Lịch sử nhân vật được thờ

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa đình Trùng Thượng xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình (Trang 27 - 34)

1.2. Lịch sử xây dựng và quá trình tồn tại của đình Trùng Thượng

1.2.1. Lịch sử nhân vật được thờ

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt thì đình làng thường gắn với tín ngưỡng thờ Thành hồng làng. Ở bất kỳ ngơi đình làng nào của người Việt đều tôn thờ một vị thần. Họ là người cai quản, che chở, bảo vệ cho nhân dân trong làng. Người dân trong làng ln dành cho Thành hồng làng của làng mình sự tơn kính thiêng liêng.

Tuy nhiên, khởi ngun của Thành hồng khơng phải từ Việt Nam mà từ Trung Quốc. Đồng thời, vị Thành hồng có nguồn gốc từ Trung Quốc ấy

không phải là vị thần che chở cho một cộng đồng dân cư của làng xã. Ban đầu thành hoàng là một vị thần của thành trì, bảo vệ các tịa thành. Tín ngưỡng sơ khai khiến người ta nghĩ rằng, từng gốc cây, mơ đá đều có vị thần ngự trị thì đất đai, vườn tược cũng phải có một nhân vật thiêng liêng cai quản. Vị thần ấy là vị thần thổ địa, thổ cơng. Sau đó, những người lúc sống cơng minh chính trực, lúc chết có thể thành thần và có thể bảo vệ cho cộng đồng. Nếu người đó lúc sống làm quan ở vùng đất này thì lúc chết sẽ được tơn làm thành hồng ở chính vùng đất ấy.

Tóm lại ở Trung Quốc, Thành hồng là vị thần của thành trì, từ trung ương đến địa phương và Thành hoàng bảo vệ bộ máy quan liêu, cư dân trong thành.

Tín ngưỡng thờ Thành hồng làng du nhập vào Việt Nam vào thời Đường cũng làm nảy sinh một số Thành hoàng mà chức năng cũng giống Thành hoàng Trung Quốc là các vị thần bảo vệ các tòa thành.

Theo như sách “Việt điện U Linh” lấy tài liệu từ “Giao Châu ký” cho biết từ thời nhà Tấn ở Thăng Long (lúc này có tên là Long Đỗ) có một vị hiếu liêm họ Tơ tên Lịch, gia tư khơng giàu có nhưng rất độ lượng, thương người, hay giúp đỡ dân chúng. Khi Tô Lịch mất, tên ông được đặt tên cho thôn, gọi là thôn Tô Lịch.

Sang thời nhà Đường, viên quan đô hộ nhà Đường thấy Long Đỗ là vùng đất trù phú, nên cho dời phủ lỵ của An Nam đơ hộ phủ về, rồi địi dân chúng địa phương đến hỏi ý kiến. Tất cả đều nhất trí tơn Tơ Lịch làm thần phù hộ. Ít lâu sau, Cao Biền phong cho Tơ Lịch là Đơ Phủ Thành hồng thần quân đại vương. Như vậy theo sử sách, Thành hồng làng nước ta có từ đó và cũng xuất phát là vị thần bảo vệ tịa thành.

Khi tín ngưỡng thờ Thành hồng “ăn sâu” vào tín ngưỡng dân gian của người Việt cùng với sự áp đặt của triều đình thì Thành hồng làng bắt đầu mang một chức năng là vị thần che chở, bảo vệ, định đoạt phúc họa cho một

cộng đồng người trong một đơn vị hành chính nhất định. Từ đó nảy sinh hệ thành hoàng làng của riêng người Việt (khoảng thế kỷ XVI - XVII về sau).

Hệ thành hồng làng của người Việt rất đa dạng. Đó có thể là các vị thần xuất thân từ cộng đồng làng xã có cơng với dân làng, hay những vị tướng có công với nước, với dân… Đôi khi những vị thần ấy đã được nhân dân “thiêng hóa” bằng cách gán cho các vị thần ấy có phép màu, hay được nhân dân lịch sử hóa. Nhưng cho dù là nhân vật có thật hay là nhiên thần, thiên thần thì nhân dân luôn dành cho vị thành hồng làng sự sùng bái, tơn kính và được nhà vua phong sắc coi như là một hình thức ghi nhận cơng lao của các vị thần.

Thông thường, mỗi làng thờ một vị Thành hoàng làng khác nhau “Thánh làng nào làng ấy thờ”; và có thể do nhiều nguyên nhân (đất chật, người đông, dân số phát triển, nghề nghiệp…), họ sẽ đến lập nghiệp ở một nơi mới, nhưng cả khi đã lập làng mới, họ cũng không quên đem theo chân hương thờ Thành hồng làng của mình đi cùng để phụng thờ. Tuy nhiên, hình như quy luật này lại chưa hẳn đúng với trường hợp đình Châu Khê.

