III/ Phân tích rủi ro của doanh nghiệp VINAMILK:
1/ Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh được hiểu là rủi ro gắn liền với sự không chắc chắn, sự biến thiên của kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .Chúng ta sẽ phân tích phương sai , độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên của chỉ tiêu ROA cũng như chỉ tiêu đồn bẩy kinh doanh để đánh giá rủi ro của DN này.
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 VINAMIL 44.19% 37.47% 39.00% TRUNG BÌNH NGÀNH 24% 15% 4.58% Xác suất(p) 0.25 0.25 0.25
a) Pa) Phương sai: Var (ROA)= δ2 = • Vinamilk: Với = = 0.4419 0.25+0.3747 0.25+0.39 0.25 = 0.302 Var (ROA) = + + = 0.033 • Trung bình ngành Với = = 0.24 0.25+0.15 0.25+0.0458 0.25 = 0.109 Var (ROA) = + + = 0.023 b) Độ lệch chuẩn: • Vinamilk: δ = = = 0.182 • Trung bình ngành: δ = = = 0.152 c)Hệ số biến thiên: • Vinamilk: = = = 0.603 • Trung bình ngành:
= = = 1.394 Ta có bảng tổng hợp sau:
Chỉ tiêu Vinamilk Trung bình ngành
Gía trị kì vọng 0.302 0.109
Var(ROA) 0.033 0.023
Δ 0.182 0.152
Hbt 0.603 1.394
Vì quy mô của DN và toàn ngành chắc chắn là không giống nhau và giá trị trung bình về hiệu quả của kinh doanh cũng khác nhau nên ta sẽ căn cứ vào hệ số biến thiên để đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp .Nhìn vào bảng tính ta có thể thấy hệ số biến thiên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với trung bình ngành, do vậy ta có thể kết luận rủi ro kinh doanh của DN thấp hơn so với trung bình ngành .
d)Đòn bẩy kinh doanh:
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1/Doanh thu 10,649,993 15,845,154 21,821,403 26,797,114
2/Lợi nhuận(EBIT) 2,739,167 4,246,441 4,946,442 6,890,459
3/Biến thiên doanh thu - 0.49 0.38 0.23
4/Biến thiên lợi nhuận - 0.55 0.16 0.39
5/Đòn bẩy kinh doanh (4/3) - 1.13 0.44 1.72
Qua bảng hệ số đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy cứ 1% thay đổi về doanh thu chỉ ảnh hường đến 1 hoặc 2% về lợi nhuận của doanh nghiệp.Một sự thay đổi nhỏ về doanh thu chỉ dẫn đến một sự thay đổi nhỏ của của lợi nhuận.Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là thấp.
Rủi ro kinh doanh của DN được đánh giá là thấp nhưng để phân tích các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh không chỉ xem xét các động của doanh nghiệp mà còn xem đến tác động của môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.Chúng ta sẽ xem xét từng nhân tố sau:
• Sự biến đổi nhu cầu thị trường: Thực phẩm là một mặt hàng thiết yếu nên tiêu
chuấn an toàn thực phẩm luôn được người tiêu dùng quan tâm.Vì vậy những vấn đề về chất lượng sản phẩm rất dễ tác động đến nhu cầu thị trường sữa .Một ví dụ rất điển hình là vụ việc “ Meladin” vừa qua .Sau khi có thông tin về sữa nhiễm melamine, không chỉ vùng nguyên liệu gặp thảm cảnh mang sữa đổ đi mà sữa thành phẩm cũng lâm vào tình trạng tiêu thụ chậm. Các công ty sx sữa đã có những ngày khá ảm đạm vì những suy diễn tiêu cực. Những công ty lớn cũng phải lâm vào tình cảnh đem sữa “chạy rong”.Hoàn toàn khác với cảnh người tiêu dùng chen nhau mua sữa như trước đây, bây giờ chỉ cần có khách tiến gần đến quầy sữa đã được nhân viên bán hàng tiếp đón rất tận tình.Điều đó cho thấy ngành thực phẩm nói chung có rủi ro kinh doanh khá cao.
