Chương 3 : GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÌNH TRÙNG THƯỢNG
3.1. Lễ hội đình Trùng Thượng
3.1.1. Không gian và thời gian diễn ra lễ hội [PL.1, A.13,14, tr.114]
Đối với mỗi hội làng của một vùng quê cụ thể ở miền Bắc nước ta bao giờ cũng có hai khơng gian đó là khơng gian linh thiêng là nơi diễn ra các nghi thức, nghi lễ tế thần và không gian thường nhật là nơi diễn ra các trò chơi dân gian trong lễ hội. Trong trường hợp này, không gian thiêng liêng của hội đình làng Tuỳ Hối khơng chỉ diễn ra ở ngay tại đình làng mà cịn diễn ra cả trong khơng gian văn hố của làng Tuỳ Hối. Bên cạnh đó, cịn có khơng gian tự nhiên là nơi tổ chức các trò chơi, trò diễn như cờ tướng, đấu vật, chọi gà, đánh đu…diễn ra ngay tại khu đất ruộng trước và bên cạnh cửa đình.
Hàng năm làng có một số ngày lễ như sau: - 15 tháng Giêng: Tế Thượng Nguyên.
- 24 tháng 6 (âm lịch): Lễ Thượng điền (lên đồng) tế thần nông. - 12 tháng 8 (âm lịch): ngày sinh quốc khảo Trần Hưng Nhượng, có lệ rước sắc ở đền Quan Mẫu lên đình, cuối ngày lại rước về.
- Từ 2/10 đến 4/10 (âm lịch): ngày sinh Quốc mẫu làng có hai đội tế nam quan, nữ quan tế thánh. Có tế thay miếu từ 2/10 nghĩa là thay khăn đội bài vị. Lễ mục dục tắm rửa bài vị, đồ thờ...
Hai thôn cùng một làng Tùy Hối, thơn Phú Nha có đình Trùng Thượng, thơn Nam Phúc có đình Trùng Hạ, mỗi thơn giữ sắc một năm. Năm nay rước sắc từ đình Trùng Hạ sang đình Trùng Thượng, thì sang năm lại rước sắc từ đình Trùng Thượng sang đình Trùng Hạ.
3.1.2. Công việc chuẩn bị cho lễ hội
Công việc chuẩn bị cho lễ hội có ý nghĩa quyết định sự thành công của lễ hội. Trước đây để lo cho lễ hội của làng, ngay từ trong năm làng đã họp bàn, phân việc cho các giáp. Xưa làng có hai giáp là giáp Đơng và giáp Tây, mỗi giáp sẽ cử ra một ông quan đám và bốn ông quan trung để lo công việc lễ hội của làng. Trước ngày hội nửa tháng, những người có trách nhiệm họp với nhau ở đình để cắt cử nhau làm những công việc chuẩn bị cho lễ hội. Mỗi giáp cử ra bốn ơng lềnh kiểm sốt về kỷ cương và lễ vật hàng năm trong hội.
Ngày nay, công việc chuẩn bị cho lễ hội của làng đơn giản hơn. Trước lễ hội khoảng một tháng, các cụ trong Ban khánh tiết có cuộc họp với đại diện chính quyền địa phương và đại diện các ban, đoàn thể để bầu ra Ban tổ chức lễ hội. Ban tổ chức lễ hội có nhiệm vụ viết báo cáo trình với Ban văn hóa xã về việc xin mở lễ hội, xã sẽ báo cáo lên Phịng Văn hóa, Thể thao và Du lịch của huyện xin giấy phép cho mở hội.
