức mạnh của người nữ tướng Triệu Thị Trinh

với ý chí lớn lao: Tơi muốn cỡi gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém kình ngư ở

biển đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân cứu nước chứ không thèm bắt chước người đời cịng lưng làm tì thiếp người ta.

Việc tơn thờ nữ thần, mẫu thần là một hiện tượng phổ biến từ lâu trong tín ngưỡng dân gian của người Việt và các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam. Truyền thuyết Trăm trứng nở trăm con luôn được người Việt Nam nhắc đến với lòng tự hào, niềm kiêu hãnh dân tộc. Suốt mấy ngàn năm, chúng ta vẫn tôn sùng mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân, như sự báo hiếu biết ơn tổ tiên

giống Lạc Rồng. Đi dọc dải đất miền trong, ta bắt gặp hình ảnh cư dân thờ nữ thần mặt trăng, mặt trời, nữ thần Lúa, bà Chúa Xứ, bà Đen, bà Kim, bà

Mộc, bà Thủy, bà Hỏa… Hình như hình ảnh người mẹ không thể không xuất hiện trong bất cứ một tơn giáo nào. Đạo Phật có hình ảnh Đức Phật Bà Quan

Âm. Thiên Chúa giáo có Đức Mẹ Maria… Do đó việc cư dân Bắc Bộ sáng tạo và tơn thờ hình ảnh Mẫu Liễu Hạnh cũng là điều dễ hiểu. Sự ra đời hình tượng Mẫu Liễu Hạnh nói riêng hay việc tơn thờ nữ thần nói chung phù hợp với tâm lý, tơn giáo, tín ngưỡng cư dân từng vùng.

Tục thờ Mẫu Liễu Hạnh có từ năm 1434. Trải qua các triều đại lịch sử tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn tồn tại đến nay đã được gần 600 năm với hệ thống

các điện thờ rộng khắp cả nước tiêu biểu là Phủ Giầy- Nam Định, đền Mẫu Sịng Sơn - Thanh Hóa. Tại Hà Nội là Phủ Tây Hồ. Hệ thống thần linh ở đây rất đa dạng có cả nhân thân, thiên thần và sắp xếp theo từng phủ tương ứng với từng màu sắc của các phủ. Mỗi phủ có một thánh Mẫu cai quản. Phủ Thượng Thiên (Thiên phủ), màu đỏ - Mẫu đệ nhất, Phủ Thượng Ngàn (Nhạc phủ), màu xanh- Mẫu Thượng Ngàn, Thoải phủ, màu trắng- Mẫu đệ tam. Địa phủ, màu vàng- Mẫu đệ tứ. Trong tứ phủ, thánh Mẫu Liễu Hạnh được coi là thần chủ của Đạo Mẫu.

Tín ngưỡng thờ Mẫu đặc sắc không chỉ là ở việc con người biết

phân chia thần linh theo từng phủ, nhân cách hóa lai lịch của thần, thiết kế đền phủ thờ thần, trao truyền các nghi lễ thờ cúng… mà còn là cả quá trình con người biết tiến lễ dâng cúng cho thần linh với các đồ lễ tùy tâm con người muốn tiến cúng.

Giống như tín ngưỡng dân gian khác, đồ lễ dâng cúng thánh Mẫu và

hội đồng tứ phủ cũng xuất phát từ niềm tin tâm linh, sự biết ơn thánh thần. Với quan niệm trần sao âm vậy, tín đồ trong đạo Mẫu đã dâng lên thánh Mẫu và các vị thánh trong tứ phủ đa dạng đồ lễ. Đồ lễ trong các nghi lễ thờ cúng thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu có vị trí, vai trị đặc biệt. Nó có thể coi là kênh

truyền tải thơng điệp tâm linh của người cịn sống đối với thần thánh. Thông qua đồ lễ con người được tự do thể hiện tinh thần báo ơn, báo hiếu, sự khuất phục trước uy vũ của thánh thần. Và trong mỗi sản phẩm dâng cúng thánh thần còn là sự kỳ công, khéo léo, tinh xảo của con người vào thứ đồ lễ tiến

dâng. Nhất là việc chế tác ra các sản phẩm thủ công của con người phục vụ dâng cúng như đồ mã. Đồ mã có thể coi là một trong những thứ đồ lễ đặc biệt và u cầu nghệ thuật cao. Nó địi hỏi cả một tấm lịng với người làm mã.

