1.2. Lịch sử xây dựng và quá trình tồn tại của đình Trùng Thượng
1.2.2. Niên đại, quá trình tồn tại và phát triển của di tích
Đình Trùng Thượng và đình Trùng Hạ thuộc làng Tùy Hối, xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Sở dĩ gọi là đình Trùng vì hai ngơi đình thờ các vị thành hồng làng giống nhau, đó là: Đông Hải đại vương Nguyễn Phục; Trang Hiến (Tơ Hiến Thành); Sóc Giang (khơng rõ sự tích); Phụ thờ hai mẹ con Trần Quốc Tảng (Nguyên Từ Quốc mẫu và Hưng Nhượng Trần Quốc Tảng). Ngồi ra cũng có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là hai ngơi đình có lịch sử xây dựng cùng thời, giống nhau, có thể trùng khít lên nhau.
Đình Trùng Thượng cịn lưu giữ nhiều tài liệu ghi chép về sự ra đời của đình và các đợt trùng tu:
- Ở cột trước bên phải thuộc gian giữa của đình (cột chính) có ghi dịng chữ: “Lê triều đức nguyện thập cửu nhật thập nhất nguyện lập trụ”, nghĩa là
dựng cột vào ngày 19 tháng 11 năm Đinh Sửu thuộc triều đại nhà Lê Đức - Nguyên thứ hai (tức là 1675) [PL.1, A.8, tr..111].
Ở tấm bia gỗ có niên hiệu khắc là Tự Đức 30 (1877) cũng có ghi (tạm dịch): “Nguyên năm gian làm từ thời Lê Đức nguyên thứ hai, cho đến nay
(1877) đã 200 năm”... [PL.1, A.9, tr.112].
Hai câu đối ở ngồi đình có ghi: “Tạo tự Dương đức Hậu Lê khắc dốc
đan doanh tòng cổ chế và Hạnh Phùng Nguyễn triều Bảo Đại trúc tường phú ngõa điện tân quy”, nghĩa là làm từ thời Dương Đức Hậu Lê, khắc,... sơn cột
theo nếp cổ. Gặp may thời Bảo Đại triều Nguyễn xây tường lợp ngói cơng trình mới thật là quy mơ.
Như vậy chúng ta thấy có hai ý kiến: một là năm Dương Đức (1672 - 1673) và một là làm năm Đức Nguyên 2 tức 1675, ý kiến thứ hai được ghi ngay từ thời làm vào năm 1877 ghi lại. Cịn ý kiến thứ nhất thì mới ghi từ thời Bảo Đại, chưa rõ căn cứ vào đâu.
Chúng tôi thấy cả hai ý kiến đều xác đáng so với phong cách nghệ thuật. Riêng ý kiến thứ hai xác thực hơn vì nó được ghi từ lúc làm và lại được xác minh lại một lần vào năm 1877. Tuy nhiên, rất có thể cả hai đều khơng sai. Vì làm một cái đình khơng phải là nhanh. Có thể ý đồ và chuẩn bị từ thời Dương Đức (1673) và hai năm sau (tức Đức Nguyên 2, 1675) đầy đủ vật liệu và chạm trổ xong mới đưa ra chọn ngày tháng dựng.
Do đó, đình làm từ 1673 đến 1675 là xác đáng. Sau lần dựng này có những năm trùng tu đáng lưu ý:
Chữ ở cột sau bên trái gian giữa (cột chính) có ghi: “Lê triều vĩnh Thịnh
ngũ niên tuế thứ kỷ Sửu bát nguyệt nhị thập nhật tác cửa võng”. Nghĩa là: ngày 20 tháng 08 năm Kỷ Sửu thuộc triều Lê Vĩnh Thịnh thứ năm (tức 1709) làm cửa võng.
Lần trùng tu này có ghi lại ngày trên cửa võng gian phải (ở các ô chữ to): “Tuế thứ Kỷ Sửu niên bát nguyệt nhị thập nhật tác cửa võng sự”, nghĩa là:
ngày 20 tháng 08 năm Kỷ Sửu thuộc triều Lê Vĩnh Thịnh thứ năm (tức 1709) làm cửa võng.
Căn cứ vào những nét chạm khắc mà so sánh thì ta thấy lần trùng tu này làm hai cửa võng giữa và bên phải đồng thời làm cả mảng chạm rồng ở cốn phía trên võng.
