1. Lý thuyết
Việc định giá doanh nghiệp thường đặt ra trong những trường hợp như: tăng vốn, sáp nhập hoặc giải thể doanh nghiệp, thanh lý doanh nghiệp. Nhất là trong trường hợp mua bán hay sáp nhập, việc định giá của một công ty để quyết định mua là một khâu rất quan trọng. Thông thường cả hai bên trong thương vụ mua bán hay sáp nhập đều có cách đánh giá khác nhau về giá trị của doanh nghiệp bị mua. Bên bán có khuynh hướng định giá doanh nghiệp mình ở mức cao nhất có thể, trong khi bên mua sẽ có gắng trả giá thấp nhất trong khả năng. Để đưa ra một mức giá công bằng và được chấp nhận bởi cả hai bên, người ta đưa ra nhiều phương pháp phù hợp để định giá doanh nghiệp.
1.1 Nguyên tắc định giá doanh nghiệp
Định giá doanh nghiệp là việc xem xét, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, hay nói cách khác đó là việc xác định giá cả của doanh nghiệp. Đây là việc đánh giá thuần tuý giá trị doanh nghiệp căn cứ vào giá trị sử dụng, giá trị hiện tại cũng như cung cầu trên thị trường trên cơ sở trạng thái tài chính doanh nghiệp.
Giá trị của doanh nghiệp lúc này được xem xét thông qua giá trị cổ phần. Ở nước ta, thị trường này mới hình thành với sự tham gia của một số công ty cổ phần có quy mô lớn, trong khi đó số lượng lớn các doanh nghiệp hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, việc định giá này chỉ quan tâm đến hiệu quả tài chính, theo yêu cầu của nhà đầu tư hơn là nhà quản trị. Và rõ ràng nó không quan tâm đến hiệu quả thật sự của doanh nghiệp. Do vậy thị trường này chưa thể là một cơ sở tin cậy cho việc đinh giá.
Việc định giá có thể bằng nhiều tài liệu như bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, bảng báo cáo thuyết minh tài chính. Ngoài ra, các tài liệu dự đoán cũng được xem như nguồn tài liệu quan trọng để định giá doanh nghiệp.
1.2 Định giá trên cơ sơ bảng cân đối kế toán
Theo cách nhìn đơn giản, giá trị của doanh nghiệp chính là tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, các số liệu để định giá doanh nghiệp là giá trị của các thành phần trong sổ sách kế toán cũng như trên bảng cân đối kế toán. Trong trường hợp sổ sách kế toán phản ánh không chính xác hoặc giá phí lịch sử của tài sản quá khác xa với giá trị hiện tại của nó thì nên kiểm kê mọi tài sản và công nợ của doanh nghiệp rồi tiến hành định giá và điều chỉnh các giá trị tương ứng.
Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá sau khi trừ các khoản nợ phải trả. Giá trị này còn được gọi là giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp. Hiển nhiên tài sản này phải ngang bằng với toàn bộ tài sản doanh nghiệp đã tạo được suốt trong quá trình kinh doanh trong quá khứ mà hiện còn tồn tại sau khi đã trừ đi các khoản nợ tồn đọng vào thời điểm đinh giá. Đây là quan điểm tĩnh, được thể hiện bằng công thức sau:
1.3 Định giá dựa trên cơ sở báo cáo kết quả kinh doanh
Theo phương pháp này, định giá doanh nghiệp phải chú ý đến lợi thế kinh doanh thông qua lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận của các năm trước khi định giá và việc dự kiến lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp. Do vậy, có thể xem xét tài sản theo hướng tài sản tài chính, có nghĩa là giá trị mà người đầu tư có thể và chuẩn bị trả khi mua tài sản để đạt được một kết quả, hiệu quả nào đó mà họ dự kiến đạt được. Cách tiếp cận này có tính chất “động” hơn phương pháp trước.
