Phân tích hiệu quả tài chính.

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính công ty vinamilk giai đoạn 2011 2013 (Trang 33 - 37)

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Ở trên chúng ta chỉ mới phân tích một phần đó là hoạt động kinh doanh. Chúng ta đi tiếp vào phân tích hiệu quả tài chính để hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra những biện pháp, chính sách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.

Tất cả các doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất kinh doanh cần có một số vốn ban đầu nhất định để mua sắm tài sản cố định, trả lương cho công nhân viên… Trong quá trình hoạt động của mình doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn để mở rộng sản xuất, tăng lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp nên huy động vốn từ bên ngoài hay bên trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể huy động được nguồn vốn từ bên ngoài khi doanh nghiệp đó có hiệu quả tài chính cao.

3.1 Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản, khi phân tích cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi vốn. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng đặc biệt quan tâm vì nó gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp không những trong hiện tại mà còn quyết định kết quả kinh doanh trong tương lai. Dựa vào những số liệu thu thập được tại đơn vị ta có bảng phân tích sau:

Qua bảng số liệu trên ta thấy khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm rồi lại tăng. Cao nhất là năm 2010 với 49.97%. Năm 2011 so với năm 2010 giảm 9.06%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 0.71%. Nếu năm 2011 cứ 100 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu bỏ ra thì mang lại 40.91 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi đó năm 2012 mang lại được 41.62 đồng. Kết quả trên cho thấy so với năm 2010 doanh nghiệp đã sử dụng vốn tự có của mình kém hiệu quả hơn . Nhưng DN đã cố gắng để cải thiện tình hình .Bằng chứng là năm 2012 bất chấp sự khó khăn của nền kinh tế vốn chủ sở hữu vẫn tăng mạnh trong khi lợi nhuận sau thuế có mức tăng cao hơn.

Trước tình hình chung của ngành, Vinamilk vẫn giữ được tỷ suất này ở mức cao vào năm 2012. Với mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH như trên đã khiển cổ phiếu của VNM luôn hấp dẫn các nhà đầu tư và khiến các cổ đông tin tưởng vào khả năng sinh lời hơn nữa trong tương lai.

Ta có thể tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của ROE bằng cách phân tích các nhân tố ảnh hưởng qua sơ đồ Dopunt:

ROE

Bảng phân tích khả năng sinh lời của VCSH

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Lợi nhuận sau thuế 3,602,495 4,166,604 5,785,869 2 Vốn chủ sở hữu BQ 7,209,649 10,184,547 13,903,301

3 Tỷ suất sinh lời vốn

chủ sở hữu 49.97% 40.91% 41.62%

Bảng so sánh chỉ tiêu tý suất sinh lời của VCSH

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Vinanilk 49.97% 40.91% 41.62%

H.TS x ROS x 1/H.TTT ( X X ) (A) (B) (C) Năm 2010: 1.806 20.8 1.33 Năm 2011: 1.737 18.22 1.292 Năm 2012: 1.571 20.86 1.27

Năm 2011 so với năm 2010:

Đối tượng phân tích : ∆ROE = 40.91 – 49.97 = -9.06 + Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TS:

∆ROE(A) = (A1-A0) * B0*C0 = (1.737-1.8) *1.33 *20.8= -1.743 + Ảnh hưởng của khả năng sinh lời từ doanh thu: + Ảnh hưởng của khả năng sinh lời từ doanh thu:

∆ROE(B) = (B1-B0) *A1*C0 = (18.22-20.8) * 1.737* 1.33= -5.96 + Ảnh hưởng của cấu trúc tài chính:

∆ROE(C) = (C1-C0) *A1*B1 = (1.292-1.33) *1.737* 18.22= -1.203

+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

∆ROE = ∆ROE(A) + ∆ROE(B) + ∆ROE(C) = (-1.743) + (-1.203) + (-5.96) -9.06 = (-1.743) + (-1.203) + (-5.96) -9.06

Năm 2012 so với năm 2011:

