+ Chính sách đa dạng hóa các loại hình kinh tế tập thể, kinh tế hộ: Ban hành và thực thi chính sách thúc đẩy đổi mới phương thức hoạt động của các HTX nông nghiệp và kinh tế tập thể, thúc đẩy thành lập các loại hình kinh tế tập thể kiểu mới và các HTX chuyên ngành hoạt động song song với HTX nông nghiệp để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình phát triển. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại, hộ và nhóm hộ nơng dân, các HTX nông nghiệp, các tổ chức kinh tế khác liên kết với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong và ngoài thành phố để tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình theo mơ hình gia trại, trang trại, hình thành các nhóm hộ để mở rộng khả năng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các tổ chức kinh tế trong và ngồi thành phố.
+ Khuyến khích phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Đồng thời, chủ động quy hoạch và xây dựng các cụm làng nghề, tiểu thủ công nghiệp tập trung ở các xã để phát triển kinh tế đồng thời làm giảm ô nhiễm mơi trường do các ngành nghề này gây ra.
- Chính sách thị trường, giá cả
+ Tạo môi trường thuận lợi về pháp lý, kinh tế cho các thành phần kinh
tế tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng nông sản. Đổi mới chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất và kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản địa phương trên thị trường trong nước và ngồi nước.
+ Ban hành các chương trình hỗ trợ các tổ chức, đơn vị kinh doanh
nơng nghiệp có hàng nơng sản độc đáo, chất lượng cao tham gia các chương trình hội chợ quốc tế tổ chức trong nước và ngồi nước. Tăng cường thơng tin và quan hệ chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến thương mại quốc tế; phát huy các quan hệ vốn có với bà con Việt kiều ở nước ngoài để chào hàng, giới thiệu
quảng bá sản phẩm liên kết mở thị trường tiêu thụ. Khuyến khích phát triển các tổ chức dịch vụ đầu vào và tiêu thụ nông sản cho nông dân.
+ Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sản phẩm tốt và có triển vọng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tương lai thực hiện việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như bằng nhiều hình thức quảng cáo khác, như tổ chức giới thiệu sản phẩm trong lễ hội, trong hội chợ... Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản và tăng cường xúc tiến thương mại.
+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư, hàng hóa nơng nghiệp trên địa bàn huyện, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa gây hại tới sản xuất nơng nghiệp và sức khỏe của nhân dân.
- Chính sách khoa học - cơng nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp
Định hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp theo hướng bền vững: Định hướng ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển những giống cây trồng và vật ni có năng suất, chất lượng và sức chống chịu sâu bệnh cao, khơng thối hóa, khơng làm tổn hại tới đa dạng sinh học. Khuyến cáo người dân sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, phân bón phân giải chậm phục vụ cho phát triển nông nghiệp sinh thái. Mở rộng áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, áp dụng rộng rãi chương trình phịng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), hệ thống thâm canh lúa hữu cơ (SRI), sử dụng hầm biogas trong chăn nuôi ở nông thôn... Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến để bảo quản, chế biến nông thủy sản.
Đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào trong sản xuất nông nghiệp: Coi trọng việc tổ chức thu hút chuyển giao tri thức và chuyển giao công nghệ từ Thành phố và Trung ương về cho địa phương. Chủ động tích cực trong quan hệ hợp tác với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt nam để đưa các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất thí điểm, sản xuất đại
trà và sản xuất các sản phẩm nhân giống cung cấp cho các vùng khác trong cả nước. Những tiến bộ khoa học - kỹ thuật cần đặc biệt được ưu tiên lựa chọn đầu tư trên địa bàn huyện là công nghệ sinh học nhằm vào việc sản xuất các nơng sản phẩm sạch, có chất lượng cao, các sản phẩm nhân giống, đưa các giống cây trồng vật nuôi mới và cơng thức canh tác phù hợp có hiệu quả cho các vùng đất trũng và vùng đất bãi. Đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu mới về công nghệ thông tin để phát triển các hoạt động thương mại điện tử mở rộng thị trường và quảng bá sản phẩm. Để thúc đẩy việc chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cần thực hiện một số cơ chế khuyến khích sau: Thực hiện cơ chế ưu đãi đầu tư cho việc triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Việc đầu tư ưu đãi khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới cần được thực hiện thông qua các dự án chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật; thực hiện các cơ chế cho vay ưu đãi đối với những người có dự án ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới.
- Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nơng nghiệp, nơng thơn
Đầu tư của chính quyền huyện vào kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thơn trên địa bàn huyện đóng vai trị quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu nơng thôn, nâng cao mọi mặt đời sống người dân nơng thơn. Đầu tư của chính quyền huyện vào kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện cần thực hiện theo hướng sau đây: Một là, dành tỷ lệ vốn đầu tư thích đáng cho việc xây dựng mới và duy tu, bảo dưỡng, hồn chỉnh các hệ thống cơng trình kết cấu hạ tầng để có thể phát huy hết cơng suất sử dụng của chúng, nhất là cơng trình thủy lợi và giao thông. Hai là, thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm đối với những cơng trình hạ tầng các xã, thị trấn. Chính quyền huyện có thể hỗ trợ cho chính quyền xã một phần kinh phí vào cơng tác lập quy hoạch, thiết kế dự tốn, thẩm định phê duyệt dự án và cung cấp một số vật liệu xây dựng chủ yếu như xi măng, sắt thép. Người dân đóng góp vào kinh phí xây dựng và tự
quản lý xây dựng, duy tu bảo dưỡng và khai thác các cơng trình này. Ba là, quan tâm đầu tư vào các cơng trình phục vụ sinh hoạt và đời sống của người dân nông thôn, đặc biệt nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn. Chính quyền cấp huyện cần ưu tiên đầu tư vào những xã khó khăn. Những xã có kinh tế phát triển và người dân có thu nhập cao hơn thì tăng cường thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
+ Đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi: Thủy lợi là công tác hàng đầu, cần được đầu tư để phục vụ thâm canh, tăng năng suất cây trồng. Trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất, phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Rà soát, bổ sung quy hoạch thủy lợi, có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các cơng trình thủy nơng nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp cũng như tạo cơ sở vững chắc cho quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng sản xuất hàng hóa.
+ Đầu tư phát triển mạng lưới giao thông: Tăng cường công tác duy tu,
bảo dưỡng và từng bước nâng cấp những cơng trình hiện có để khai thác tối đa khả năng hoạt động, phát huy tác dụng của chúng, đồng thời phải quy hoạch, mở rộng và xây dựng mới những đường giao thông thiết yếu nhất theo hướng ưu tiên các cơng trình trọng điểm đầu mối. Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông nội đồng kết hợp với hệ thống các cơng trình thuỷ lợi và đường nối liền các khu dân cư ra đồng đảm bảo đủ cho các phương tiện cơ giới vận chuyển hàng hóa hoạt động.
+ Nâng cấp hệ thống đê: Hệ thống đê của Vĩnh Bảo cần nâng cấp đủ
cao trình chống bão lụt theo quy hoạch đến 2020 đã được phê duyệt. Đồng thời, tiến hành bê tơng hố mặt đê đi kèm với các biện pháp chống xói mịn chân để bằng việc trồng cây bảo vệ chắn sóng, chắn gió; thực hiện ngay các biện pháp kè bảo vệ mái đê ở những nơi xung yếu.
+ Đầu tư cải tạo hệ thống lưới điện: Tập trung đầu tư cải tạo mạng lưới tải điện đến các xã để một mặt đảm bảo an toàn điện; mặt khác, đảm bảo đủ khả năng cung cấp nguồn năng lượng điện không chỉ cho sinh hoạt như hiện nay mà cịn đạt được cơng suất cao hơn vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
+ Đầu tư nâng cấp hệ thống cấp, thoát nước: Quy hoạch mạng lưới cung cấp nước ngọt bằng hệ thống nhà máy nước mini đối với các khu vực phát triển thị tứ, các khu vực dân cư nơng thơn tập trung, những vùng có nguồn nước dễ bị ô nhiễm. Quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý rác thải nông thôn.
3.2.3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước nhằm phát triển nôngnghiệp theo hướng bền vững nghiệp theo hướng bền vững