Đánh giá thực trạng của lễ hội

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa đình Trùng Thượng xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình (Trang 88)

Chương 3 : GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÌNH TRÙNG THƯỢNG

3.3 Thực trạng và các giải pháp bảo tồn giá trị văn hóa ở lễ hội đình

3.3.1. Đánh giá thực trạng của lễ hội

* Mặt tích cực

Lễ hội đình Trùng Trượng đã trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển. Đến nay có thể nói rằng về cơ bản bà con nơi đây vẫn giữ được những truyền thống cơ bản của lễ hội xưa. Lễ hội đình Trùng Thượng từ lâu đã trở thành một yêu tố không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây. Ngày hội đến, dù là trực tiếp hay gián tiếp thì ít nhiều mọi người cũng được tham gia vào các trò chơi dân gian lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, quên hết mọi mệt nhọc thường ngày. Bước vào đình làng, mỗi người mang trong mình một tâm niệm riêng, người già thì cầu khẩn thần linh ban cho điều tốt lành, may mắn tới gia đình, con cháu, trẻ em có chỗ vui chơi, thanh niên có dịp gặp nhau trị chuyện. Đồng thời việc tổ chức lễ hội một cách thường xuyên có tác dụng giáo dục quần chúng nhớ về lịch sử, cội nguồn dân tộc, làm nảy sinh trong mỗi con người lịng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, đó là cái chân, thiện, mỹ.

Lễ hội đình làng Trùng Thượng hiện nay đã có nhiều nét biến đổi so với lễ hội xưa, trong q trình nghiên cứu chúng tơi thấy rằng về cơ bản lễ hội tổ chức với nghi lễ long trọng, có sự tiếp thu chọn lọc những yếu tố truyền thống của lễ hội xưa và loại bỏ những hủ tục lạc hậu không phù hợp.

Để lễ hội diễn ra được thành cơng tốt đẹp, chính quyền địa phương cùng đại diện người dân trước đó đã tổ chức các cuộc họp bàn về kế hoạch tổ chức, dự trù kinh phí. Mọi người khơng phân biệt già trẻ, trai gái, ai cũng hăng hái tự nguyện tham gia đóng góp cơng sức, tiền của cho hoạt động xã hội. Chương trình lễ hội được thơng qua cho dân làng nắm được, đảm bảo sự công bằng, công khai.

Bên cạnh đó, để đảm bảo trật tự an ninh trong những ngày hội, lực lượng an ninh xã, thôn được huy động tối đa để đảm bảo cho lễ hội diễn ra một cách văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc, đồng thời bắt kịp với nếp sống thời hiện đại. Lễ hội được diễn ra một cách thanh bình, n ổn nhưng cũng khơng kém phần vui tươi, nhộn nhịp, phấn chấn lòng người, đáp ứng nhu cầu tâm linh tín ngưỡng cũng như vui chơi giải trí của người dân.

Với những giá trị văn hóa tiêu biểu, lễ hội đình Trùng Thượng rất đáng được bảo lưu và phát triển. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, đời sống con người được nâng cao, và để bắt nhịp với cuộc sống hiện đại, lễ hội ngày càng giản lược đi nhiều.. Điều đó đặt ra một vấn đề: cần phải tạo điều kiện để dân làng Trùng Thượng nói riêng và nhân dân ở các địa phương khác nói chung có thể giữ lại được những gì tinh túy, cái hay, cái đẹp, cái bản sắc dân tộc của lễ hội. Bên cạnh đó cần có sự hướng dẫn chu đáo, khai thác những cái tinh túy, loại trừ những hủ tục lạc hậu như bói tốn, mê tín dị đoan và những hành động văn hóa khơng lành mạnh.

* Hạn chế

Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, khơng phải năm nào lễ hội cũng được tổ chức. Có một khoảng thời gian, lễ hội hầu như khơng được diễn ra. Điều đó được lý giải bởi hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, thiên tai bão lũ, mất mùa. Đặc biệt, những năm trở lại đây, tuy đã được khôi phục trở lại nhưng do kinh phí eo hẹp nên thường hai năm lễ hội mới tổ chức một lần.

