Xuất phát từ thực trạng công tác quản lý di tích LS -VH, đặc biệt là từ những hạn chế của côn tác này, trên cơ sở phương hướng và nhiệm vụ của Chính phủ và tỉnh Sơn La đã đề ra đối với hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, luận văn đưa ra một số giải pháp như sau :
3.2.1. Tuyên truyền, phố biến giáo dục việc thi hành pháp luật về di tích
Ý thức chấp hành pháp luật và bảo vệ di tích của cộng đồng là một trong những hành động quan trọng trong quá trình bảo vệ và phát huy giá trị của hệ thống di tích. Trên thực tế ý thức đó đang dần bị suy yếu, cùng với đó là sự lãng quên, thờ ơ với lịch sử dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay. Do vậy việc đẩy mạnh giáo dục tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức của nhân dân trong việc thực hiệt tốt luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp quy về bảo vệ và phát huy giá trị của di tích cần được tổ chức phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức.
Việc tuyên truyền, phổ biến này cần được làm một cách thường xuyên, liên tục tại địa phương, đặc biệt là tầng lớp thế hệ trẻ, bởi đây là tầng lớp kế tục sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản trong tương lai. Phát huy sự chủ động, tích cực nỗ lực cố gắng của nhân dân và vai trò tự quản của cộng đồng các dân tộc trong q trình bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc mình.
Với đặc điểm là một tỉnh miền núi, có nhiều dân tộc cùng sinh sống mỗi vùng lại có truyền thống văn hóa riêng, những đặc điểm văn hóa ấy ẩn chứa trong nhiều di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội truyền thống tại các di tích của mỗi địa phương. Do vậy, để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức cho nhân dân về bảo vệ di tích cần có sự thay đổi về cách thức cho từng vùng, nhằm đảm bảo cho người dân dễ hiểu, hiểu đúng, cán bộ cơ sở phải là những người gần dân, hiểu được phong tục tập quán, văn hóa của đồng bào và phải biết và nói được tiếng dân tộc thì mới có thể cùng với nhân dân bảo tồn khai thác phát huy được giá trị di sản văn hóa..
Trong thời gian tiếp theo cần tăng cường đẩy mạnh hơn nữa chương trình liên ngành đưa di sản văn hóa vào trường học thơng qua các chương trình học tập nghiên cứu trực tiếp tại di
tích và các buổi ngoại khóa giúp cho các em học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa của địa phương một cách chân thực, bằng những minh chứng cụ thể nhằm giáo dục thế hệ trẻ ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường ý thức bảo vệ di tích LSVH, tài sản vô cùng quý giá của ông cha truyền lại cho thế hệ sau.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La cần tăng cường công tác mở các lớp tập huấn cho cán bộ văn hóa cơ sở và những người trực tiếp trơng coi di tích, bởi họ là những người làm cơng tác bảo vệ di tích, đồng thời là đội ngũ cán bộ gần gũi với quần chúng nhân dân hơn cả. Để tuyên truyền giáo dục đạt hiệu quả cao. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La cần trang bị cho đội ngũ cán bộ những hiểu biết, những nguyên tắc cơ bản trong việc bảo vệ phát huy giá trị di tích.
Cần tăng cường cơng tác tun truyền các di sản văn hóa trên các phương tiện thơng tin đại chúng, qua sách báo, qua các ấn phẩm văn hóa, tờ rơi, tờ gấp .... Đặc biệt trong q trình tồn cầu hóa, cơng nghệ thơng tin là một trong những phương tiện thường xuyên, không thể thiếu, do vậy việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích là việc cần làm ngay. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La đã có trang Website riêng nhưng phần giới thiệu về di tích chưa lớn. Vì vậy, trong gian tới cần có nhiều bài viết chuyên sâu hơn nữa về di tích để giới thiệu quảng bá tới đơng đảo khách trong và ngồi nước về những di sản của địa phương.
3.3.2. Tăng cường công tác kiểm kê, xếp hạng; cơng tác tổ chức tu bổ, tơn tạo di tích
lịch sử - văn hóa
Trong các khâu quản lý hoạt động bảo tồn DTLS -VH, việc kiểm kê, xếp hạng di tích cần phải được tiến hành đầu tiên để xác định giá trị của các di tích, phát hiện tư liệu nhằm tìm lại và trả về những giá trị đích thực của tự bản thân di tích, trên cơ sở đó lập hồ sơ đề nghị cơng nhận xếp hạng là một cơng việc cần được thực hiện theo một quy trình khoa học và pháp lý chặt chẽ.
Thực tế của hoạt động kiểm kê di tích trong những năm qua đang chỉ ở mức độ thống kê số lượng và giá trị của các di tích trên địa bàn tồn tỉnh. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương để tổng kiểm kê đánh giá đúng thực trạng di tích, xem xét các di tích có khả năng phát huy hay cần phải đầu tư kinh phí cho việc tu bổ tơn tạo. Vì vậy, để kiểm kê xếp hạng di tích Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tăng cường chỉ đạo các phịng chun mơn
có sự phối hợp chặt chẽ với địa phương tổng kiểm kê đánh giá đúng thực trạng và khả năng phát huy của các di tích.