Lần trùng tu thứ hai được ghi ở cột sau bên phải gian giữa (cột chính): “Lê triều Tự Đức tam thập niên tuế thứ Đinh Sửu trọng thu cát nhật trùng tu”, nghĩa là: ngày tốt lành giữa mùa thu năm Đinh Sửu thuộc triều Nguyễn, Tự Đức thứ 30 (tức 1877) tu sửa lại.
Năm trùng tu này cũng có nói ở tấm bia khắc gỗ đề niên hiệu Tự Đức 30. Căn cứ trên chạm khắc thì lần này sửa chữa một số vì kèo gian giữa.
Lần trùng tu thứ ba là làm lại cửa võng bên trái. Ngay ở cửa võng có ghi “Trùng tu cửa võng giáp thân niên”, nghĩa là trùng tu cửa võng vào năm Giáp Thân, chưa rõ Giáp Thân nào, nhưng căn cứ vào vết chạm, căn cứ vào hình mẫu rồng phượng thì đây chỉ có thể là một lần gần với đợt trùng tu thứ hai. Nghĩa là có thể vào năm 1884, 7 năm sau vào đợt sửa chữa lớn người ta lại sửa chữa tiếp cửa võng.
Lần trùng tu thứ tư làm lại toàn bộ dãy nhà thượng cung, ngay trên thượng lương dãy nhà này ghi rõ: “Thành Thái thứ Kỷ Sửu,...trùng tu”, nghĩa là sửa chữa lại năm Kỷ Sửu niên hiệu vua Thành Thái (tức năm 1889).
Lần trùng tu thứ năm là lần lợp ngói và xây tường mà câu đối có nhắc tới. Tại đình Trùng Thượng có ghi lần sửa chữa xây tường của đình đó là năm Quý Hợi (1923). Các cụ nhiều tuổi trong làng cho biết, cả hai đình sửa chữa, xây tường, lợp ngói cùng một lần. Như vậy, là lần sửa chữa của năm Khải Định thứ 8, chứ không phải Bảo Đại. Năm Bảo Đại chỉ làm lại bia ghi lại thơi. Tác giả của câu đối có thể đã nhầm.
Tóm lại, qua một số dấu tích bước đầu ta thấy, năm dựng đình: 1673 - 1675; các đợt trùng tu: 1709 (cửa võng giữa và phải), 1877 (vì kèo giữa), 1884 (cửa võng trái), 1889 (thượng cung), 1924 (ngói và tường).
Hịa bình lập lại (1954) một thời gian dài, đình Trùng Thượng là kho để thóc, để đồ dùng cho sản xuất nơng nghiệp của hợp tác xã. Có thể do chuyển hóa thành kho, nên lúc đó hợp tác xã đã sửa đình từ kiến trúc có 4 góc mái cong sang kiến trúc “tường hồi bít đốc”. Ngày nay đình Trùng Thượng là trung tâm sinh hoạt văn hóa, câu lạc bộ của làng. Từ năm 1999, Ban bảo vệ di tích đình Trùng Thượng đã được thành lập gồm có các cụ lão thành có tâm huyết với di sản văn hóa của dân tộc đã báo cáo với chính quyền địa phương bảo vệ gìn giữ ngơi đình khang trang, sạch đẹp hơn.
Cũng như đền vua Đinh, đền vua Lê (Trường Yên, Hoa Lư), đình Trùng Thượng là điểm tham quan lý thú về kiến trúc điều khắc gỗ dân gian thế kỷ XVII - XVIII.
Tiểu kết Chương 1
Gia Tân, một vùng đất cổ ven sông Đáy và sơng Hồng Long, được hình thành cùng với quá trình dựng nước của người Việt, nên ngay từ sớm đã có điều kiện tương đối thuận lợi để cư dân ổn định cuộc sống nông nghiệp và phát triển kinh tế đa ngành. Từ đó, tạo ra một cơ sở kinh tế tương đối ổn định để hình thành làng xã vững chắc trên một địa vực cư trú theo xóm, dịng họ, giáp, đã góp phần ràng buộc các cư dân làng xã trong một khuôn khổ nhất định và theo một định hướng luân lý, truyền thống.
Đình làng Trùng Thượng hiện tại thờ 5 vị Thành Hồng làng và đình được khởi dựng từ thời Hậu Lê cụ thể là vào năm 1673 - 1675. Đình đã trải qua nhiều đợt trùng tu lớn đó là vào các năm 1709,1877, 1884, 1889, 1924 và những năm gần đây năm nào cũng tiến hành sửa chữa nhỏ theo đúng nguyên tắc ngành Bảo tàng.