Định giá dựa trên cơ sở lợi nhuận quá khứ và lợi nhuận tương lai
Định giá theo lợi nhuận quá khứ và tương lai, thực chất là việc hiện tại hóa lợi nhuận dự đoán trong tương lai trên cơ sở lợi nhuận quá khứ. Như vậy, kết quả nếu ta khảo sát lợi nhuận trong việc dự đoán này là lợi nhuận sau thuế thì giá trị của doanh nghiệp (V) sẽ là:
( ) ( ) ( )n n r LN r LN r LN V + + + + + + = 1 .... 1 1 2 2 1 ( ) ∑ = + = n i i i r LN 1 1
Trong đó LN1,i,n : là lợi nhuận dự đoán sau năm thứ nhất, thứ i, thứ n n: là tuổi thọ dự tính của doanh nghiệp
1.4 Định giá bằng phương pháp hỗn hợp
Phương pháp này thường được sử dụng trong thực tiễn trên cơ sở sử dụng đồng thời cả hai phương pháp trên, nó khắc phục các nhược điểm của phương pháp đánh giá theo tài sản và theo hiệu quả. Giá trị tổng thể của doanh nghiệp là trung bình số học giữa giá trị tài sản và giá trị năng suất theo công thức sau:
2
ĐKT GTtheoBCKQKD
GTtheoBC
V = +
Trong đó các giá trị này được xác định theo các phương pháp định giá trên, trên cơ sở của BCĐKT và báo cáo kết quả kinh doanh. Có thể xem xét cách đánh giá này dưới một dạng khác: + = r LN GTtheoBC V ĐKT 2 1
với r là tỷ lệ vốn hóa lợi nhuận
2. Áp dụng
Các nhà đầu tư thường mua và bán các cổ phần. Trong khi đó, các công ty có thể mua và bán cả một doanh nghiệp. Hiện nay ở nước ta, nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà Nước, việc xác định giá trị doanh nghiệp hầu như ít được quan tâm, có chăng chỉ khi sáp nhập, giải thể hoặc cổ phần hoá doanh nghiệp thì việc xác định giá trị mới được tiến hành, và chủ yếu cũng là cũng là định giá tài sản doanh nghiệp.
2.1 Định giá trên cơ sở bảng cân đối kế toán theo phương pháp đánh giá theo giá trị trên sổ sách kế toán
BẢNG: GIÁ TRỊ CÔNG TY SỮA VINAMILK DỰA TRÊN BCĐKT
(ĐVT: TỶ ĐỒNG)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Giá trị kế toán của tài sản 10.763 15.564 19.752
2. Nợ phải trả 2.806 3.152 4.358
3. Giá trị doanh nghiệp (1-2) 7.957 12.412 15.394
4. Tốc độ tăng trưởng liên hoàn 156% 124,03%
Bảng phân tích trên cho thấy, giá trị của công ty sữa Vinamilk trong ba năm qua là tương đối tốt vì có xu hướng liên tục gia tăng. Cụ thể như sau:
• Năm 2010 - Năm 2011: Giá trị doanh nghiệp năm 2011 tăng so với năm 2010 là 4.455 tỷ đồng (tương ứng với tỉ lệ tăng là 56%). Nguyên nhân là do giá trị kế toán tài sản của công ty năm 2011 tăng 4.801 tỷ đồng so với năm 2010 (tương ứng với tỉ lệ tăng là 44,61%) đồng thời nợ phải trả của công ty cũng tăng lên 346 tỷ đồng (tương ứng với tỉ lệ tăng là 12,33%). Nhưng nhận thấy mức tăng của giá trị kế toán tài sản của công ty lớn hơn so với nợ phải trả nên dẫn đến giá trị doanh nghiệp tăng lên.
• Năm 2011 - Năm 2012: Giá trị doanh nghiệp năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2.982 tỷ đồng (tương ứng với tỉ lệ tăng là 24,03%). Nguyên nhân là do giá trị kế toán tài sản của công ty năm 2011 tăng 4.188 tỷ đồng so với năm 2010 (tương ứng với tỉ lệ tăng là 12,91%) đồng thời nợ phải trả của công ty cũng tăng lên 1.206 tỷ
đồng (tương ứng với tỉ lệ tăng là 38,26%). Nhưng nhận thấy mức tăng của giá trị kế toán tài sản của công ty lớn hơn so với nợ phải trả nên dẫn đến giá trị doanh nghiệp tăng lên.
Đánh giá: Đây là dấu hiệu tích cực đối với người chủ sở hữu của công ty.