Qua q trình rà sốt, trong tổng số 56 di tích đã được xếp hạng nhiều hồ sơ di tích cịn thiếu nhiều nội dung so với u cầu của Thơng tư 09/TT -BVHTT&DL. Vì vậy, để khắc phục thực trạng này cơ quan quản lý nhà nước cần tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch dài hạn để tiếp tục hoàn thiện thủ tục cho các di tích đã xếp hạng, nội dung hồ sơ di tích phải thực hiện theo quy định của Thông tư 09/TT -BVHTT&DL ngày 14/7/2011của Bộ VHTT&DL. Tiến hành việc phân loại, xác định đúng tên gọi phù hợp với nội dung, đặc điểm để có thể tiến hành hoạt động bảo vệ, sử dụng di tích một cách có hiệu quả. Các cơ quan chuyên môn đánh giá mức độ hay giá trị từng mặt của di tích, lập hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoa học và các thủ tục đề nghị xếp hạng.
Tuy nhiên, để làm tốt công tác này cần phát huy vai trò của địa phương được giao quản lý di tích lịch sử - văn hóa theo phân cấp quản lý. Hiện nay, các di tích, danh thắng đã xếp hạng được giao cho các địa phương quản lý theo quyết định số 1049/QĐ -UBND, ngày 4/5/2016 UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành quy chế, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế đa số các huyện chưa chủ động trong công tác quy hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc huy động các nguồn lực xã hội hóa cho cơng tác tu bổ, tơn tạo, chống xuống cấp và phát huy giá trị di tích cịn hạn chế. Vì vậy, để bảo vệ khai thác phát huy tốt giá trị của di tích cần phải có sự quan tâm vào cuộc của các cấp, các ngành và nhân dân địa phương. Quan tâm đến kinh phí đền bù, giải tỏa mặt bằng để thực hiện việc đo đạc, khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích và cấp giấy chứng nhận QSD đất. Bên cạnh đó, các địa phương cần phải trú trọng đến cơng tác đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng được công tác bảo vệ, khai thác phát huy giá trị di sản văn hóa.
Mặc dù cơng tác tu bổ, tơn tạo di tích của tỉnh Sơn La trong những năm qua đã đạt được những kết quả khả quan, song trên thực tế vẫn cịn nhiều di tích cịn xuống cấp nghiêm trọng cần phải được kịp thời tu bổ, tôn tạo trong những năm tới. Yêu cầu đặt ra là phải vừa đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa để huy động nguồn lực, vừa phải nâng cao nhận thức kiến thức khoa học bảo tồn di tích, nắm vững thực trạng di tích, cùng những địi hỏi cấp bách đang đặt ra từ nhận thức ấy để quản lý chặt chẽ và triển khai có hiệu quả các hoạt động tu bổ di tích
nhằm gìn giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích được lâu dài và bền vững.
Đối với các di tích đã được cơng nhận xếp hạng, hàng năm Sở VHTT&DL Sơn La cần tiến hành khảo sát, lập hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền cấp kinh phí để tiến hành tu bổ di tích.
Đối với các di tích cịn lại kêu gọi nguồn xã hội hóa, nhưng thực hiện cơng tác tu bổ phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm thực hiện.
Đối với các di tích có giá trị quan trọng nhưng đã bị phá hủy hoàn toàn do thiên nhiên, chiến tranh, nhưng vẫn lưu giữ được các tài liệu hiện vật của di tích hoặc đồ thờ tự và cổ vật của di tích, thì nên cần được phục dựng lại trên cơ sở khoa học bảo tồn di tích.
Việc đầu tư kinh phí tu bổ tơn tạo nên tập trung không dàn trải, thực tế cho thấy trong nhiều năm qua, tỉnh Sơn La đã quan tâm đến vấn đề này và đã dành nguồn kinh phí cho cơng tác tu bổ. Song việc phân bổ kinh phí dàn trải, chưa tập trung, trong khi đó nhu cầu sửa chữa do đặc thù thì cần rất nhiều kinh phí. Nếu khơng có cơng tác XHH thì rất khó cho việc tu bổ. Tình trạng “muối bỏ bể”, kinh phí cấp chỉ đủ để lập hồ sơ là một vấn đề đã sẩy ra và cần phải thay đổi. Trong thời gian tới tỉnh cần tăng cường đầu tư kinh phí trên quan điểm đầu tư có trọng điểm, không dàn trải. Cần gắn việc đầu tư kinh phí với cơng tác quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là vai trò giám sát của cộng đồng dân cư nơi có di tích tồn tại.
Quan tâm khảo sát, chọn lọc, xem xét thật kỹ để đầu tư đúng điểm, ưu tiên đầu tư cho những di tích có giá trị có nguy cơ hư hại cao để bảo tồn.