Tuy nhiên Việt Nam hiện đang là một thị trường tiềm năng không chỉ đối với VNM mà còn với toàn ngành sữa khi dân số hiện nay là 90 triệu dân.Trong đó, trẻ em chiếm tới 36%, tốc độ tăng trưởng dân số bình quân hàng năm là 1.5% và tốc độ tăng trưởng thu nhập khoảng 5%/năm. Thu nhập ngày được cải thiện cùng với sự gia tăng dân số trẻ sẽ
là yếu tố khiến cho sức cầu các sản phẩmcó lợi cho sức khỏe như sữa ngày được nâng cao. Theo nghiên cứu của công ty hàng đầu thế giới về chế biến và đóng gói thực phẩm
thì mức tiêu thụ sữa ở Việt Nam tăng mạnh .Nếu năm 2004 có khoảng 50 triệu lít sữa được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì dự tính đến năm 2013 sẽ là 2 tỉ lít.Bên cạnh đó so với những công ty như là Dutch lady, Hanoimilk, TH truemilk ….. thì Vinamilk vẫn là ưu tiên số 1 đối với người tiêu dùng.Trong một môi trường kinh doanh đầy sự canh tranh thì thương hiệu vẫn là yếu tố hàng đầu ,không phải ngẫu nhiên mà Vinamilk được mệnh danh là “ Nữ hoàng sữa”. Đặc biệt sau vụ sữa meladin thì sự tin tưởng của người tiêu dùng vào chất lượng sản phẩm của công ty càng cao.Đó cũng là nguyên nhân khiến rủi ro kinh doanh của công ty Vinamilk rất thấp so với toàn ngành
• Sự biến đổi về giá bán :Chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm ngành sữa đã điều chỉnh tăng giá 30 lần cho thấy tốc độ tăng “phi mã” nhưng giá sữa Vinamil chỉ tăng nhẹ so với toàn ngành.Bất chấp sự chạy đua lợi nhuân của các hãng sữa ngoại hiên nay sữa Vinamilk được đánh giá là đạt được nhiều tiêu chuẩn của quốc tế nhưng giá sữa ( ví dụ như sữa bột trẻ em) chỉ bằng 1/3 so với giá nhiều loại trên thị trường.Chủ tịch của công ty cho biết công ty tăng giá lên thì cũng tăng được nhưng ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng.Thu nhập người dân nước ta chưa được bằng nhiều nước khác nên công ty luôn cố gắng để làm sao mọi tầng lớp đều có thể uống sữa với chi phí hợp lý .Chính vì vậy trên thị trường chưa sản phẩm nào của công ty là cao hơn nước ngoài trong khi chất lượng không thua .Mặc dù công ty thu mua nguyên liệu cho nông dân cao hơn thế giới nhưng công ty luôn cố gắng giữ mức giá ổn định phù hợp với người tiêu dùng.Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp thấp.
• Sự biến đổi về giá cả các yếu tố đầu vào : Vinamilk hiện đang thu mua khoảng 44,5% sản lượng sữa tươi trong nước (tương đương với 30-40% nguyên liệu dùng trong sản xuất).Do có lợi thế về mạng lưới và chính sách thu mua.Vinamilk có lợi thế điều tiết giá nhất định khi thực hiện thu mua sữa tươi.Bên cạnh đó trong nhưng khoảng thời gian này , giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng nên nhà nước đã có chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này .
• Khả năng thay đổi giá bán khi có sự thay đổi giá đầu vào: Càng ngày con người càng quan tâm đến sức khỏe của mình vì thế các sản phẩm sữa rất được ưa chuông.Xu hướng chọn mua loại đắt nhất ( tâm lý gắn liền giữa giá bán và chất lượng) khiến DN có thế tăng giá bán.Hay nói cách khác sản phẩm của doanh nghiệp là sản phẩm có chất lượng đảm bảo luôn tạo được lòng tin với người tiêu dùng nên trong điều kiện giá nguyên vật liệu đầu vào tăng DN vẫn có thể tăng giá bán để bù đắp bớt 1 phần chi phí mà không gây ra những phản ứng từ người tiêu dùng.Mặc dù vậy DN luôn cân nhắc trong việc tăng giá vì mục tiêu là doanh nghiệp hàng đầu .DN luôn áp dụng chính sách giảm lãi hoặc bù đắp từ việc kinh doanh từ nhiều sản phẩm khác nhau để chia sẻ bớt gánh nặng chi tiêu với người tiêu dùng.Chính vì vậy rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp rất thấp.