Để xác định lịch sử đình Trùng Thượng cần phải căn cứ vào một số tư liệu: Bi kí, sắc phong, văn tự ghi lại trên cơng trình kiến trúc, thần phả và đặc trưng mỹ thuật của cơng trình kiến trúc hiện tồn tại. Ngồi ra cịn căn cứ vào các nguồn tư liệu dân gian qua lời kể của các cụ cao niên và lịch sử của làng Trùng. Hơn nữa, khi nghiên cứu lịch sử đình Trùng khơng thế không liên quan đến ngơi đền thờ thành hồng ngay tại khn viên của đình.

Tên đình Trùng Thượng có liên quan đến vị thành hồng Đơng Hải Đại Vương Nguyễn Phục. Theo thần phả, thì vào năm Hồng Đức nguyên niên (1470) vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, Nguyễn Phục được phong chức Đốc vận quân lương. Nhưng do thuyền lương đến cửa biển Thần Phù và cửa Càn (Yên Mơ) gặp bão to sóng lớn sợ, thuyền bị đắm chết nhiều người Nguyễn Phục cho dừng lại, do đó thuyền bị chậm. Ơng bị vua Lê xử tội chết, nhưng ơng cứu được nhiều người thốt chết vì sóng biển. Sau khi chiến thắng Chiêm Thành trở về biết rõ sự tình, vua Lê phong cho ông làm phúc thần làng

Cổ Đà (n Mơ). Trong đền thờ ơng có vế đối: “Hải lãng chở lương thuyền

nhất dạ càn môn đa hoạt mạnh” (nghĩa là: sợ sóng gió chở lương thuyền, một

tối cửa càn nhiều mạng sống). Nhiều làng ông đi qua nhân dân đã lập đền thờ. Thôn Phú Nha làng Tùy Hối là một làng như thế và gọi đình làng là đình Trùng Thượng.

Đình Trùng Thượng thờ các vị thánh sau: Đông Hải Đại Vương Nguyễn Phục, Trang Hiến (Tô Hiến Thành), Sóc Giang (khơng rõ sự tích).

Đình cũng phụng thờ hai mẹ con Trần Quốc Toản (Nguyên Từ Quốc mẫu,

Hưng Nhượng vương Trần Quốc Toản), và sau đây là tiểu sử các vị thần được thờ ở đình làng Trùng Thượng.

1. Đông Hải đại vương

Đông hải đại vương họ Nguyễn, húy Phục, người xã Đoàn Tùng, huyện Gia Lộc, xứ Hải Dương, thi đỗ Hồng giáp khoa Q Dậu (1453) niên hiệu Thái Hịa, đời vua Lê Nhân Tơng. Làm quan trong viện Hàn lâm, thăng quan nghị Chính sự viện, Giám thị khoa thi năm Quí Mùi (1463), năm Quang Thuận thứ tám (1467) bổ chức Thừa tuyên Tham nghị sứ Thanh Hóa. Sắc dụ rằng:

“... Năm trước sai người đi xứ phương Bắc được mạnh khỏe mà về, năm nay cho gọi lại để dâng lời hay đáng khen, nay sai giám thừa Nguyễn Lỗi mang bạc thưởng cho để nếu lịng trung hết tình vì ta nên nhận lấy”.

Bấy giờ vua nước Chiêm là Trà Tồn cậy mình hung mạnh thường xâm phạm quấy nhiễu biên giới, lại cầu nhà Minh viện trợ để đánh nước ta. Năm đầu Hồng Đức (1470) vua Lê Thánh Tông thân mang quân đi bình Chiêm, phong Thừa Tuyên Tham nghị Nguyễn Phục lĩnh chức Đốc lương đơ chỉ huy.

Đồn thuyền lương bị sóng đánh cản trở sai lỡ hẹn kỳ, tướng chỉ huy phải chịu quân luật. Nàng hầu Mỹ Dạ mang linh cữu ông xuống thuyền đưa về an táng ở khu làng Cổ Đà Mao Cá, khu Mao Cá, làng Cổ Đà, huyện Yên Mơ, gần nơi ơng đóng thuyền lương đợi ngày vượt cửa Thần Phù rồi lại ở đó trơng nom phần mộ.