Tuy nhiên, lễ hội cũng bộc lộ những tồn tại kéo dài từ nhiều năm và nếu không giải quyết dứt điểm lễ hội sẽ ngày càng mất đi tính chất linh thiêng của nó. Trước hết, số lượng khách tới dự lễ hội cũng như thăm quan ngày càng tăng, trong những ngày hội chính đã quá tải tới mức báo động. Việc này đã khiến cho du khách trở nên mệt mỏi và mất đi tính chất linh thiêng của ngày hội nhất là khi việc lễ bái chen chúc nhau.

Một số trò chơi dân gian như: Chọi gà, cờ người, đã bị các đối tượng xấu lợi dụng để cá cược ăn tiền, những hiện tượng lợi dụng lễ hội để hành

nghề mê tín dị đoan vẫn cịn tồn tại ít nhiều làm giảm đi những giá trị tốt đẹp truyền thống của lễ hội.

Một bộ phận du khách tham gia lễ hội ý thức bảo vệ môi trường chưa cao, xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định cộng với quy mô khá rộng gây khó khăn cho cơng tác thu gom và xử lý gây ô nhiễm môi trường, biến đổi cảnh quan.

Bên cạnh đó, các hoạt động lễ hội diễn ra cịn chồng chéo, khơng gian tổ chức lễ hội cịn tản mạn, chưa có hệ thống. Cụ thể là có những trị chơi được diễn ra ở đình, có những trị lại được diễn ra ở bãi đất gần đình trong cùng một thời gian. Vì vậy khơng đảm bảo được tính thống nhất trong lễ hội.

3.3.2. Giải pháp bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị văn hóa ở lễ hội

đình Trùng Thượng

3.3.2.1. Giải pháp bảo tồn

Lễ hội cổ truyền làng Tùy Hối có một giá trị trong lịch sử, nó là những giá trị cố kết cộng đồng nhân dân, là nơi thể hiện những nghi thức tế lễ và trò chơi dân gian mang đậm tính chất của một cư dân vùng nơng nghiệp.

Để góp phần bảo vệ lễ hội đình Trùng Thượng một cách tốt hơn trong thời gian tới, chúng ta cần:

- Tuyên truyền phổ biến sâu rộng cho nhân dân trong làng thấy được nét đẹp, những giá trị tốt đẹp của lễ hội đình làng mình để họ hiểu và có ý thức tham gia, xây dựng và bảo vệ các giá trị văn hóa này.

- Các cấp chính quyền địa phương cần phải tuyên truyền cho người dân biết đến luật di sản văn hóa, để người dân hiểu rõ luật pháp và không làm những việc gây tổn hại tới lễ hội.

- Nghiên cứu hệ thống lễ hội xưa và nay, để thấy được những mặt tích cực và hạn chế của lễ hội ở mỗi thời điểm khác nhau, từ đó có biện pháp kế thừa, phát huy những mặt tích cực và loại bỏ những mặt hạn chế của lễ hội

nhằm hệ thống hóa lễ hội một cách khoa học nhất, phù hợp với tinh thần của thời đại mới.

- Tư liệu hóa các giá trị lễ hội bằng các phương tiện hiện đại như: Quay phim, chụp ảnh, ghi chép.

- Đầu tư kinh phí để tổ chức lại các trị chơi dân gian, trò diễn đặc sắc như: Đấu vật, ném quân, leo cầu phao,…. trước hết chính nhân dân trong làng thấy được cái hay, cái đẹp của của các trị chơi, từ đó khuyến khích mọi người cùng tham gia vui chơi hưởng thụ văn hóa làng mình, sau đó sẽ tổ chức đào tạo, truyền dạy cho thế hệ trẻ trong làng kế thừa.

- Tăng cường sự quản lý, giám sát, hỗ trợ của các cơ quan ban ngành văn hóa, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đối với việc tổ chức lễ hội đền làng. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban ngành đoàn thể với các địa phương trong tất cả các khâu tiến hành lễ hội.

