Thẩm định, tham gia thẩm định các dự án bảo tồn, tu bổ di tích

Một phần của tài liệu Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 61 - 62)

2.3. Các hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa

2.3.4. Thẩm định, tham gia thẩm định các dự án bảo tồn, tu bổ di tích

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, những năm qua, công tác tu bổ, tơn tạo các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh được quan tâm đẩy mạnh, triển khai có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa, tỉnh Sơn La có hệ thống di tích lịch sử - văn hóa đa dạng, phong phú. Thời gian qua, việc tu bổ tơn tạo các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có những chuyển biến tích cực kể từ khi Nghị định số 70/2012/NĐ -CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ và Thông tư số 18/2012/TT - BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL có hiệu lực thi hành đã đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả pháp lý và chuyên môn của hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Nhờ có trình tự, thủ tục rõ ràng và quy định cụ thể về việc lập, thẩm định đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương và tổ chức tư vấn triển khai thực hiện, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động quản lý và tu bổ di tích, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Đa số các di tích trong q trình tu bổ, tơn tạo đều được thực hiện đúng quy trình, đúng quy định trong Thông tư 18/2012/TT -BVHTT&DL, Việc lựa chọn đơn vị thi công được bàn bạc dân chủ cơng khai, lựa chọn đơn vị có kinh nghiệm có chứng chỉ hành nghề. Trong quá trình triển khai dự án trùng tu, tôn tạo di tích Sở VHTT&DL, Bảo tàng tỉnh được tham gia thẩm định về chun mơn, qua đó đã phần nào giữ được yếu tố và khai thác phát huy được giá trị các di sản.

Tuy nhiên, cơng tác này vẫn cịn nhiều bất cập, mặc dù theo chủ trương chung, việc bảo vệ khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa do người dân và cơ quan quản lý nhà nước đều có trách nhiệm, điều này thể hiện rất rõ qua Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 và luật số 32/2009/QH12 – sửa đổi bổ sung một số điều luật di sản. Ngồi các quy định mang tính pháp lý, có một vài yếu tố bị xem nhẹ, việc đánh giá xếp hạng các di tích hiện chỉ theo tiêu chí

khung cứng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Một số cơng trình di sản có giá trị nghệ thuật, hay tôn giáo, mang hồn cốt của dân tộc, địa phương còn đang bị lãng quên…có địa phương sau khi được phân cấp quản lí khai thác phát huy các di tích trên địa bàn đã tự ý tu bổ, tôn tạo, xây mới các hạng mục liên quan đến di tích mà khơng xin ý kiến và khơng có sự tham gia thẩm định của cơ quan Quản lý Nhà nước, cơ quan chun mơn (Chùa Vạt Hồng - Mộc Châu, Đình Chu - Phù Yên…..). Trong qua trình tu bổ tơn tạo các địa phương lựa chọn nhà thầu khơng có đủ năng lực về tài chính, về chứng chỉ hành nghề, nhất là các di tích sử dụng nguồn vốn xã hội hóa. Cơ quan quản lý nhà nước chưa giám sát đến nơi đến chốn, vì vậy đâu đó vẫn cịn sảy ra tình trạng địa phương nào mạnh địa phương đó tự ý trùng tu, tơn tạo di tích.

Theo bà Ngơ Thị Hải Yến - Trưởng phịng Quản lí Di sản Sở VHTT&DL Sơn La cho biết: “ Có những địa phương tổ chức quy hoạch, tu bổ, tơn tạo di tích Sở VHTT&DL khơng được tham gia ý kiến thẩm định. Hiện nay, chúng tôi đã tham mưu văn bản yêu cầu các địa phương trong quá trình quản lý, tu bổ, tôn tạo di tích phải xin ý kiến thẩm định của Sở VHTT&DL theo đúng quy định” [Tài liệu phỏng vấn năm 2017 tại Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch tỉnh Sơn La].

Một phần của tài liệu Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)