Sau khi chiến thắng Chiêm Thành. Vua Lê ban sư, trên đường về gặp sóng to, gió lớn, biển động thuyền khơng đi được. Một đêm nhà vua thao thức tai nghe gió gào, sóng dậy, trằn trọc không sao ngủ được, sực nghĩ thuyền lương nhỡ kì hạn là do sóng to gây ra, trong lịng hối hận thương Đốc lương quan bị thác oan, trong lúc mơ màng, vua thấy ông nhung trang tế chỉnh đứng trước giường ngự tâu rằng:

“Kẻ hạ thần cảm ơn tri ngộ của bệ hạ nên dẫu thác, linh hồn vẫn theo ra chiến trận. Nay nhờ hồng phúc quốc gia, bệ hạ dẹp xong Chiêm khấu, hạ thần lại xin theo hộ giá khải hoàn”.

Vua Lê chợt tỉnh, trơng ra vầng đơng đà hửng sáng, biển lặng sóng n. Đại quân vượt biển trở về yên ổn.

Vua Lê Thánh Tông truy phong Đốc lương quan Nguyễn Phục tướng Đại vương biển Đông Hải làm phúc thần làng Cổ Đà và lập đền thờ lăng bên mộ. Nay là thôn Cổ Đà, xã Yên Phú, huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình.

Đại Nam nhất thống chí, Nhà xuất bản KHXH Hà Nội - 1971 tập III - tỉnh Hải Dương - trang 421 - chép:

“Nguyễn Phục người huyện Gia Lộc, đỗ Hồng Giáp đời Lê Thái Hịa, làm Hàn Lâm viện kiêm sư phó dạy thân vương. Khi Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành làm việc Đốc quân vận lương, vì bị bão, sai kì phải chịu quân luật. Sau biết oan, truy phong phúc thần. Nay dân ở ven biển đều gọi là đền Trùng Giang...”

Đơng Hải đại vương Nguyễn Phục có hàng trăm nơi lập đền thờ (sách đã dẫn cùng tập - trang 256) chép:

“Đền Đông Hải Nguyễn thần ở địa phận các huyện Hà Trung, Thiệu Hóa và Tĩnh Gia gồm 43 xã thôn phụng thờ. Thần họ Nguyễn, húy Phục, người huyện Gia Lộc (xem Hải Dương tỉnh chí).

Thần uy đặc chấn Bắc Nam bách sở linh từ.

Tạm dịch:

Uy thần đặc biệt Bắc Nam trăm chốn đền thờ.

Tỉnh Ninh Bình cũng có nhiều đền thờ Đông Hải đại vương Nguyễn. Riêng thần phả số đền thờ thuộc huyện Gia Viễn chép: Tướng Nguyễn Phục không cho quân sĩ mạo hiểm vượt bể trong khi gió to sóng lớn, mình ơng chịu qn luật, qn sĩ được an tồn.

Nên có vế đối:

“Hải lãng chở lương thuyền, nhất dạ Càn môn đa hoạt mạnh “

Tạm dịch:

Sợ sóng chở thuyền lương, một tối cửa Càn nhiều mạng sống.

Thời xưa quan quân chở lương trên sơng trên biển thường cầu thần phù hộ gió lặng sóng n. Có nơi gọi là Đơng hải đại vương là “Thần gió”.

2. Tơ Hiến Thành

Theo sách Lý Cao Tơng phụ chính đại thần, Tơ Hiến Thành thái sư ngọc phả ở bảo tàng tỉnh Ninh Bình, ơng bà thân sinh ra Tô Hiến Thành là Tô Trung và Nguyễn Thị Đoan, vốn là người nhân đức, nhưng đã 42 tuổi mà vẫn chưa có con. Bấy giờ ông Tô Trung làm quan ở phủ Trường Yên, nghe tin đền đức thánh Nguyễn Minh Không ở Đàm Xá rất linh ứng, liền đến cầu tự. Sau đó bà Nguyễn Thị Đoan có thai và sinh ra Tơ Hiến Thành. Lớn lên Tô Hiến Thành đỗ đạc cao, làm quan Vinh Lộc đại phu. Khi cha mẹ Tô Hiến Thành mất, vua Lý Cao Tông cho ông vàng bạc 100 cân để làm tang lễ, cịn dư ơng biếu làng Đàm Xá hết. Ông lại lấy 140 người dân Đàm Xá làm gia thần.

Sau khi chiến thắng quân Chiêm Thành, Tô Hiến Thành được phong thực ấp ở phủ Trường Yên. Ông về Đàm Xá lễ tạ ở đền thờ Nguyễn Minh Không, khuyên nhân dân chăm lo cầy cấy và xin cho dân làng Đàm Xá được miễn sưu thuế, tập dịch. Khi ông mất, vua Lý Cao Tông phong sắc đại vương và xin cho dân Đàm Xá rước thần hiệu ông về cùng thờ ở đền Nguyễn Minh Không.