3.3.2.2. Khai thác và phát huy giá trị văn hóa ở lễ hội đình Trùng Thượng

Vấn đề chính sách

Trong điều 13 Công ước bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể đã xác định để bảo vệ và phát huy vai trò của di sản văn hoá phi vật thể, các quốc gia thành viên cần thiết phải thơng qua một chính sách chung. Chính sách là một tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc bảo tồn và phát triển các giá trị của di tích và lễ hội truyền thống. Thực thi những chính sách nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội sẽ đảm bảo được 2 yêu cầu: 1/Phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước; 2/Phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người dân[26]. Từ nội dung công ước trên cho thấy, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị của hội đình Trùng Thượng là cơng việc đầy khó khăn, phức tạp và địi hỏi có sự đồng bộ trong nhận thức của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể trong xã hội. Để làm tốt việc này, trước tiên cần xây dựng hệ thống tiêu chí theo hướng giữ gìn và phát triển. Các tiêu chí này cần phải

có sự tham gia xây dựng hoặc thẩm định đánh giá bởi các nhà chuyên môn, 89 các cấp lãnh đạo đảng và chính quyền Trung ương và địa phương. Thực tế hiện nay, nhiều di tích và lễ hội truyền thống được nâng cấp và phát triển nhờ vào sự đóng góp cơng sức, tiền của của các thành phần trong xã hội. Chính vì thế, ở góc độ quản lý nhà nước cần có những chính sách khuyến khích người dân và các tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động và tài trợ cho văn hố. Xây dựng chính sách bảo tồn, phát huy di tích và lễ hội phải gắn với chiến lược phát triển du lịch văn hoá và du lịch sinh thái, đây là nội dung quan trọng phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên của địa phương có nhiều đồi núi, sơng hồ tự nhiên. Trên thực tế, du lịch và lễ hội là hai nội dung bổ trợ, phục vụ và tác động qua lại lẫn nhau, nếu biết cách khai thác sử dụng một cách hợp lý sẽ hướng tới sự phát triển bền vững của khơng gian văn hóa địa phương ở hiện tại cũng như trong tương lai.

Nâng cao vai trò cộng đồng

Khơng phải ngay từ đầu, đình làng ra đời để làm nơi hội tụ văn hóa của địa phương. Nhưng trải qua thời gian, không ai bảo ai, nơi đâu cũng thống nhất một khuynh hướng chung đó là biến ngơi đình thành nơi tụ hội văn hóa. Cái gì trang trọng, uy nghi, đẹp đẽ, rộn ràng đều được tập trung ở đình làng. Cụ thể, nó được tập trung ở cảnh quan, kiến trúc, lễ hội đình. Có thể nói đình làng là sự thể hiện đầy đủ những giá trị văn hóa tiêu biểu được kết tinh bởi tinh hoa của dân tộc, sự sáng tạo của con người.

Trong Hội nghị các chuyên gia bàn về “Sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, hướng đến thực hiện công ước 2003” đã đưa ra một định nghĩa về cộng đồng. Định nghĩa này được trình bày như sau: “Cộng đồng là các mạng lưới bao gồm những người mà nhận thức về bản sắc hoặc sự gắn kết với nhau phát sinh từ cùng một mối quan hệ mang tính lịch sử bắt nguồn từ việc thực hành và chuyển giao hoặc cùng ràng buộc với di sản văn hố phi vật thể của họ”. Điều 14, Cơng ước Quốc tế về “Giáo dục

nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực, mỗi Quốc gia phải nỗ lực bằng mọi biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo sự công nhận, tôn trọng và đề cao di sản văn hoá phi vật thể trong xã hội, đặc biệt thơng qua các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức và thông tin hướng đến quảng đại công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ; các chương trình giáo dục và đào tạo cụ thể cho cộng đồng và các nhóm người liên quan làm cho cơng chúng biết được những nguy cơ đe doạ di sản này.” Công ước này chỉ rõ: “Cần phải nỗ lực để đảm bảo khả năng tham gia tối đa của các cộng đồng và nhóm người…”. Khi đề cập đến cộng đồng, cần thiết phải xác định có cộng đồng dân tộc, cộng đồng văn hoá và cộng đồng địa phương. Hội đình Trùng Thượng là một giá trị văn hoá rất đặc biệt của cộng đồng cư dân địa phương

