2.1 Phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp luôn mong muốn các khoản thu lớn hơn chi để doanh nghiệp có lãi. Chênh lệch giữa hai khoản này càng lớn thì lãi thu về càng nhiều. So sánh chỉ tiêu kết quả và doanh thu ta có thể biết được khả năng sinh lời từ doanh thu của công ty tăng hay giảm, tốt hay xấu. Người ta thường dùng hai tỷ số sau để phân tích : Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần và tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa vào bảng phân tích đã lập bên dưới ta đi vào phân tích từng chỉ tiêu:
Bảng phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động
STT CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 DTT từ HĐSXKD 15,845,154 21,821,403 26,797,114
2 DTT và thu nhập từ hoạt
động khác 17,327,522 22,863,496 27,732,658
3 Lợi nhuận thuần từ SXKD 3,629,919 4,655,233 6,599,824
4 Lọi nhuận trước thuế 4,240,437 4,932,509 6,887,345
5 Tỷ suất LNTT/ DTT 24.47% 21.57% 24.83%
6 Tỷ suất LNTT/ DTTSXKD 22.91% 21.33% 24.63%
2.1.1 Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần.
Bảng phân tích trên cho ta thấy khả năng sinh lời chung từ các hoạt động của doanh nghiệp giảm trong năm 2011 rồi lại tăng trong năm 2012. Năm 2011 so với năm 2010 phần trăm tăng doanh thu lớn phần trăm tăng lợi nhuận trước thuế dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần giảm đột biến. Bước sang năm 2012 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần lại tăng mạnh. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận. Trong năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 21,57 đồng lợi nhuận trước thuế thì sang năm 2012 cứ 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra được 24,83 đồng lợi nhuận trước thuế. So với năm 2011 doanh thu thuần tăng tỷ lệ thuận với lợi nhuận trước thuế. Đây là một dấu hiệu tốt, thể hiện hiệu quả hoạt động của công ty tăng lên rõ rệt.
Qua 3 năm hoạt động thì công ty đã thực hiện tốt trong công tác tiêu thụ làm cho doanh thu tăng đáng kể qua các năm, nhờ vào việc kiểm soát những khoản chi phí .Điển hình là chi phí tài chính và chi phí khác giảm. Những nhân tố trên góp phần làm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng.
Tuy nhiên, lợi nhuận để tính chỉ tiêu trên bao gồm lợi nhuận của cả ba hoạt động, trong đó lợi nhuận hoạt động bất thường không đảm bảo cho một sự tích luỹ ổn định, còn lợi nhuận hoạt động tài chính có liên quan đến mức độ huy động vốn của công ty. Do vậy, để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh đầy đủ cần xem xét đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần sản xuất kinh doanh có thể thấy khả năng sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm trong năm 2011 rồi lại tăng mạnh trong năm 2012. Năm 2011 so với năm 2010 doanh thu thuần SXKD tăng 37.72% trong khi lợi nhuận thuần tăng 28.25% làm khả năng sinh lời hoạt động SXKD giảm. So với năm 2011 thì năm 2012 doanh thu thuần SXKD tăng 22.8% trong khi lợi nhuận thuần lại tăng đến 41.77% làm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần SXKD tăng mạnh. Đây là kết quả tốt.
Theo dõi qua 3 năm nguyên nhân chính làm tỷ suât lợi nhuận trên doanh thu thuần SXKD tăng là do giá vốn hàng bán tăng ít hơn so với mức tăng doanh thu thuần.Ta thấy chi phí sữa nguyên liệu là thành tố chính trong cơ cấu giá thành sản phẩm của VNM .Mặc dù giá nguyên vật liệu đầu vào tăng manh nhưng công ty giá vốn chỉ tăng.Cụ thể năm 2012 giá sữa bột tăng 22% nhưng giá vốn hàng bán chỉ tăng 16.21% so với năm 2011 Nguyên nhân là do công ty ưu tiên phát triển những mặt hàng có giá trị gia tăng cao như sữa nước, sữa chua.Đồng thời Việc kiểm soát chi phí quảng cáo, khuyến mại và hỗ trợ nhà phân phối giảm, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm xuống điều này khiến các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời năm sau tốt hơn năm trước
Tóm lại, lợi nhuận của công ty ngày càng được cải thiện là nhờ việc quản lý chi phí nguyên liệu đầu vào tốt, chi phí kinh doanh được sử dụng hiệu quả. Trong những năm tới khi các nhà máy mới đi vào hoạt động, nếu như việc quản lý chi phí đầu vào tốt vẫn được duy trì thì lợi nhuận của công ty có thể sẽ còn lạc quan hơn.
