3.1.1 .Các văn bản quốc tế
3.1.2. Các văn bản quốc gia
Ở nước ta, Luật di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã đề ra các điều khoản cụ thể về bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể. Điều 17 quy định nhà nước bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể thơng qua các biện pháp sau đây: 1/Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể; 2/Tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể; 3/Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu sưu tầm, lưu giữ, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể đề nghị của tổ chức cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể; 4/Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể; 5/Đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, ngăn ngừa nguy cơ làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể [33].
Đối với di sản văn hóa vật thể chương 4 của Luật Di sản đã được sửa đổi đã nêu ra các nội dung:
1/Căn cứ vào các tiêu chí trong điều 28 cần tổ chức nghiên cứu phát hiện, lập hồ sơ xếp hạng phân loại di tích.
2/Căn cứ vào giá trị của từng di tích để nhà nước ra văn bản xếp hạng di tích, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ di tích và xác định mức độ giá trị của từng di tích cụ thể.
3/Tổ chức bảo quản, tu bổ, chống xuống cấp di tích, thực hiện giải pháp phục hồi, tơn tạo di tích theo các ngun tắc và căn cứ khoa học.
4/Tổ chức khai thác giá trị di tích phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu bản sắc, giá trị văn hóa của cộng đồng trong nước và quốc tế [34].
3.1.3. Các nhiệm vụ của bộ máy quản lý khu di sản Hoàng thành Thăng Long
Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đặt ra hàng năm. Dưới đây là các nhiệm vụ trọng tâm được nêu ra trong báo cáo thường niên mà trung tâm đã thực hiện trong những năm qua [39] cụ thể như sau:
- Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành để thực hiện tốt cam kết thực hiện khuyến nghị của ICOMOS; đặc biệt chú trọng công tác tiếp nhận bàn giao để tiến tới nhất thể hóa quản lý
khu di sản, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, khai quật khảo cổ học, bảo quản, kiểm kê, bảo tồn di sản; tập trung công tác nghiên cứu khu vực khu trung tâm, khu vực điện kính thiên.
- Tập trung vào cơng tác quản lý hiện vật như kiểm kê , bảo quản, tu sửa, làm hồ sơ khoa học hiện vật...
- Tiếp tục triển khai vận hành, khai thác trang web Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội phục vụ công tác quy hoạch và tuyên truyền quảng bá.
- Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên gồm tu bổ, bảo quản, sửa chữa nhỏ các đơn nguyên kiến trúc trong khu Hồng thành Thăng Long, cơng tác vệ sinh mơi trường, chăm sóc cây xanh thảm cỏ, chống mối, phòng cháy chữa cháy.
- Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tập trung bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ thông qua các hoạt động do cơ quan tự tổ chức và hợp tác quốc tế, xây dựng mơ hình văn hóa đồn kết phát huy sức mạnh tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm.
- Tiếp tục là cơ quan đầu mối cho UBND Thành phố trong công tác đề xuất, tham mưu bàn giao, tiếp nhận khu di sản Hồng thành, tích cực và chủ động phối hợp với các sở, cơ quan liên quan để thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng và di chuyển các hộ dân cịn lại trong khu vực và đơn đốc việc thực hiện văn bản nhiệm vụ của UBND Thành phố về công tác bàn giao tiếp nhận thành cổ.
- Thực hiện tốt các quy định của Đảng, Nhà nước, của Thành phố về quản lý ngân sách, tài sản, cán bộ công chức, viên chức và người lao động, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phát huy dân chủ, tạo điều kiện phát triển cơng tác đồn thể, chính trị, tập trung chỉ đạo có hiệu quả việc thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ của thành phố giao cho.
Q trình xã hội hóa mọi mặt của cuộc sống, di sản văn hóa cũng khơng phải là ngoại lệ. Nhiều loại hình di sản văn hóa mở ra, họ có tiềm lực, thế mạnh trong sưu tầm, quảng bá hình ảnh, phương pháp tiếp cận cơng chúng tốt hơn nên thu hút được khách tham quan đến với di sản. Đây là thách thức cho công tác quản lý hiện vật tại Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội.
Qua khảo sát cho thấy các khâu trong công tác quản lý hiện vật tại Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội hiện nay còn những hạn chế nhất định: công tác sưu tầm, bảo quản, kiểm kê, tu sửa và phục chế hiện vật… mặc dù đã được quan tâm song chưa nhiều, cán bộ nhiều người còn chưa nhận thức được vai trị của cơng tác quản lý hiện vật, cán bộ thực sự có
chun mơn giỏi không nhiều, không được chuyên mơn hóa, cịn phải kiêm nhiệm nhiều việc…
Trong bối cảnh đó vai trị của khu di sản, cơng tác quản lý hiện vật thuộc di sản trong việc tuyên truyền, giáo dục định hướng tiếp cận văn hóa đối với các thế hệ nhân dân là vô cùng quan trọng. Muốn làm tốt được vai trò, trách nhiệm này Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội phải xác định được phương hướng và giải pháp cho các cơng tác của mình đặc biệt là cơng tác quản lý hiện vật của Trung tâm.