Khơng đơn giản là một công việc làm đồ giả mà người làm mã phải khéo tay, phải ám thị hoặc tạo ra niềm tin đồ mã sẽ là đồ thật khi tiến về thế giới bên kia.

Đồ lễ để dâng cúng thần linh xét cho đến cùng đã tạo nên cái ranh

giới linh thiêng và trừu tượng. Đồ lễ gợi cho con người suy ngẫm ám ảnh giữa cái sống và cái chết. Cái sống liên quan đến những mối quan hê giữa người thân, cộng đồng và vũ trụ. Còn cái chết? Chết vẫn chưa phải là chấm dứt cuộc sống mà nó bị chuyển sang khỏi thế giới khác để tiếp tục sống với cái linh hồn mỗi người có. Sự sống và cái chết có mối quan hệ nhân quả, ràng buộc nhau để “gieo quả nào gặp quả ấy”. Con người tin có báo

ứng, có sự ln hồi chuyển kiếp. Con người khơng dám sống bất nghĩa bất

trung vì sợ đọa đày trong địa ngục.

Nếu theo như đạo Phật thì mỗi việc mình làm sai đạo lý làm người đều bị giam vào địa ngục. Mỗi tầng địa ngục tương ứng với mỗi tội lỗi ở trên

dương gian. Con người sống theo kinh điển nhà Phật sẽ tu thân, tu tâm và

làm được nhiều việc thiện. Đó cũng là sự ràng buộc về giáo lý, luật lệ của đạo Phật đối với tín đồ đạo Phật.

Với đạo Ki-tơ thì khi mất đi con người sẽ được về với Chúa. Cõi thiên

đàng sẽ mở rộng chào đón những tín đồ này. Cịn trong tín ngưỡng thờ Mẫu,

người ta chỉ đơn giản hiểu rằng có thờ có thiêng có kiêng có lành và tin rằng Mẫu và thánh thần trong điện có khả năng ban phúc, lộc, thọ cho họ. Khi họ sống họ đi hầu thánh, khi họ mất họ khơng phải giam trong ngục hình mà được lên cõi tiên, cõi của thánh thần. Như vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu cùng với

giải thốt khơng chỉ khi họ đang sống mà cả khi thể xác của họ tan biến về với cát bụi.

Trong lịch sử tư duy loài người, chúng ta biết đến nhiều cặp phạm trù phản ánh hai mặt đối lập trong tính thống nhất biện chứng của sự vật hiện tượng mà trong q trình vận động chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau. Đó là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong phạm trù đạo đức, sự đối lập giữa đẹp và cái xấu trong phạm trù thẩm mỹ. Sự đối lập giữa cái thiêng liêng và

cái trần tục thì hồn tồn khác. Đó là hai thế giới khác nhau về chất, khơng có sự chuyển hóa qua lại trong q trình vận động. Chính vì điều đó nên con người đã chấp nhận một ranh giới tuyệt đối, được quy định bằng những cấm kỵ nghiêm ngặt. Đó là việc phải coi những thứ đồ mã là những thứ đồ thật. Theo đó ngựa, voi… được gọi là ông. Những bức tượng thờ phải gọi là ngài, Mẫu… Và người ta phải cung kính ơng voi, ông ngựa như các vị thánh thần trong thế giới tâm linh.

Con người sợ quyền năng của các ngài. Vì thế tấm lịng thành kính lại càng được nhân lên thể hiện qua sự kiêng kị thành quy tắc như không chỉ tay vào tượng thờ, không được phép chê bai những thứ thuộc về không gian

thiêng, khơng nói tục chửi bậy và làm điều bệnh hoạn ở đền phủ… Khi vào

đền, phủ con người phải có thái độ cung kính, ý tứ và cẩn trọng. Vì Phật từ

bi, Thánh một ly cũng chấp. Họ cho rằng nếu phạm vào những nguyên tắc

ấy thánh sẽ phạt không cho lộc, tài, sức khỏe…..

