Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về di tích, xử lý vi phạm về di tích theo

Một phần của tài liệu Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 77 - 129)

theo quy định của Luật di sản văn hóa

Trong cơng tác DSVH nói chung và DTLS - VH nói riêng, cơng tác quản lý nhà nước khơng thể tách rời vai trị của cơng tác thanh tra, kiểm tra. Khơng có thanh tra, kiểm tra là bng lỏng vai trị quản lý, khơng cịn hiệu lực quản lý của cơng tác quản lý nhà nước, dẫn đến tình trạng các DTLS - VH bị xâm hại, công tác quy hoạch bị chồng chéo, môi trường DTLS - VH bị xâm hại, trách nhiệm của các ngành các cấp trong công tác quản lý DTLS - VH chưa thật phát huy hết vai trò mà luật pháp quy định. Điều đó địi hịi phải tăng cường cơng tác thanh tra kiểm tra về di tích. Với thực trạng về cơng tác thanh tra, kiểm tra di tích tại Sơn La cần phải có những giải pháp sau:

Xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra hàng năm, thường xuyên tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, có các hình thức xử phạt thật đích đáng nhằm chấm dứt hiện tượng các hộ dân lấn chiếm mặt trước để kinh doanh, những hành vi gây ảnh hưởng đến cảnh quan, mơi trường di tích. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo các quy định của Nhà nước mọi trường hợp xây dựng khơng phép, sai phép, lấn chiếm di tích, phá hoại cảnh quan gây ơ nhiễm mơi trường di tích cũng như hiện tượng hành nghề mê tín dị đoan tại các di tích gắn với tơn giáo, tín ngưỡng. Có kế hoạch bảo vệ, giữ gìn khơng để xảy ra mất mát hiện vật lưu giữ, đồ thờ tự trong các di tích. Đồng thời giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn, tồn tại, các “điểm nóng” liên quan đến di tích, khơng để phát sinh những vụ việc mới.

Kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội; Luật DSVH, Luật Du lịch của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.

Xử lý, ngăn ngừa hành chính các vi phạm trong hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị DTLS - VH trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.

Củng cố, nâng cao trình độ và trách nhiệm của các đội, tổ kiểm tra liên ngành, tăng cường kiểm tra và kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hố thơng tin, có biện pháp xử lý triệt để, kiên quyết dứt điểm và không để xảy ra tình trạng vi phạm diễn biến phức tạp, mất trật tự tại các di tích.

Xây dựng mạng lưới cộng đồng, tận dụng vai trò của ban thanh tra nhân dân các phường trong việc thanh, kiểm tra các vi phạm về DTLS -VH vì trên thực tế cơ quan quản lý không thể thường xuyên tiến hành kiểm tra những vi phạm về di tích. Cộng đồng chính là lực lượng quan trọng theo dõi, giám sát các vi phạm thường xuyên, trên cơ sở đó báo cáo các bộ phận chức năng và có biện pháp giải quyết kịp thời.

Như vậy, cơng tác thanh tra, kiểm tra có chức năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng, là chức năng thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật cũng như vai trò của quản lý nhà nước trong lĩnh vực VHTT&DL nói chung, cơng tác bảo tồn, tơn tạo và phát huy giá trị DTLS - VH nói riêng. Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra khơng có nghĩa là hạn chế hoạt động kinh doanh du lịch cũng như cơng tác xã hội hóa bảo tồn, tơn tạo DTLS - VH, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch; nâng cao vai trị của cơng tác quản lý nhà nước trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị DTLS - VH, nhất là hoạt động từ hoạt động du lịch cũng như phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước, con người và bản sắc văn hóa Sơn La nói riêng và Việt Nam nói chung.

Do các chế tài với những hành vi vi phạm di tích chưa cao và chủ yếu tập trung vào cơng tác hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị DTLS - VH và danh lam thắng cảnh, ngày 19 tháng 5 năm 2009, Bộ VHTT&DL đã ban hành Chỉ thị số 73/2009/CT-BVHTTDL về việc tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, trong đó các Sở VHTT&DL cần tăng cường cơng tác quản lý, bảo vệ di tích, nâng cao trách nhiệm bộ máy quản lý bảo vệ di tích, tăng cường giám sát chuyên môn, phát huy trách nhiệm giám sát cộng đồng để nâng cao chất lượng dự án tu bổ di tích.