Ban tổ chức lễ hội sẽ bầu và phân công trách nhiệm cho các ban, ngành đoàn thể và các cụ trong làng những công việc cụ thể như bầu trưởng ban tổ chức lễ hội, chọn chủ tế, phân công cho đồn thanh niên, phân cơng đội tế, đội rước,…
* Chuẩn bị về nhân lực
Đội tế: Người được chọn vào đội tế thường là người từ 60 tuổi trở lên,
nhà khơng có bụi và phải sống chay tịnh hàng tuần trước ngày lễ hội. Đây chính là người người thay mặt cho dân làng để tiếp đón Thành hồng làng. Đội tế gồm: chủ tế, ông đông xướng - tây xướng, người chuyển và đọc chúc văn, và đội quan viên.
- Chủ tế: Xưa kia việc chọn ông chủ tế thường là người có chức sắc trong làng như tiên chỉ, thứ chỉ, kỳ mục. Những người được chọn phải là người biết chữ, có đức độ, khơng có bụi và phải sống chay tịnh trước đó hàng tuần. Hiện nay, chủ tế là một cụ cao niên, có uy tín phẩm hạnh, có hiểu biết phong tục, có hình thức đạo mạo để thay mặt cho dân làng dẫn đầu đoàn tế Thần.
- Bồi tế gồm hai người, đứng sau chủ tế, có nhiệm vụ hành lễ theo chủ tế. - Đông xướng - Tây xướng gồm hai người, đứng cạnh hai bên chủ tế để phụ trách xướng các nghi lễ theo trình tự quy định.
- Nội tán gồm hai người đứng hai bên chủ tế, phụ giúp chủ tế khi hành lễ. - Quan viên gồm tám người, làm công việc dâng hương, dâng hoa, đèn, nến,..
Đội rước: Để buổi lễ rước Thành hoàng làng được chu tất, ngoài việc chọn người cho đội tế, Ban tổ chức phải lựa chọn nguồn nhân lực cho đội rước. Đội rước gồm rất nhiều thành phần khác nhau như: người cầm cờ, người cầm quạt, lọng, cầm chấp kích, bát bửu, khiêng kiệu, đánh trống, đánh chiêng. Riêng đối với đội khiêng kiệu, làng chỉ chọn những thanh niên khoẻ mạnh, nữ tú đồng trinh.
Lễ hội là sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt văn hố mang đậm bản sắc dân tộc. Ðó là lúc mà q trình giao tiếp diễn ra đậm đặc nhất, vì vậy khi tham gia lễ hội ai ai cũng chuẩn bị cho mình những bộ trang phục mới nhất, đẹp nhất, trang trọng nhất. Ðó là biểu hiện của một nếp sống văn hố cao, tỏ rõ sự tơn trọng cộng đồng, tôn trọng nghi lễ và thể hiện ý thức thẩm mỹ của người Việt.
Cùng với cờ, biển, trống hội thì lễ phục được coi là một phần khơng thể thiếu làm nên lễ hội. Nó giúp người ta phân biệt một đám đông náo nhiệt với lễ hội vốn diễn ra ở những chốn tôn nghiêm, mang màu sắc tâm linh.
Trong lễ hội, tùy theo vị trí được phân cơng tham gia lễ hội mà mỗi người cần chuẩn bị những trang phục khác nhau. Ơng chủ tế có trách nhiệm lễ thần, lễ phục gồm: mũ, áo, quần, hia đều màu đỏ và có thêu kim tuyến. Hai ơng bồi tế đứng sau chủ tế, hành lễ theo chủ tế có lễ phục gồm: mũ, áo, hia màu xanh, quần màu trắng. Hai ông đông xướng và tây xướng phụ trách xướng nghi lễ trong lúc tế, đứng đối diện nhau bên cạnh hương án, có lễ phục gồm: áo, mũ, hia màu xanh và quần màu trắng. Quan viên gồm tám người, là những người đứng hai bên phụ trách việc dâng hương, dâng rượu, chuyển chúc, đọc chúc, có lễ phục gồm: áo, mũ, hia màu xanh và quần màu trắng. Các cụ ông thường mặc áo dài, đội khăn lượt đen (khăn đóng) có 5 lằn xếp tượng trưng cho năm đức tính tốt của đạo Nho (Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín), mặc quần lĩnh trắng. Các cụ bà thường mặc áo dài đi chùa trong khi đó phụ nữ mặc áo dài. Dân làng cịn lại từ già đến trẻ đều chuẩn bị tươm tất áo mới, quần đẹp để đi dự lễ hội.