Hội đình Trùng Thượng có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của người nơi đây. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập Quốc tế hiện nay đứng trước nguy cơ bị mai một hoặc mất đi các giá trị văn hoá, bản sắc văn hố tộc người. Trong điều kiện đó, cộng đồng những con người làm chủ thể sáng tạo văn hoá sẽ đóng vai trị rất quan trọng trong việc bảo tồn, trao truyền các giá trị văn hoá cho các thế hệ tiếp nối. Do đó cũng cần phải xác định hội làng là di sản văn hoá của cộng đồng, do chính cộng đồng đã khơng ngừng sáng tạo và bảo lưu, bảo tồn trong trường kỳ lịch sử. Thiết nghĩ, cộng đồng nên đứng ở trung tâm của việc tổ chức hội và việc tổ chức hội cho cộng đồng địa phương là giải pháp quan trọng nhất cho việc bảo tồn phát huy giá trị của hội truyền thống ở nước ta hiện nay.

Trong tiến trình lịch sử, hội làng có những thời điểm tạm dừng, bởi lý do cả dân tộc phải cùng nhau chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc thống nhất đất nước. Vào các thời điểm đất nước hịa bình, hội làng lại có điều kiện để phục hồi và phát triển, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Thực tế cho thấy, để quy chế tổ chức lễ hội của ngành Văn hố Thơng tin (nay là Văn hoá, Thể thao và Du lịch) thực sự đi vào cuộc sống, chúng ta cần có sự phối hợp cả trong việc ban hành văn bản và chỉ đạo hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản đó trong thực tiễn ở mọi cấp, ngành và địa phương. Văn bản quản lý là công cụ pháp lý quan trọng dưới luật để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về lễ hội. Thực tiễn cho thấy nếu khơng có sự phối hợp trong cơng tác quản lý lễ hội, việc quản lý hội đình làng Tùy Hối cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định do tính đa dạng của đối tượng quản lý của hội và sự thay đổi liên tục của thực tiễn. Chú trọng tới giải pháp quản lý Nhà nước về lễ hội thông qua hệ thống các văn bản pháp luật như: Luật Di sản Văn hoá, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan... Hồn thiện các văn bản quản lý phải được tiến hành đồng thời với biện pháp tuyên truyền phổ biến các văn bản liên quan đến di tích và lễ hội nói chung và trong đó có hội đình làng Trùng Thượng. Việc tăng cường quản lý hội làng nhằm đưa các hoạt động tổ chức lễ hội đi vào nề nếp, quy củ, hạn chế các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan nhằm thoả mãn nhu cầu về sinh hoạt văn hố tín ngưỡng của nhân dân, làm cho đời sống của cộng đồng thêm đa dạng vui tươi, phấn khởi tăng cường giao lưu đoàn kết cộng đồng. Trên cơ sở đáp ứng yêu cầu về tín ngưỡng, và tự do tín ngưỡng tơn giáo, làm cho người dân thêm tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước. Đến với hội đình Trùng Thượng, thơng qua đó góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân địa phương. Để hội làng thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cho địa phương, phát huy tinh thần cộng đồng trong việc xây dựng và phát triển diện mạo mới của quê hương Việt Nam.

Cần chú ý đến việc hoàn thiện các văn bản thể chế luật pháp và chính sách. Tăng cường quản lý lễ hội truyền thống bằng cách hoàn thiện các thể chế luật pháp, chính sách, chúng ta mới có thể có những chế tài phù hợp, không gây tranh cãi để xử lý các vi phạm và tôn vinh những hoạt động bảo

tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội. Tổ chức giám sát, kiểm tra trong hoạt động tổ chức trong hội đình làng Trùng Thượng năm 2010 và những vấn đề cần kiểm tra giải quyết… Quản lý các hội làng cần có sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước, nếu buông lỏng công tác thanh tra, kiểm tra và

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa đình Trùng Thượng xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)