•Mức độ của định phí:Vinamilk là 1 doanh nghiệp sản xuất lớn.Bên cạnh đó trong những năm qua DN luôn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nên chắc chắn chi phí cố định của DN sẽ rất lớn.Đáng lẽ ra đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn nhưng có lẽ vì doanh thu của doanh nghiệp cao và luôn tăng mạnh.Mặt khác DN luôn có chính sách quản lý chi phí rất tốt khiến chi phí biến đổi thấp khiến cho đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp luôn ở mức thấp.
2/Rủi ro tài chính : Chúng ta sẽ phân tích phương sai , độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên của chỉ tiêu ROE cũng như chỉ tiêu đồn bẩy tài chính để đánh giá rủi ro tài chính của DN này. Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 VINAMIL 49.97% 40.91% 41.62% TRUNG BÌNH NGÀNH 35% 26% -31.73% Xác suất(p) 0.25 0.25 0.25
a)Phương sai: Var(ROE)= = • Vinamilk: = =0.4997x0.25+0.4091x0.25+0.4162x0.25=0.0732 → Var(ROE)= + =0.007 • Ngành: = =0.35x0.25+0.26x0.25- 0.3173x0.25=0.0732 → Var( ROE):= + =0.066 b)Độ lệch chuẩn • Vinamilk: δ(ROE)= = = 0.084 • Ngành: δ(ROE)= = = 0.257 c)Hệ số biến thiên • Vinamilk:
- = = = 0.254• Ngành: • Ngành:
- = = = 3.511
Ta có bảng tổng hợp sau:
Chỉ tiêu Vinamilk Trung bình ngành
Gía trị kì vọng 0.3313 0.0732
Var(ROE) 0.033 0.023
Δ 0.007 0.066
Hbt 0.254 3.551
Nhìn vào phân tích ta có thể thấy hệ số biến thiên của DN thấp hơn nhiều so với trung bình ngành.Rủi ro tài chính của DN rất thấp so với ngành.
d)Đòn bẩy tài chính:
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1)Chi phí lãi vay 6,003 13,933 3,114
2)LNTT và LV(4+1) 4,246,441 4,946,442 6,890,459
Đòn bẩy tài chính(2/(2-1)) 1.0014 1.0028 1.0005
Nếu lợi nhuận trước thuế và lãi vay của DN tăng 1% thì lợi nhuận trên 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tăng giảm khoảng 1% tại một mức độ hoạt động nào đó.Rủi ro tài chính của DN rất thấp.Về mặt lý thuyết, ta thấy đòn bẩy tài chính của DN luôn lớn hơn 1 nên việc vay nợ sẽ giúp DN đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ cao hơn.
Tóm lại , rủi ro tài chính của DN rất thấp phụ thuộc vào các nhân tố:
Đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính: Như đã phân tích ta thấy cả ĐBKD và
ĐBTC của DN chỉ biến động từ 1%-2%
Hệ số nợ:Là loại rủi ro do việc sử dụng nợ vay mang lại, nó gắn liền với cơ cấu tài
thấp.Trong 2 năm gần đây DN hầu như vay ngân hàng , DN không hề chịu áp lực nào về việc thanh toán.Trong cơ cấu nguồn vốn của DN chủ yếu là vốn chủ sỡ hữu.Từ đó ta có thể kết luận rằng rủi ro tài chính của doanh nghiệp này là thấp.
3/Rủi ro phá sản:
Là rủi ro gắn liền với khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.Mối quan tâm của chủ nợ là tình trạng hiện tại của doanh nghiệp, đó là khả năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu huy động và để trả các khoản nợ tới hạn .Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được biểu hiện qua 4 chỉ tiêu:
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá rủi ro phá sản củaVinamilk ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. TS ngắn hạn 5,804,397 9,279,160 10,927,532
2. Tiền + ĐTNH + Nợ phải thu 3,446,178 5,964,416 7,342,484
3. Tiền và tương đương tiền 234,843 3,101,435 1,224,462
4. Nợ ngắn hạn 2,646,542 2,993,592 4,298,764
5.Lãi vay 6,003 13,933 3,114
6.Lợi nhuận trước thuế + lãi vay 4,246,441 4,946,442 6,890,459
Khả năng thanh toán hiện hành (1/4) 2.19 3.10 2.54
Khả năng thanh toán nhanh ( 2/4) 1.30 1.99 1.71
Khả năng thanh toán tức thời (3/4) 0.09 1.04 0.28
0 Nhìn vào biểu đồ và bảng phân tích ta có thể thấy trong 3 năm khả năng thanh toán hiện hành của công ty luôn lớn hơn 2 , khả năng thanh toán nhanh ở mức lớn hơn 1.0 và khả năng thanh toán lãi vay luôn ở mức rất cao.Khả năng thanh toán của DN được đánh giá là rất tốt. Nhưng khả năng thanh thanh toán tức thời của DN trong 2 năm 2010 và 2011 rất thấp.Năm 2012 Khả năng thanh toán của DN có sự giảm sút.Chúng ta sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu từng chỉ tiêu để đánh giá rõ hơn khả năng thanh toán của DN.