* Đồ thờ phục vụ cho lễ hội
Sáng ngày chính hội dân làng chuyển các đồ thờ có liên quan đến lễ rước thần ra sân đình. Các đồ thờ gồm: kiệu, tàn, lọng, bát bửu, chấp kích,… Nếu trời mưa thì các đồ thờ cũng khơng được cất vào trong đình. Theo quan niệm của dân làng, nếu có mưa chứng tỏ điềm lành đối với dân làng, báo hiệu một năm mưa thuận gió hịa vì trời đã gột rửa bụi bẩn cho các đồ thờ thần.
Việc tổ chức lễ hội do Ban tổ chức lễ hội điều hành, lễ vật cúng thần do dân làng đóng góp và bà con thập phương cung tiến. Đồ cúng có thủ lợn, xơi gà, oản khảo, hoa quả, bánh trưng, rượu, trà, hương, đèn được đặt trên hai bàn ở trong Đại đình.
3.1.3. Diễn trình lễ hội
Lễ hội nói chung và hội đình Trùng Thượng nói riêng là một hình thức sinh hoạt văn hố cộng đồng, có tác dụng gắn bó cộng đồng dân cư với làng q, tổ quốc. Khơng khí lễ hội thật tưng bừng trong lễ rước, thật thiêng liêng khi tế lễ, thật vui tươi khi chơi hội. Lễ hội đình Trùng Thượng đã mang nhiều giá trị truyền thống văn hoá được thể hiện rõ trong tồn bộ tiến trình của lễ hội. Thơng qua các nghi lễ, các trị chơi dân gian nhiều hoạt động thông thường đã được nghệ thuật hố, nghi thức hóa và mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc, đó là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Giống như nhiều lễ hội truyền thống của người Việt, nội dung lễ hội đình Trùng Thượng bao gồm:
Các nghi thức chính
*Lễ mở cửa đình:
Nghi lễ này được tiến hành từ sáng sớm. Khi bắt đầu buổi lễ làng nổi ba hồi chiêng trống, cụ từ thắp hương khấn vái xin phép thần linh mở cửa đình, mở hội làng. Đây là nghi lễ đầu tiên trong một chuỗi các nghi lễ của lễ hội chính trong năm. Sau nghi lễ này trai đinh được phép mở cửa đình, mọi người được phân công đem các đồ thờ ra để lau chùi, quét dọn khu vực trong và xung quanh đình, chuyển các đồ tế khí, kiệu, cờ quạt, lọng,.. ra sân để chuẩn bị cho lễ rước hôm sau.
* Lễ Mộc dục (7h - 9h sáng)
Trong các lễ hội thì lễ Mộc dục (hay cịn gọi là lễ tắm tượng cho thần) là nghi thức không thể thiếu. Nghi lễ này được tiến hành với ý nghĩa thể hiện sự tơn kính của dân làng đối với vị Thành hoàng làng. Lễ Mộc dục được tiến hành, cụ chủ tế dâng lễ thắp hương khấn vái xin phép thần linh cho phép dân
làng được mở hòm, tắm rửa, lau chùi cho bài vị và long ngai thờ Thành hoàng, khăn dùng làm lễ phải là khăn vải màu đỏ do dân làng mua sắm hoặc hộ gia đình trong địa phương cung tiến.