Đối tượng phân tích : ∆ROE = 41.62 – 40.91 = 0.71

+ Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TS:

∆ROE(A) = (A1-A0) * B0*C0 = (1.57-1.737) *1.292 *18.22= -3.93

+ Ảnh hưởng của khả năng sinh lời từ doanh thu:

+ Ảnh hưởng của cấu trúc tài chính:

∆ROE(C) = (C1-C0) *A1*B1 = (1.27-1.292) *1.57* 20.86= -0.721

+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

∆ROE = ∆ROE(A) + ∆ROE(B) + ∆ROE(C) = (-3.93) + (-0.721) + 5.354= 0.71 = (-3.93) + (-0.721) + 5.354= 0.71

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu.

Ảnh hưởng của nhân tố 2011/2010 2012/2011

Hiệu suất sử dụng TS: -1.743 -3.93

Cấu trúc tài chính -1.203 -0.721

Khả năng sinh lời từ doanh thu -5.96 5.354

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng -9.06 0.71

Qua những số liệu tính toán ở trên ta thấy :

Năm 2011 hiệu quả sử dụng tài sản kém làm cho khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu giảm -1.743%. Công ty mua sắm thêm máy móc phương tiện và đầu tư vào công trình mới nhưng có thể việc sử dụng những tài sản này vẫn chưa thực sự hiệu quả.Bên cạnh đó ta thấy tỉ suất nợ của công ty rất thấp , tỷ suất tự tài trợ lớn khiến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp giảm đi -1.203% . Đặc biệt sự ảnh hưởng của khả năng sinh lời từ doanh thu tác động xấu nhất đến khả năng sinh lời từ VCSH của công ty. Doanh thu năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng nhỏ giọt làm cho khả năng sinh lời giảm (DTT tăng 43% nhưng LNST chỉ tăng 15.66%).

Năm 2012. Do việc sử dụng tài sản kém hiệu quả làm cho khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu năm 2012 giảm -3.93%. Công ty nên cố gắng cải thiện để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty.Tỷ suất nợ của DN vẫn rất thấp khiến cho khả năng sinh lời từ VCSH giảm đi -0.721%. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần tăng đã làm cho khả năng sinh lời của VCSH tăng 5.354%. Trong năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng 1,619,264,409,684 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do công ty tăng doanh thu bán ra, đồng thời do thay đổi cơ

cấu sản phẩm tiêu thụ. Mặt khác nhờ việc kiểm soát các chi phí nên lợi nhuận sau thuế tăng 38.86% và việc đó đã giúp giữ được ROE tăng nhẹ từ 40.91% lên41.62%.

Tóm lại , để giữ được đà tăng ROE, công ty Vinamilk cần tiếp tục giữ được việc kiểm soát tốt chi phí nhằm tăng lợi nhuận ròng biên, đồng thời cần khai thác hiệu quả hơn tài sản hiện có (tăng vòng quay tài sản lên). Ngoài ra, với RE đang đang ở mức cao (32,77%) công ty Vinamilk có thể nghĩ đến giải pháp vay thêm nợ để gia tăng đòn bẩy tài chính nhằm giảm nhẹ gánh nặng thuế đồng thời tăng ROE cho công ty.

Phân tích hiệu quả của doanh nghiệp chỉ mới là một mặt để xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp. Những kết luận rút ra từ nội dung phân tích này sẽ không đầy đủ nếu ta không xem xét một dạng khác của nó , đó là rủi ro doanh nghiệp .Hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp chỉ có thể xem xét tương ứng với một mức rủi ro mà nó có thể chịu và ngược lại.Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ đi phân tích và đánh giá rủi ro của DN VINAMILK để xem liệu DN này có gặp vấn đề gì trong kinh doanh cũng như khả năng thanh toán hay không?

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính công ty vinamilk giai đoạn 2011 2013 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w