Nhiều khi trong cuộc sống thường nhật, nhất là trong nhu cầu tâm linh, con người ta có khi khơng hiểu được vấn đề thờ cúng mà người thân họ đang làm, nhưng vì lo sợ bất trắc sẽ xảy ra với mình nên họ cũng tuân thủ những luật lệ của người đi trước. Do đó, tại một số đền, phủ, điện thờ có những

người đi lễ, tiến lễ chỉ là để giải tỏa tâm lý có thờ có thiêng, có kiêng có lành.

Tín ngưỡng thờ Mẫu với cội nguồn, gốc rễ thờ nữ thần, sau phát triển thành Mẫu thần, Mẫu tam, tứ phủ đã khẳng định được vai trị, vị trí của mình trong đời sống tâm linh của người Việt nói chung và của người Hà Nội nói riêng. Trong điện thờ Mẫu, Mẫu Liễu Hạnh là vị thần chủ tối cao- Người vừa là nhân thần vừa là thiên thần với lai lịch rõ ràng gắn với 3 lần giáng sinh. Trong tâm thức những người con của Mẫu, Thánh Mẫu Liễu Hạnh hội tụ đầy đủ phẩm chất của người phụ nữ truyền thống tài, sắc hơn người, đức hạnh hơn người. Thánh Mẫu xứng đáng là bậc tiên nhân

để người đời ngưỡng mộ, cung kính.

Đặc biệt, điện thờ Mẫu hội tụ đầy đủ nam thần, nữ thần. Cách sắp xếp

hợp lý tuân thủ theo nguyên tắc các phủ đã tạo nên tính nhất quán trong điện thờ. Mỗi phủ có một Mẫu đứng đầu cai quản từng miền. Mẫu Thiên cai quản Thiên phủ. Mẫu Thượng Ngàn cai quản Nhạc phủ. Mẫu Thoải trấn giữ vùng sông nước quyền cai Thoải phủ. Mẫu Liễu Hạnh – Mẫu của trần gian, cai quản Địa phủ, cõi nhân gian. Một số nhà nghiên cứu đồng nhất Mẫu Liễu với Mẫu Thiên với triết lý tam sinh tam hóa, nhất sinh nhị, nhị sinh tam. Mẫu

đệ nhất, hóa thành Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ nhị hóa sinh thành Mẫu tam. Dù là

ba Mẫu, hay bốn Mẫu đến nay không mấy ai trả lời được chính xác, song trong tâm linh của các tín đồ đạo Mẫu họ vẫn tin rằng Mẫu luôn ở bên cạnh, phù hộ giúp họ vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Phủ Tây Hồ, đền Ghềnh, đền Ba Cây Mơ Táo…nơi đó đều là địa điểm linh thiêng thờ Mẫu ở Hà Nội. Mỗi nơi linh thiêng gắn liền với tích của từng vị thánh phụng thờ chính. Tại nơi đây thường xuyên diễn ra hầu đồng. Nói

đến hầu đồng ở Hà Nội người ta nghĩ đến tinh hoa, tinh túy trong cung cách

hầu thánh của người xứ này. Đó là xu hướng hoài cổ, theo lối đồng truyền thống. Tuy nhiên đến nay tính cổ trang, tinh túy trong lề lối hầu thánh ít nhiều có sự thay đổi theo chiều hướng thương mại hóa, thiên về kinh tế hơn hoạt

khoe mẽ, đua đòi. Một phần là do bản thân chủ lễ muốn được bằng đồng anh lính chị. Hầu đồng ngày nay ít nhiều đã bị biến tướng.

Một phần của tài liệu Đồ lễ trong nghi lễ hầu đồng (qua khảo sát một số đền, phủ thờ mẫu ở hà nội) (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)