Tăng cường đầu tư kinh phí và trang thiết bị kỹ thuật cho công tác quản lý hiện

Một phần của tài liệu Quản lý hiện vật tại trung tâm bảo tồn di sản thăng long hà nội (Trang 70 - 72)

3.1.1 .Các văn bản quốc tế

3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hiện vật tại Trung tâm bảo

3.3.6. Tăng cường đầu tư kinh phí và trang thiết bị kỹ thuật cho công tác quản lý hiện

- Đối với cán bộ sử dụng: trang bị các kiến thức tin học ở trình độ phổ cập giúp tiếp thu cơng nghệ, sử dụng thành thạo các hệ chương trình vào cơng việc nghiệp vụ thường xun.

- Đối với cán bộ bảo đảm hệ thống: trang bị các kiến thức tin học ở trình độ cao để tiếp thu công nghệ, quản lý hệ thống, giúp đỡ các cán bộ nghiệp vụ và tiến tới việc phối hợp xây dựng các HTTT mới. Cài đặt, sử dụng và quản trị mạng máy tính hiện đại.

3.3.6. Tăng cường đầu tư kinh phí và trang thiết bị - kỹ thuật cho công tác quản lý hiện vật hiện vật

Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội được cấp kinh phí bình qn hàng năm khoảng 10-12 tỷ đồng, với nguồn kinh phí này, trung tâm gặp rất nhiều khó khăn để trang trải đầy đủ cho các hoạt động nghiệp vụ và thực hiện nhiệm vụ sưu tầm tài liệu, hiện vật làm giàu kho cơ sở của mình, tổ chức bảo quản hiện vật trong kho... Vì vậy đề nghị UBND thành phố hà Nội cần có cơ chế, chính sách tạo điều kiện bổ sung kinh phí để Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội được tăng cường hợp tác với các di sản trong nước và quốc tế nhằm trao đổi học tập kinh nghiệm nhất là công tác quản lý hiện vật và áp dụng khoa học kỹ thuật, cơng nghệ tiên tiến, đầu tư kinh phí mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ các hoạt động sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, tu sửa, phục chế hiện vật.

Cần đầu tư kinh phí, đầu tư các trang thiết bị hiện đại cho hoạt động quản lý hiện vật để đáp ứng thực hiện các phương thức bảo quản: bảo quản phòng ngừa, bảo quản chống xuống cấp và bảo quản tu sửa… hay ứng dụng các phương pháp tu sửa hiện vật mới… nhằm đảm bảo các tiêu chí của một bảo tàng hiện đại trong tương lai, phù hợp với chủ trương cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trình độ dân trí hiện nay.

Để hiện vật được bảo quản tốt thì sau khi áp dụng các phương pháp bảo quản hiện vật cần phải được lưu giữ với những trang thiết bị hiện đại, môi trường mơi trường kho thơng

thống, đủ tiêu chuẩn về độ ẩm, sạch bụi, có kệ, giá phù hợp và tránh sự xê dịch, va chạm mạnh, hiện vật không để chồng lên nhau, không để ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Tủ hiện vật không kê sát vách, kho được trang bị các thiết bị chống ẩm, thơng gió, báo cháy. Hệ thống điện đảm bảo đủ sáng cho việc kiểm tra hiện vật và không chiếu trực tiếp vào hiện vật, tốt nhất 3 năm một lần, hiện vật được thực hiện định kì chế độ bảo quản.

Vì vậy, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội cần thiết phải đầu tư thêm một số trang thiết bị: điều hịa, máy hút ẩm, quạt thơng gió, máy hút bụi, tủ chống ẩm, tủ lạnh âm sâu. Đây là điều kiện rất tốt cho bảo quản phòng ngừa hiện vật. Cán bộ phòng kho cần thường xuyên có chế độ theo dõi sự biến động của nhiệt độ, độ ẩm (độ ẩm khống chế ở mức 60%, nhiệt độ trung bình là 26oC). Đặc thù hiện vật tại khu di sản Hoàng Thành Thăng Long với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau thì cần phải xây dựng các kho riêng biệt để bảo quản theo từng chất liệu loại hình cho phù hợp, Việc duy trì hệ thống điều hịa tại các phịng bảo quản phải cần thiết phải đảm bảo hoạt động 24/24 giờ/ ngày, không nên ngắt vào ban đêm và những ngày nghỉ, ngày lễ sẽ ảnh hưởng đến công tác bảo quản hiện vật.

Ánh sáng: Là một trong những tác nhân gây hại, vì tia cực tím có thể làm bay màu tranh giấy, vải, màu sắc trên gỗ, ánh sáng có cường độ càng lớn, thì mức độ ảnh hưởng đến hiện vật càng cao, có thể làm cong, vênh, nứt nẻ hiện vật. Vì vậy Bảo tàng phải đầu tư hệ thống chiếu sáng có thể điều chỉnh linh hoạt, đảm bảo sự trung hoà ánh sáng giữa nhu cầu của ánh sáng hiện vật (bóng tối hồn tồn) và nhu cầu ánh sáng của khách tham quan (đủ ánh sáng để nhìn được hiện vật) vì vậy, tuỳ nơi tuỳ lúc cần giảm bớt cơng suất các bóng đèn, khi hết khách có thể tắt điện các phịng trưng bày, đóng cửa chớp các cửa sổ và các cửa ra vào để bảo đảm giao động ánh sáng trong nhà từ 50 Lux đến 200 Lux.

Nên có phịng cách ly hiện vật: Dành cho những hiện vật khi vừa sưu tầm về hoặc dùng để cách ly các hiện vật có các biểu hiện, nhiễm cơn trùng hoặc nấm mốc. Phịng luôn trong điều kiện ổn định về nhiệt độ và độ ẩm, nên cách biệt với kho của bảo tàng.

Trung tâm cần đầu tư thêm kinh phí để mua các trang thiết bị mới như hệ thống giá kệ kệ để hiện vật, các loại bàn ép chuyên dụng, máy soi, máy phun ẩm, máy ảnh, máy quay phim, kính hiển vi các loại cùng một số cơng cụ chuyên dung để phục vụ cho công tác tu sửa phục chế.

Đồng thời, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và những ứng dụng rộng rãi trong các khâu cơng tác thì cơng tác kho cũng cần phải có những sự đầu tư cho phù hợp:

- Đầu tư mạnh và nhiều hơn nữa cho cơng tác kiểm kê hiện vật trong đó có vấn đề áp dụng công nghệ thông tin cần phải đưa lên hàng đầu đặc biệt là phần mềm quản lý hiện vật.

- Tăng cường đầu tư các thiết bị, hóa chất phịng chống mối mọt và vi sinh vật gây hại cho hiện vật.

- Đầu tư xây dựng, cải tạo diện tích kho lưu giữ hiện vật, tăng cường diện tích làm việc để cán bộ kho thuận lợi khi xử lý các biện pháp tác nghiệp với hiện vật trước khi xuất hiện vật và nhập hiện vật trở lại.

Quản lý hiện vật có một vị trí quan trọng trong hoạt động di sản, vì thế có được sự quan tâm và đầu tư cho công tác quản lý hiện vật là điều vơ cùng cần thiết. Có được những điều kiện làm việc với trang thiết bị kỹ thuật tốt nhất mới mong đem lại hiệu quả cao trong cơng tác quản lý hiện vật, góp phần bảo tồn lâu dàicho hiện vật đang được lưu giữ và trưng bày ở di sản, phục vụ tốt công tác phát huy giá trị Di sản Văn hóa Thăng Long Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản lý hiện vật tại trung tâm bảo tồn di sản thăng long hà nội (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)