Cần có những cơ chế và chính sách phù hợp, khuyến khích về mặt vật chất và tinh thần đối với các tổ chức, cá nhân sau khi đã đầu tư nguồn vốn vào tu bổ di tích. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà có những ưu đãi như: các nhà đầu tư lớn (nguồn vốn có tỷ lệ từ 85% trở lên) cho các di tích được tham gia vào BQL di tích (Trong trường hợp cần thiết và đủ điều kiện, có khả năng, được tín nhiệm của nhân dân có thể giao trực tiếp quản lý di tích (như di tích lưu niệm Trung đồn 52 Tây Tiến, Mộc Châu). Đối với các nhà đầu tư, những người cơng đức tùy theo khả năng đóng góp sẽ được ghi danh sổ vàng danh dự của địa phương hay đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng.
Tóm lại, cơng tác quản lý việc xây dựng và thi công các dự án tu bổ, tơn tạo di tích là mặt hoạt động có tính chất chun ngành có nhiều điểm khác biệt so với việc quản lý các dự án xây dựng các cơng trình mới. Do đó tất yếu phải có cơ chế quản lý mang tính chất chuyên biệt trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật di sản văn hóa và Luật xây dựng.
3.3.3. Phải có sự tham gia của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào cơng tác thẩm
định, các dự án bảo tồn, tôn tạo di tích
Một dự án tu bổ, tơn tạo di tích sẽ khơng thành cơng nếu khơng được thẩm định và sự tham gia thẩm định của các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước về di tích. Hoạt động tu bổ, tơn tạo di tích có chất lượng hay không nằm ở nhiều khâu từ lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế, quy hoạch, thi công, lấy ý kiến tham vấn của các nhà khoa học... làm sao lựa chọn được những đơn vị tham gia tu bổ di tích tốt nhất. Với thực tế hiện nay ở một số địa phương khi tiến hành tu bổ, tơn tạo di tích khơng xin ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chun mơn nên có những di tích khơng cịn giữ được yếu tố gốc.
Theo kết quả đánh giá sơ bộ, các dự án trùng tu thực hiện bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia đa số tuân thủ quy định của Luật Di sản văn hoá, thực hiện tốt quy trình đầu tư, xây dựng và các quy định về tu bổ di tích, kỹ thuật được bảo đảm như: Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La, Di tích Văn bia quế lâm ngự chế - đền thờ Vua Lê Thái Tông...Tuy nhiên, vẫn cịn có những di tích việc tu bổ khơng theo đúng quy trình kỹ thuật, thi cơng khơng đảm bảo, các yếu tố nguyên gốc của di tích ít được coi trọng (di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Mường Và, Đình Chu, Chùa Vạt Hồng....). Nguyên nhân của những vi phạm nói trên chủ yếu là do một số đơn vị thi cơng chưa có kinh nghiệm trong việc tu bổ di tích, đặc biệt là các kiến thức về kỹ thuật tu bổ và bảo quản hiện vật dẫn đến xa rời yếu tố nguyên gốc; thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cơ quan chức năng. Quy trình trùng tu, tơn tạo lại di tích trước đây có một số bất cập, đơn vị chịu trách nhiệm thi cơng chưa có kinh nghiệm trong việc tu bổ di tích lịch sử - văn hố. Bên cạnh đó, việc tu bổ, tơn tạo và nâng cấp di tích cũng bị “vướng” do một số quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu. Chẳng hạn, trong đấu thầu thi công, đơn vị nào đưa giá thấp nhất sẽ thắng thầu, bất kể việc họ có kinh nghiệm hay khơng.
Vì vậy, việc trùng tu, tơn tạo di tích hiện nay phải tn thủ quy trình chuẩn, phải bảo tồn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích, thực hiện theo đúng Thông tư 18/2012/TT -
BVHTT&DL quy thẩm quyền, trình tự thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh; Tiến hành tổng kiểm kê, đánh giá đúng thực trạng các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh cần được tu bổ, tôn tạo; Phối hợp chỉ đạo thường xuyên về chuyên môn trong lĩnh vực quản lý, tu bổ tơn tạo di tích giữa Sở VHTT&DL với UBND các huyện; Quy hoạch di tích, tiến hành thủ tục hồ sơ tu bổ, tơn tạo di tích phải có sự tham gia của Sở VHTT&DL; Trong quá trình tu bổ, tơn tạo ưu tiên việc giữ gìn, bảo quản các di tích kiến trúc với các mảng chạm khắc nghệ thuật, cần chú ý đến sự bền vững lâu dài cho di tích sau khi được tu bổ. Sự tham gia thẩm định của cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chuyên môn và nguyện vọng của cộng đồng cư dân đang trơng nom gìn giữ di tích cũng cần được tơn trọng.
3.3.4. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trong việc quản lý di tích
Đào tạo, tăng cường nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực quản lý di tích đang trở thành nhu cầu cấp bách của ngành VHTT&DL tỉnh Sơn La. Với số lượng cán bộ đang thực hiện cơng tác quản lý di tích hiện nay khơng tương xứng với nhiệm vụ, điều đó địi hỏi cần phải có các giải pháp thì mới có được đội ngũ cán bộ quản lý di tích giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và hiểu thấu đáo những cơ chế, chính sách về di tích. Làm được điều này thì cơng