Khái niệm đồ lễ

Một phần của tài liệu Đồ lễ trong nghi lễ hầu đồng (qua khảo sát một số đền, phủ thờ mẫu ở hà nội) (Trang 28 - 30)

1.2. Vài nét sơ lược về đồ lễ

1.2.1. Khái niệm đồ lễ

Ngay từ thời xa xưa, dân gian đã quan niệm vạn vật hữu linh mọi vật

đều có linh hồn, trong đó con người là trung tâm của vũ trụ, sản sinh ra nguồn

năng lượng mạnh mẽ nhất. Bản thân mỗi con người được chia thành hai phần: phần xác (vật chất) và phần hồn (tinh thần, ý thức). Giữa phần xác và hồn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi các hoạt động trong cơ thể con người

ngừng hoạt động đồng nghĩa thân xác con người bị chết thì xác người bị tiêu hủy tan biến vào đất, còn phần hồn tách ra khỏi phần xác nhưng mang hình

ảnh nguyên vẹn về thân xác tại thời điểm cuối cùng khi não ngừng hoạt động. Linh hồn con người thoát ra khỏi thân xác hịa nhập vào tầng khơng

gian của vũ trụ, bám víu vào sự vật hiện tượng trong khơng gian.

Linh hồn trong tiếng Tày, Nùng dịch ra là Phi. Phi dịch ra tiếng việt có ý nghĩa rộng là chỉ tất cả thánh, thần, ma, quỷ như ma trời- phi phạ, ma

đất- phi din, ma rừng- phi pá, ma núi- phi sấn, ma tổ tiên- phi pẩu pú…Con

người sau khi chết đi, linh hồn bị đẩy xuống địa ngục để xem xét, tội lỗi nặng

nhẹ. Sau một thời gian xem xét và chịu cực hình thì linh hồn được siêu thoát lên thiên đường và được sống một cuộc sống sung sướng. Từ đây linh hồn có thể đầu thai kiếp sau.

Theo tiến sỹ Stuart Hameroff, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ý thức

của Đại học Arizona và nhà vật lý người Anh Roger Penrose cho rằng linh hồn người nằm trong những ống siêu nhỏ trong tế bào não. Ý thức của

ống siêu nhỏ ấy: “có lẽ linh hồn của chúng ta chỉ là sự tương tác giữa những tế bào thần kinh trong não. Vì thế linh hồn là một phần cơ bản của vũ trụ và tồn tại khi thời gian bắt đầu” (Theo Minh Trọng - tranh cãi về

linh hồn sau khi chết).

Xuất phát từ quan niệm có sự hiện hữu của linh hồn, con người nảy sinh nhu cầu báo hiếu, báo ơn. Đó là việc thiết lập ban thờ, bài trí đồ thờ để thờ những người có cơng sinh thành, dưỡng dục ra thân mệnh mình; những người có cơng với tổ quốc; những đấng siêu nhiên vơ hình khai nguyên ra

vũ trụ, con người như Lạc Long Quân được tôn làm thần và được dân gian lập đền thờ tế lễ vì có cơng trừ mộc tinh, hồ tinh, thủy tinh đem lại sự bình an cho dân chúng; hay Thánh Gióng có cơng khai phá giặc Ân; Tản Viên Sơn Thánh có tài trị thủy, bình thiên hạ…. Lịng biết ơn, báo hiếu ấy đáng trân trọng biết bao khi người còn sống biết nhớ đến người đã khuất. Đây

cũng là truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc ta.

Từ quan niệm có linh hồn, con người ngưỡng vọng về thế giới bên kia với niềm tin những linh hồn người đã mất, các bậc thánh thần…có khả năng siêu phàm giúp người dương thế thỏa mãn được những nhu cầu mà họ sở nguyện. Trong suy nghĩ của người còn sống cách tốt nhất là dâng, tiến lễ cho người âm, thánh thần…những đồ lễ tố hảo nhất trần gian, diễn trị mua vui (diễn tích) cho thánh thần thích thú…khi thánh thần, người âm vui nhận được

sẽ phù hộ cho người tiến lễ. Chính vì thế nên trong số đồ tiến cúng cho người âm, thánh thần có đủ thứ từ những vật dụng thơng thường làm bằng đồ mã, trầu cau, hoa quả…đến những mâm cỗ thịnh soạn xôi, gà, rượu, thịt….Tất cả đồ tiến cúng ấy đều xuất phát từ quan niệm trần sao âm vậy, người trần có nhu cầu gì thì người âm cũng vậy. Tuy nhiên trong chừng mực, người trần cũng đặt ra nhiều kiêng cữ với những đồ dâng cúng cho người âm.

Với cách ứng xử mang màu sắc tâm linh của người còn sống đối với người âm, linh hồn trở thành một thực thể độc lập, có nhu cầu đầy đủ như

một con người. Đó là nhu cầu ăn, ở, mặc, tiêu tiền… Họ mong muốn những người ở thế giới bên kia có thể thụ hưởng tất cả đồ lễ mà họ cúng. Đồ lễ trở thành vật thiêng liêng để cho người cõi âm chứng tâm cho người cõi trần. Để thông qua đồ lễ ấy, con người cầu xin người ở thế giới vơ hình phù hộ mọi việc trên trần được may mắn. Như vậy, đồ lễ được hiểu là vật đem cúng.

* Xét khái niệm đồ lễ với khái niệm lễ vật và đồ thờ

Hiện nay, trong quan niệm của dân gian thì cịn có một khái niệm được

dùng với ý nghĩa rất gần với khái niệm đồ lễ, đó chính là khái niệm lễ vật.

Hai khái niệm này được xem là hai khái niệm đồng nhất. Cả đồ lễ và lễ vật

đều là những cái mà con người dùng để dâng hoặc cúng tiến trong những

dịp, những ngày lễ trọng đại của bản thân, gia đình và xã hội như: cưới hỏi, thờ cúng tổ tiên, các dịp lễ hội…Lễ vật và đồ lễ như vậy đều là những phương

tiện để con người giao tiếp với thần linh. Đây cũng là những nguồn lương

thực thiêng mà người trần tục kính dâng cho đấng vơ hình với ước vọng

mong cho thần thánh phù hộ cho người trần những điều tốt đẹp nhất.

Đồ thờ hiểu nôm na là đồ vật được để thờ trong nơi thiêng. Giống với

khái niệm đồ lễ và lễ vật, đồ thờ ban đầu chỉ là những đồ vật gắn liền với

sinh hoạt đời thường của con người nhưng khi ngọn gió tâm linh thổi vào, những đồ vật ấy được thiêng hóa. Nếu đồ lễ, lễ vật bao gồm bánh kẹo, hoa quả, trầu cau, lễ mặn…những thứ mà con người lễ xong có thể xin thụ lộc ngay hoặc mang về nhà thụ lộc thì đồ thờ đặt trên ban mang tính chất trang trí cho đẹp và đa phần để thờ trên ban. Bên cạnh những đồ thờ được đặt trên nhang án bao gồm, bát nhang, tượng thờ, hồnh phi, câu đối, đơi đèn, lục

bình,…cịn có những đồ thờ ngoài nhang án như linh vật long, ly, quy,

phượng, bát bửu, chấp kích, chiêng trống….

Một phần của tài liệu Đồ lễ trong nghi lễ hầu đồng (qua khảo sát một số đền, phủ thờ mẫu ở hà nội) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)