Tiểu kết

Là một tỉnh miền núi có nhiều di tích nằm rải khắp trên 12/12 huyện, thành phố, trong những năm qua hoạt động quản lý, bảo tồn, tơn tạo và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có những thành tựu nhưng bên cạnh đó vẫn cịn có nhiều vấn đề cần giải quyết. Nhất là trong q trình phát triển kinh tế địi hỏi phải gắn với việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị khơng phải lúc nào cũng tương đồng với nhau. Đó là vấn đề lớn đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặt ra trong việc cân bằng giữa hai yếu tố bảo tồn và phát triển.

Để nâng cao công tác quản lý các DTLS - VH ở tỉnh Sơn La trong thời gian tới tác giả luận văn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau :

Tăng cường đầu tư quản lý của Nhà nước và sự quan tâm này cần có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Đẩy mạnh việc đầu tư kinh phí, vận động các tổ chức kinh tế - xã hội và nhân dân tham gia vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và thực hiện có hiệu quả q trình xã hội hóa các hoạt động văn hóa.

Quản lý các DTLS - VH ở tỉnh Sơn La phải kết hợp với phát triển kinh tế - du lịch, khai thác các giá trị di tích cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Sơn La là một bộ phận quan trọng của di sản văn hố dân tộc, trong mỗi di tích chứa đựng phong phú những giá trị văn hố vật thể và phi vật thể. Đó là những giá trị vô giá gắn liền với lịch sử oai hùng, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. Việc quản lý nhằm giữ gìn những di sản văn hố đó cho hơm nay và mai sau thể hiện sự biết ơn của chúng ta đối với các bậc tiền nhân. Đó cũng là thể hiện cụ thể lịng yêu nước của thế hệ hôm nay bằng ý thức giữ gìn, vun đắp những truyền thống tốt đẹp của cha ơng, lấy đó làm cội nguồn để phát huy trong q trình xây dựng nền văn hố Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian qua nhìn chung đã có những bước chuyển biến rõ nét. Cơ quan quản lý di tích nhờ thường xuyên kiểm tra, theo dõi, nghiên cứu các văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn, bảo tàng, các hoạt động quản lý đã chỉ đạo kịp thời, chất lượng và hiệu quả; đóng góp kịp thời những ý kiến chính xác trong hoạt động tu bổ, tơn tạo di tích. Tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ, tuyên truyền pháp luật, Luật Di sản văn hóa cho các cán bộ làm việc ở các xã và đại diện Ban quản lý các di tích, những người trơng coi di tích…Tổ chức thanh tra, kiểm tra, phát hiện vi phạm di tích, các dự án tu bổ, tôn tạo di tích thực hiện chưa đúng, những sai lệch cần điều chỉnh, đơn thư khiếu tố...được giải quyết kịp thời và thỏa đáng. Những việc làm đó đã giúp làm giảm bớt các vi phạm về nguyên tắc tu bổ di tích, vai trị của cộng đồng trong quản lý di tích, lễ hội được nâng cao hơn, giá trị của các DTLS -VH ngày càng được phát huy trong tình hình mới hiện nay. Tuy nhiên, trong hoạt động quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích hiện có trên địa bàn tỉnh vẫn cịn một số hạn chế cần được điều chỉnh. Đó là cơng tác kiểm kê, xếp hạng di tích cịn chưa được quan tâm đầy đủ; cần tiến hành nghiên cứu và thống kê cổ vật, lập cơ sở dữ liệu để lưu trữ, thường xuyên kiểm tra đối chiếu với số liệu lưu trữ để quản lý tốt, tránh thất thoát cổ vật. Đặc biệt cần tạo một cơ chế phối hợp tốt giữa cơ quan quản lý di tích và cộng đồng địa phương, trong đó xác định rõ vai trị của cộng đồng trong tiến trình bảo vệ và phát huy giá trị của DSVH nói chung và DTLS -VH nói riêng nhằm tăng cường cơng tác quản lý, tổ chức khai thác di tích, lễ hội với phát triển du lịch bền vững và bảo vệ môi trường.