2.1Khả năng thanh toán hiện hành:
Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và các nợ ngắn hạn.Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản ngắn hạn đối với khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào. Tóm lại, cho ta biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng quy động bao nhiêu từ tài sản ngắn hạn để trả nợ.
Nhìn vào biểu đồ ta có thẩy thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty giai đoạn 2010-2012 lớn và luôn ở mức cao hơn so với trung bình ngành.Điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty cao khả năng phá sản thấp.Nó cho thấy sự dồi dào của doanh nghiệp trong việc thanh toán.
Qua phân tích trên ta thấy, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2011 đạt mức cao nhất 3.1 tức là với 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 3,1 đồng tài sản ngắn hạn. So với năm 2010, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tăng 0,9 lần và vẫn ở mức cao so với hệ số trung bình nhóm ngành. Con số trên thể hiện khả năng đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của công ty là rất tốt. Nguyên nhân là do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng nhiều hơn đáng kể so với tốc độ tăng nợ ngắn hạn ( tăng 59,864% so với 13,237%). Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do tiền gửi ngân hàng tăng mạnh .Ngoài ra còn do hàng tồn kho và nợ phải thu tăng.Tuy nhiên hàng tông kho và nợ phải thu tăng cũng dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp không tốt( điều này đã được phân tích ở phần hiệu quả).
Năm 2012 khả năng thanh toán hiện hành toàn ngành có sự sụt giảm .Trong năm này tình hình kinh tế khó khăn nên không chỉ DN mà rất nhiều công ty khác có nợ ngắn hạn tăng lên .Tuy so với ngành khả năng thanh toán hiện hành DN vẫn ở mức cao nhưng khả năng thanh toán hiện hành của DN giảm xuống còn 2.54 cho thấy khả năng thanh toán của DN không còn đảm bảo như năm trước.
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tốt hơn khả năng thanh toán của DN vì nó loại bỏ bớt phần tài sản hàng tồn kho trên tử số vì đó là bộ phận dự trữ thường xuyên cho kinh doanh mà các giá trị của nó và thời gian hoán chuyển thành tiền của nó không chắc chắn.
Nhìn chung cả 3 năm tỷ suất thanh toán nhanh đều lớn hơn 1 nên có thể đánh giá tình hình tài chính của công ty là khả quan, công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cao .Năm 2010 hệ số này thấp hơn trung bình ngành nhưng sang năm 2011 và 2012 thì khả năng thanh toán nhanh của DN luôn cao hơn ngành.Năm 2011 chỉ tiêu này tăng mạnh nhưng sang năm 2012 lại giảm nhẹ.
Năm 2011 hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 1.99 tức là không cần bán hàng tồn kho hay vay mượn gì thêm, với 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có thể đảm bảo thanh toán bằng 1.99 đồng tài sản ngắn hạn. So với năm 2010, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng 0,69 lần với tốc độ tăng 53,8%. Nguyên nhân cũng tương tự như đối với hệ số khả năng thanh toán hiện hành ở trên, tốc độ tăng của các khoản (Tiền + Đầu tư ngắn hạn+ Phải thu khách hàng) tăng mạnh hơn tốc độ tăng của khoản Nợ ngắn hạn. So với trung bình nhóm ngành, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng cao hơn (1.99 so với 1,86) , có thể thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là rất tốt , đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Với số liệu này nếu công ty có nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì đây là doanh nghiệp lý tưởng để các ngân hàng cho vay.
Năm 2012 khả năng thanh toán nhanh của công ty có sự giảm nhẹ còn 1.71 tức là 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có thể đảm bảo thanh toán nhanh bằng 1.71 đồng tài sản ngắn