Về sau, nhân dân thôn Xuân Lai (Đàm Xá xưa) lập một ngôi đền thờ Tô Hiến Thành gọi là đền thánh Tô.

3. Nguyên Từ Quốc mẫu và Trần Quốc Tảng

Theo sách Trần triều Ngọc phả ở đền Quốc mẫu cùng làng Tùy Hối, thì Trần Hưng Nhượng (Quốc Tảng) là con bà Trang Nương (Nguyên Từ Quốc mẫu) và Trần Hưng Đạo. Năm 16 tuổi Hưng Nhượng đã rất giỏi binh thư. Khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta, ông theo cha đánh giặc, lập nhiều chiến công. Sau khi thắng trận, vua Trần Nhân Tông đã phong cho ông làm “Nhập nội kiểm soát, chức cư hầu tước chỉ thượng đối kiểm nhập triều”. Về sau vua Trần lại tôn ông làm “ thượng phụ” và phong bà Trang Nương là “Bảo Huệ phu nhân” tôn làm Quốc Mẫu.

Sau khi Trần Hưng Đạo mất, Hưng Nhượng cùng bà Bảo Huê phu nhân đi chu du bốn bể, khi đến xã Tùy Hối, thấy ở đây phong cảnh đẹp đẽ, liền lập một cung để ở rồi chiêu dân lập ấp. Khai mở ruộng đồng. Hưng Nhượng khuyên nhân dân chăm lo lao động, lấy nơng nghiệp làm gốc, đồn kết với nhau, trên thuận dưới hòa, thuần phong mỹ tục. Nhân dân biết ơn ơng có cơng chiêu dân lập ấp, khai sang ra làng Tùy Hối.

Quốc mẫu ở trong cung sở được ba năm thì bệnh nóng rét liên miên hơn một tháng. Trần Hưng Nhượng cùng nhân dân Tùy Hối hết lịng chạy chữa, nhưng vì bệnh tình quá nặng, nên bà đã mất ngày 25 tháng Chạp.

Vua Trần Anh Tông cho làm lễ an tang bà rất long trọng, giao cho nhân dân Tùy Hối thờ tự. Sau khi mẹ chết, Hưng Nhượng vẫn ở lại làng Tùy Hối. Sau khi Chiêm Thành xâm lược nước ta, vua Trần Anh Tông sai xứ về xã Tùy Hối, triệu ông đi đánh giặc. Chưa đầy một tháng sau Trần Hưng Nhượng đã dẹp yên quân giặc. Vua Trần Anh Tông đã phong cho ông chức

“Nhập nội quốc khảo Hưng Nhượng đại vương” ông xin vua miễn cho dân

Một thời gian sau ông về Tức Mặc rồi mất, thọ 67 tuổi. Vua Trần Anh Tông cho mời dân Tùy Hối ra Tức Mặc an tang ông rất long trọng và cho ông được thờ cùng một miếu với bà Bảo Huệ phu nhân. Đến nay nhân dân Tùy Hối vẫn kiêng chữ “Trang” và “Nhượng” là tên gọi hai mẹ con ông.

Về ruộng đất thì trước Cách mạng Tháng 8 làng Tùy Hối có hơn 600 mẫu ruộng, trong đó có 100 mẫu là tư điền, 500 mẫu cịn lại là cơng điền. Theo truyền thuyết thì hơn 500 mẫu công điền này là do Trần Hưng Nhượng và những người lập ấp đầu trên để lại cho dân làng. Số ruộng cơng điền đó cứ 3 năm chia lại 1 lần. Trừ những người cô nhi quả phụ và người già trên 60 tuổi còn lại dân làng ai cũng được chia. Mỗi người được chia một mẫu kể cả thổ cư. Ví dụ một người đã có 3 sào đất rồi thì được chia thêm cho 7 sào ruộng nữa, cịn người chưa có đất ở thì được chia cả một mẫu ruộng. Dân làng thường mở mang nhà cửa về phía sơng Hồng Long nên có hiện tượng đất sông bị lấn chiếm dần. Làng có hai ngơi đình mỗi, ngơi có một mẫu do dân tiến cúng, cịn ngơi chùa và đền Quốc mẫu, mỗi ngôi 6 sào ruộng công do Trần Quốc Tảng để lại. Như vậy những di tích và lệ chia cơng điền ở làng Tùy Hối phản ánh một thực tế lịch sử theo truyền thuyết là Trần Quốc Tảng đã chiêu dân lập ấp ở đây.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa đình Trùng Thượng xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)