Tiếp đến, cụ chủ tế dùng nước lấy từ bể nước mưa trong và sạch lau chùi cho bài vị và long ngai, sau đó lau lần 2 bằng nước thơm. Khi lau xong, chậu nước được giữ lại để các vị trong ban tế nhúng tay vào rồi xoa lên mặt mình một chút như hình thức “hưởng ơn thánh”. Bên cạnh lễ Mộc dục thì dân làng cũng tiến hành quét dọn nhà cửa, ngõ xóm cho phong quang, sạch sẽ.
Để thực hiện nghi lễ này thì cần phải cần có nghi lễ rước nước từ giếng trước cửa đình vào trong đình rồi mới tiến hành tắm rửa, lau chùi cho bài vị và long ngai Thành hoàng.
* Lễ gia quan
Lễ này còn được gọi là lễ khoác áo, mũ cho thần. Lễ này được tiến hành ngay sau lễ mộc dục tại hậu cung, nơi thần ngự. Khi làm lễ, đèn nến hoa đăng được thắp sáng cùng lễ vật dâng cúng. Ông chủ tế chắp tay kính cẩn, báo cáo với Thần xin được làm lễ gia quan. Ơng chủ tế hai tay kính cẩn đặt áo và mũ lên ngai của Thần. Đây là thứ áo, mũ được triều đình ban tặng theo chức tước phẩm hàm đương thời, sau đó buổi lễ được kết thúc ở đây.
* Lễ rước thần
Lễ rước cổ truyền tại đình Trùng Thượng được tổ chức với quy mơ lớn. Từ sáng sớm các ngả đường đã chật cứng người, tiếng nhạc, chiêng trống rộn rã. Đi đầu đoàn rước là đội múa lân. Sau đó là tám lá cờ bát quái. Tiếp theo là đôi cờ tuyết mao, cờ ngũ hành, mỗi lá một sắc xanh, đỏ, trắng, vàng, đen. Kế đến cờ tứ linh tượng trưng cho sự giao kết, hoà hợp giữa âm dương, trời đất, sự kiểm soát tâm linh người đi rước bằng hình ảnh các linh vật long, lân, quy, phượng. Đi sau là ban nhạc lễ gồm trống, chiêng. Tám người trong phường bát âm đi sau trống chiêng chia làm hai hàng điều khiển các nhạc cụ, vừa đi vừa cử những bản nhạc vui như: Kim tiền, Lưu thuỷ... Sau đó là hàng bát bửu do tám thanh niên mặc áo lậu đỏ, quần đỏ viền vàng, đầu đội nón. Đứng trước
hàng bát bửu là hai biển Tĩnh túc (tức trang nghiêm, kính cẩn) và Hồi tỵ (những người có việc khơng vui tránh xa đồn rước). Đi sau bát bửu là hàng chấp kích do tám chàng trai trẻ mặc áo lậu vàng viền đỏ, quần vàng, đội nón mang. Kế đến là các bàn lễ chay, lễ mặn, sau là kiệu long đình. Long đình đặt bát hương và hòm sắc vua ban cho các vị Thành hoàng làng. Hai bên long đình có tàn, quạt, lọng, cờ vải che kín rất tơn nghiêm. Sau Kiệu long đình là kiệu bát cống đều được trang trí vải đỏ lộng lẫy. Long kiệu đặt hương hoa và mũ quan tượng trương cho thần thánh ngự trị. Sau long kiệu là các bô lão, quan viên, chức dịch và dân bản trong làng và đoàn người tứ xứ với trang phục sặc sỡ.
Khi đám rước ra tới miếu, kiệu được đặt song song ngay trước sân miếu. Đến giờ phụng nghinh, các ông chức dịch, viên mục mặc áo thụng, mũ tế chỉnh tề xếp thành ba hàng, ông chủ tế miệng khấn lầm rầm, sau đó mọi người rạp đầu cúi lạy. Nếu ông chủ tế xin âm dương được tức là được sự đồng ý của thần, cuộc tế lễ kết thúc bằng 3 lễ lạy của ông chủ tế. Sau đó đến lượt quan viên, các cụ ông, cụ bà, chân kiệu và phường bát âm, cuối cùng mới đến lượt mọi người. Trong lúc này ông chủ tế, miệng bịt vải đỏ vào hậu cung để rước Thành hồng ra kiệu chính để chuẩn bị hồi cung.