Với những phân tích cụ thể về thực trạng cơng tác quản lý DTLS -VH trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian qua, luận văn đã đề xuất một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả

công tác quản lý DTLS -VH trên địa bàn tỉnh Sơn La như: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức cho nhân dân về việc bảo vệ DTLS -VH, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý, hoàn thiện các chính sách và xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển cho từng giai đoạn. Cơ quan quản lý di tích cũng cần tăng cường nguồn nhân lực và đẩy mạnh công tác XHH trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH; Tăng cường tổ chức và triển khai thực hiện công tác quản lý và bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH với các đề xuất: Nâng cao chất lượng công tác trùng tu, tôn tạo các di tích; bảo tồn, phát huy giá trị của DTLS -VH gắn với phát triển du lịch bền vững, trong đó chú ý nâng cao vai trị của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tiếp tục tổ chức kiểm kê và xếp hạng di tích và tăng cường cơng tác xử lý vi phạm di tích

Quản lý DTLS -VH trong giai đoạn cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế là vấn đề cấp thiết, nhằm giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý DTLS -VH trên địa bàn tỉnh Sơn La để các di tích thực sự là điểm đến cho du khách trong và ngoài nước và ngày càng phát huy giá trị, ngoài một số giải pháp đã đề cập trong chương 3 của luận văn, tác giả xin được kiến nghị: UBND Tỉnh Sơn La cần sớm đưa vào xây dựng đề án hỗ trợ bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2014 – 2020.

Nghiên cứu về công tác quản lý DTLS -VH của tỉnh Sơn La là một chủ đề khó vì tác giả chỉ làm công tác quản lý ở đơn vị chuyên môn (Bảo tàng tỉnh) thuộc Sở VHTT&DL Sơn La nhưng với tâm huyết của một cán bộ quản lý văn hoá, với mong muốn các DTLS -VH của tỉnh Sơn La được gìn giữ và phát huy giá trị, tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài này. Do những khó khăn trong q trình thu thập tài liệu, thơng tin; kinh nghiệm, trình độ về quản lý chưa nhiều, chắc chắn luận văn còn nhiều khiếm khuyết rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La (2002), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La, tập 1, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1998), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 về Xây

dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

3. Bảo tàng tỉnh Sơn La (2014), Báo cáo thực trạng và đề xuất phương án khoanh vùng quy hoạch di tích Nhà tù Sơn La và các điểm di tích thành phần liên quan (2014).

4. Bảo tàng tỉnh Sơn La (2015), Báo cáo thống kê công tác trùng tu tơn tạo chống xuống cấp

di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La.

5. Bảo tàng tỉnh Sơn La (2015), Hồ sơ Tổng kiểm kê di tích lịch sử văn hóa tỉnh Sơn La 2001 -

2016 (được lưu tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La)

6. Bảo tàng tỉnh Sơn La (2015), Sơn La Di tích và Danh thắng, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà

Nội

7. Bảo tàng tỉnh Sơn La (2017), Báo cáo Kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch số 52/QĐ - UBND ngày 20/6/2012 của UBND tỉnh Sơn La về việc xếp hạng các di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 -2015 và hoàn thiện thủ tục cho các di tích đã xếp hạng.

8. Bảo tàng tỉnh Sơn La (2017), Báo cáo tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn công

đức giai đoạn 2010 – 2017

9. Bộ Văn hoá - Thơng tin (1996), 50 năm Bảo tồn di tích lịch - sử văn hoá, Kỷ yếu hội thảo khoa học thực tiễn nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh Bảo tồn văn hố dân tộc.

10. Bộ Văn hóa - Thơng tin (2004), “Quản lý nhà nước về di sản văn hóa và giáo dục truyền thống ở cơ sở”, Tài liệu học tập lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý ngành Văn hóa - Thơng tin, Chun đề 11, tr.153 -164.

11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư 09/2011/TT -BVHTTDL, ngày 14/7/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Quy định nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

12. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Thông tư số 18/2012/ TT -BVHTTDL, ngày 28/12/2102 quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

13. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Thông tư số 17/2013/TT -BVHTTDL ngày 30/12/2013

hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

14. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Thông tư 07/2015/ TTLT -BVHTTDL -BNV, ngày

14/9/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chức nắng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc trung ương ; Phịng văn hóa và thông tin thuộc ủy ban nhân dân huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh.

15. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch(2011), Quyết định số 1706/2001/QĐ - BVHTT, ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh

16. Các Mác (1960), Tư bản, quyển I, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội

17. Các Mác và Ăngghen toàn tập, tập 23 (1993), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Chính phủ (2002), Chỉ thị số 05/2002/CT - TTg, ngày 18/2/2002 của Thủ tướng Chính phủ

về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học.

19. Chính phủ (2010), Chỉ thị số 16 - CTBVHTT&DL ngày 03/02/2010 của Bộ VHTTDL về việc tăng cường công tác Chỉ đạo hoạt động quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 77 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)