2.2 Định giá dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp định giá dựa trên cơ sở lợi nhuận quá khứ và lợi nhuận tương lai
BẢNG: KẾT QUẢ DỰ TOÁN (ĐVT: TỶ ĐỒNG)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Doanh thu thuần 32.761 39.495 47.110 54.463 61.802
Lợi nhuận trước thuế 11.215 13.478 16.236 18.689 21.293
Lợi nhuận sau thuế 6.315 7.657 9.635 11.517 13.556
Với chi phí vốn của công ty là r = 10% thì giá trị của công ty sữa Vinamilk vào cuối năm 2012 là hiện giá của lợi nhuận sau thuế dự toán trong 5 năm đến, chiết khấu theo tỉ lệ 10% là: V = 1 , 0 1 315 . 6 + + ( )2 1 , 0 1 657 . 7 + + ( )3 1 , 0 1 635 . 9 + + ( )4 1 , 0 1 517 . 11 + + ( )5 1 , 0 1 556 . 13 + = 35.591 tỷ đồng 2.3 Định giá bằng phương pháp hỗn hợp
Dựa trên giá trị công ty sữa Vinamilk theo bảng cân đối kế toán và theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta tính được giá trị của công ty vào cuối năm 2012 là:
V = 2 35.591 7.957+ = 21.774 tỷ đồng V/ Các biện pháp khắc phục:
Như chúng ta đã thấy khả năng hoạt động về mọi mặt của Vinamilk duy trì ở trạng thái lành mạnh.
• Một số dự án ngoài lĩnh vực sữa đã được xem xét và thanh lý với mức lợi nhuận hợp lý, đóng góp làm tăng cường dòng ngân lưu của Vinamilk cho các hoạt động kinh doanh chính qua mỗi năm
• Hầu hết các dự án đầu tư lớn đều được quản lý tốt và theo đúng kế hoạch đã đề ra để tăng năng lực sản xuất của Vinamilk, nhằm đáp ứng được nhu cầu sản phẩm tăng rất nhanh của thị trường
• Các chỉ số cơ bản về tình hình công nợ, vốn vay, tính thanh khoản, hiệu quả sử dụng tài sản, trích lập dự phòng, vốn chủ sở hữu đều đạt chuẩn cao.
• Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinamilk đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra trong các năm và cao hơn so với trung bình ngành
• Hoạt động kinh doanh của Vinamilk hiện nay sinh ra dòng tiền rất dồi dào và tăng trưởng ổn định, do vậy, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của Vinamilk được duy trì ở mức rất thấp, chính sách này là phù hợp với mục tiêu giảm thiểu rủi ro cho Vinamilk trong việc bảo đảm an toàn vốn để phát triển các hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt trong hoàn cảnh thắt chặt tín dụng tại Việt Nam hiện nay. • Ngoài ra, Vinamilk đã chủ động và kịp thời đưa ra thông tin chính xác về hoạt
động quản lý, kết quả kinh doanh, và chất lượng sản phẩm của công ty tới thị trường và tạo lập được niềm tin của nhà đầu tư vào tính chuyên nghiệp và sự minh bạch tại Vinamilk, xây dựng và ngày càng củng cố hình ảnh của Vinamilk trong nhóm các doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam cũng như trong nhóm các doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn trong khu vực.
→ Tuy nhiên, bên cạnh đó công ty vẫn còn có một số mặt hạn chế như đã trình bày ở phần trên. Vì vậy nhóm mình xin đưa ra một số biện pháp khắc phục như sau:
• RE của doanh nghiệp luôn ở mức cao .Bên cạnh đó tỷ suất nợ của DN cũng rất thấp.DN nên sử dụng thêm nợ vay để gia tăng đòn bẩy tài chính.
• Phát triển nguồn nguyên liệu trong nước bằng cách ký thêm hợp đồng với các hộ nông dân nuôi bò sữa, mở rộng các trang trại nuôi bò, thường xuyên kiểm tra chất lượng đàn bò đảm bảo nguồn cung ứng sữa tươi ổn định, chất lượng và uy tín nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu tốt cho quá trình sản xuất, giảm bớt các khoản chi phí nhập khẩu nguyên liệu, chi phí bảo quản…
• Đa dạng hóa sản phẩm cung cấp cho nhiều đối tượng khác nhau như trẻ em, người lớn, hộ gia đình…
• Mẫu mã, bao bì phải đẹp và nhiều kích cỡ để khách hàng có thể tiện dụng khi mang theo.
• Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đầu tư cho công nghệ thêm hệ thống tủ mát và xe lạnh.
• Đưa ra các chính sách quản lý công nợ hiệu quả hơn thúc đẩy vòng quay nợ phải thu hơn nữa.
• Đối với những sản phẩm chất lượng cao có sự cạnh tranh thì cần phải duy trì ở mức giá cao để khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của công ty
• Bên cạnh đó cần phải mở rộng thị trường tiệu thụ hiện tại và xâm nhập vào những thị trường mới thông qua các kênh truyền thông và các đại lý, siêu thị.
• Thực hiện các chương trình khuyến mãi lớn dành cho khách hàng như là mua một lốc sữa sẽ tặng kèm quà, hoặc là tăng thể tích sữa nhưng vẫn giữ nguyên giá…