Như vậy, lễ rước hội đình Trùng Thượng là rước sắc và rước thần từ Miếu tức là từ nơi ở của thần. Đứng xa trơng đồn rước như một con rồng đang chuyển mình. Khơng khí của buổi rước thật nô nức náo nhiệt trong tiếng nhạc, tiếng chiêng trống rộn rã. Ai cũng hả hê vui nhộn. Khi đồn rước về tới sân đình, đội hình được tập kết trước sân. Dân làng rước lễ và văn chúc vào đình rồi tiến hành tế nhập tịch, lễ rước kết thúc.
* Lễ đại tế
Lễ này cùng lễ rước là hai lễ chính trong dịp lễ hội của đinh Trùng. Lễ đại tế được diễn ra ngay sau lễ rước. Đây là một nghi lễ rất quan trọng. Đội tế được thành lập gồm 15 thành viên. Theo lệ xưa, trước kỳ hội diễn ra, đội tế được duyệt lại thành viên, hoặc bổ sung thành viên mới.
Nội dung tế lễ chia làm bốn phần:
- Thứ nhất là lễ nghênh thần, chủ tế phải làm bốn lễ.
- Thứ hai là hiến lễ lên thần linh, lễ dâng ba lần, gọi là sơ hiến lễ, á hiến lễ và chung hiến lễ, mỗi lần chủ tế và bồi tế phải quỳ để hiến lễ, mỗi lần phải lễ hai lễ, tổng cộng là 6 lễ.
- Sau hiến lễ là đọc chúc văn và lễ tất, lễ tất chủ tế phải lễ bốn lễ.
Văn tế chính hội, thường nêu rõ công trạng các Ngài, mong ngài ban phát tài lộc tới mn dân, mong cho sức khoẻ bình an tới mn họ, cho quốc thái dân an. Nội dung một khóa tế thực hiện đầy đủ 54 bước xướng với một tuần dâng hương, ba tuần dâng rượu, đọc chúc văn và lễ tất... Trong suốt khóa tế trống nhạc tế được cử hành đều đặn theo từng nhịp xướng. Khóa tế được diễn ra trang nghiêm kính cẩn. Sau khi khố lễ kết thúc, dân làng và khách phập phương vào lễ bái mong cầu các vị thành hoàng ban phát phúc lộc, sức khoẻ. Sau buổi đại tế, người ta coi là thần linh ln có mặt ở đình. Từ hơm mở hội, các chức sắc và bô lão phải chia nhau túc trực tại đình cho đến khi hết hội.
* Lễ tạ
Sau khi kết thúc các nghi lễ chính thì cuối cùng, để chấm dứt lễ hội - giã đám - ông chủ tế làm lễ tạ. Nghi thức lễ tạ diễn ra đơn giản hơn lễ tế chính và khơng có nhạc bát âm. Ông chủ tế làm lễ dâng lên Thành hoàng làng để xin thần cho hạ lễ và thu dọn đồ tế khí. Sau đó ơng chủ tế trong trang phục áo mũ chỉnh tề vái bốn vái và đọc bài chúc văn lễ tạ hạ lộc thánh mời các cụ và nhân dân hưởng lộc thánh. Tất cả đều thể hiện lịng thành kính đối với Thành hồng làng đã che chở và mang lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho cư dân.
Với đầy đủ các nghi thức nghi lễ quan trọng, linh thiêng, không chỉ ban tế mà nhân dân tham dự cũng cảm nhân thấy mình như được nhìn thấy thần linh và được giao tiếp với Ngài.
Lễ hạ điền tuy đơn giản nhưng thật là thiêng liêng đối với người nông