2.2 Phân tích khả năng sinh lời của tài sản.
Tài sản là một trong những nguồn lực quan trọng để doanh nghiệp sử dụng nhằm mang lại lợi nhuận. Nếu sử dụng tài sản hiệu quả thì lợi nhuận thu về sẽ lớn và ngược lại. Vì vậy phân tích khả năng sinh lời từ tài sản cũng có thể cho ta biết được công ty đã sử dụng hiệu quả tài sản của mình hay chưa để từ đó có thể đưa ra những nhận định đúng đắn và những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu suất sử dụng tài sản. Dựa vào bảng phân tích bên dưới ta đi vào phân tích hai chỉ tiêu chủ yếu đó là tỉ suất sinh lời của tài sản và tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản
2.2.1 Tỷ suất sinh lời của tài sản.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy khả năng sinh lời của tài sản giảm trong năm 2011 rồi lại tăng trong năm 2012. Nếu trong năm 2011 cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại công ty tạo ra 37.47 đồng lợi nhuận trước thuế thì trong năm 2012 mức lợi nhuận tạo ra là 39 đồng. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tại sản của mình ngày càng hiệu quả. Đây là một dấu hiệu tốt. Trong khi, hệ số này của toàn ngành có sụt giảm mạnh liên tục từ năm 2010 đến hệ số ROA của công ty có xu hướng ổn định và luôn ở mức cao hơn
Bảng phân tích khả năng sinh lời của tài sản ST
T Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Năm 2012
1 Lợi nhuận trước thuế 4,240,437 4,932,509 6,887,345
2 Tài sản bình quân 9,596,687 13,163,755
,
17,658,44 1 3 Tỉ suất sinh lời của tài
sản ROA (1/2)*100% 44.19% 37.47% 39.00%
4 Chi phí lãi vay 6,003 13,933 3,114
5 LNTT và LV(4+1) 4,246,441 4,946,442, 6,890,459
6 Khả năng sinh lời kinh
trung bình toàn ngành.Đặc biệt là trong năm 2012 chỉ số sinh lời toàn ngành chưa đến 5% thì chỉ số này lại tăng lên đạt mức gần 40%.Nguyên nhân dẫn là do nhu cầu về các sản phẩm về sữa ngoại nhập từ nước ngoài tăng nhanh cũng như thị trường sữa ở Việt Nam đang trong giai đoạn bão hòa thì Vinamilk vẫn đứng vững và tăng ổn định mức lợi nhuận trên doanh thu, xứng đáng với vị trí đứng đầu toàn ngành.
Tuy nhiên để làm rõ cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời. Dựa vào phương trình Du-pont ta xác định từng nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tài sản .
• 2011 so với năm 2010 như sau:
LNTT DTT ROA = *
DTT TS bq
ROA = Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu * Hiệu suất sử dụng tài sản Đối tượng phân tích: ∆ROA = 37.47 – 44.19 = -6.72
- Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản ∆H DT/TS = (H2011 (DT/TS) – H2010(DT/TS)) * H 2010(LN/DT) = ( 1.73 – 1.8 ) * 24.47 = -1.713
+ Ảnh hưởng của nhân tố tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu ∆H LN/DT = (H2011 (LN/DT) – H2010(LN/DT)) * H 2011(DT/TS)
= ( 21.57 – 24.47 ) * 1.73 = - 5.02 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
∆ROA = ∆H LN/DT + ∆H DT/TS = -1.713 + (-5.02) = - 6.72
• 2012 so với năm 2011 như sau:
Đối tượng phân tích: ∆ROA = 39 - 37.47= 1.53
- Các nhân tố ảnh hưởng:
∆H DT/TS = (H2012 (DT/TS) – H2011(DT/TS)) * H 2011(LN/DT) = ( 1.57 – 1.73 ) * 21.57 = -3.58 = ( 1.57 – 1.73 ) * 21.57 = -3.58
+ Ảnh hưởng của nhân tố tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu ∆H LN/DT = (H2012 (LN/DT) – H2011(LN/DT)) * H 2012(DT/TS) = ( 24.83 -21.57 ) * 1.57= 5.118 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ∆ROA = ∆H LN/DT + ∆H DT/TS = -3.58 + 5.118 = 1.53 Ta có bảng tổng hợp sau: Ảnh hưởng của nhân tố 2011/2010 2012/2011 ∆H DT/TS -1.713 -3.58 ∆H LN/DT - 5.02 5.118 Tổng hợp (∆ROA ) -6.72 1.53
Kết quả phân tích cho thấy, khả năng sinh lời của tài sản năm 2011 giảm 6.72 so với năm 2010. Nguyên nhân của sự giảm khả năng sinh lời của tài sản năm 2012 so với năm 2011 chủ yếu là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm đã làm tỷ suất sinh lời tài sản giảm (do năm 2011 mức tăng lợi nhuận nhỏ hơn mức tăng doanh thu).
Năm 2012 mặc dù hiệu suất sử dụng tài sản giảm nhưng ROA lại tăng 1.53 so với năm 2011.Nguyên nhân của sự tăng khả năng sinh lời của tài sản năm 2012 so với năm 2011 chủ yếu là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng đã làm tỷ suất sinh lời tài sản tăng (do năm 2012 mức tăng lợi nhuận cao hơn mức tăng doanh thu).
2.2.2 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản.
Kết quả về lợi nhuận còn chịu nhiều tác động bởi cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Do các doanh ngiệp áp dụng các chính sách tài trợ khác nhau thì sẽ dẫn đến kết
quả khác nhau. Ta dùng thêm chỉ tiêu sức sinh lời kinh tế của tài sản để phân tích. Nhìn trên bảng phân tích ta thấy chỉ tiêu sức sinh lời kinh tế của tài sản của năm 2011 là
37.58% giảm 6.67% so với năm 2010 nhưng sang năm 2012 tăng lên 39.02%.
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) vẫn lớn hơn nhiều so với lãi suất cho vay nợ hiện nay của các ngân hàng, điều này làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp tăng lên. Trong trường hợp này, đòn bẩy tài chính được gọi là đòn bấy dương. Doanh nghiệp nên vay thêm nợ để gia tăng đòn bẩy tài chính nhằm giảm nhẹ gánh nặng thuế đồng thời tăng ROE cho công ty.