3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựngđời sống văn hoá cơ sở xã Chiềng
3.2.4. Giải pháp về tăng cường nguồn lực xây dựngđời sống văn hóa cơ sở phục vụ phát
Tăng cường đầu tư về nhân lực
Với điều kiện hiện nay, xã Chiềng tương huyện Yên Châu cần tập trung huy động
nguồn nhân lực, nguồn tài chính rộng rãi theo hướng xã hội hóa thực hiện việc xây dựng phát triển nông nghiệp, nông thôn, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, các hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng, đặc biệt là thực hiện chủ trương xây dựng đời sống văn hóa phục vụ phát triển du lịch.
Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư: Sớm xây dựng, ban hành và thực hiện cơ chế chính
sách thu hút đầu tư, trong đó có quy định về ký quỹ ủy thác đầu tư nhằm đảm bảo thực hiện chúng hiệu quả, minh bạch
Đấu giá đất: Sớm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả, minh bạch cơ chế, chính sách đấu giá quyền sử dụng đất, 100% kinh phí thu được để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Phí mơi trường rừng: Đề xuất lợi ích của từng người sẽ bằng tổng số phí mơi trường
rừng nhận được từ các nhà máy thủy điện chia bình quân cho nhân khẩu trong vùng rừng đầu nguồn, có ưu tiên người có rừng. Vì người khơng được nhận đất lâm nghiệp vẫn có thu nhập vì họ cũng có quyền lợi, chịu các tác động xấu về môi trường.
Thuế thủy điện: Địa phương phải được giữ lại phần thuế VAT trên cơ sở đàm phán với
nhà máy thủy điện vì nhà máy xây dựng trên đất, rừng và sử dụng tài nguyên nước của tỉnh, huyện theo nguyên tắc đã thành thông lệ trên thế giới về quản lý lưu vực sơng vì lợi ích chung và lâu dài của các bên.
Thuế các nguồn tài nguyên khác: Theo hướng này, UBND huyện Yên Châu chủ động
làm việc với các sở, ngành tỉnh và doanh nghiệp để xây dựng chính sách thuế tài nguyên đất sét, đồng ... hợp lý.
- Ngân sách Nhà nước (thành phố, huyện, xã) hỗ trợ cơng tác giải phóng mặt bằng và xây dựng Nhà văn hố ở những xã khó khăn, các cơng trình: Cổng, tường rào, sân thể thao, trang thiết bị… huy động từ sự đóng góp của nhân dân và nguồn vốn của địa phương.
- Tăng cường hỗ trợ giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn: thực hiện tốt chế độ chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc, chế độ chính sách cho người dạy và người học ở vùng khó khăn; huy động và cân đối nguồn ngân sách để tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho trường PTDT Nội trú, PTDT Bán trú, khắc phục tình trạng phịng học xuống cấp, phòng học tạm.
- Đối với đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Tranh thủ các nguồn vốn (vốn trái phiếu Chính
phủ, vốn ODA, vốn tái định cư thủy điện Sơn La ..) các nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới,….trên cơ sở huy động tối đa nguồn lực của địa phương
(huyện, xã và nhân dân ; để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên xây dựng hạ
tầng phục vụ sản xuất, dân sinh như giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, nước sạch và vệ sinh môi trường các bản Mông làm du lịch. Chỉ đạo các xã lựa chọn các tiêu chí gắn với thế mạnh của địa phương để quan tâm lãnh đạo thực hiện, trong đó quan tâm đến các tiêu chí về giáo dục, văn hóa, y tế, mơi trường, làm đường giao thơng nơng thôn theo Nghị quyết 40/2012/NQ- HĐND, Nghị quyết 63/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Sơn La, đẩy nhanh việc thực hiện Quyết định 1277/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sơn La, ngày 26/6/2013 Đề án đầu tư xây dựng thiết chế văn hố, các cơng trình phúc lợi công cộng, khu du lịch, vui chơi giải trí, quảng trường, cơng viên, thư viện, bảo tàng và nhà văn hoá tổ, bản tỉnh Sơn La đến năm 2015.
- Đối với đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội: Để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hố - xã hội. Có cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, phát triển các trường học, phối hợp với ngành y tế và các ngành có liên quan lập dự án gọi vốn đầu tư phát triển một số cơ sở khám chữa bệnh, dịch vụ y tế ngồi cơng lập, xây dựng các thiết chế văn hóa, trung tâm vui chơi, tủ sách, thư viện... trên địa bàn, ưu tiên đặc biệt cho các xã cịn nhiều khó khăn. Các nhà đầu tư xây dựng sẽ được hưởng các chính sách khuyến khích về giảm hoặc miễn tiền th đất. Cần có biện pháp thích hợp kêu gọi xã hội hố từ chính nhân dân trên địa bàn để xây dựng các cơng trình cơng cộng phục vụ đời sống dân sinh.
- Đầu tư kinh phí bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, kết hợp với giao lưu văn hóa: với nét văn hóa người Mơng xã Chiềng Tương Yên Châu từ lâu đời đã hình thành văn hóa cộng đồng, múa khèn dân tộc Mông, lễ hội Tết Độc lập 02/9 Đó là những di sản truyền thống của địa phương cần được bảo tồn và phát triển. Cùng với di sản văn hóa tinh thần
xã Chiềng Tương huyện Yên Châu cịn có di sản văn hóa vật thể với các di tích được xếp hạng, khơng gian văn hóa bản dân tộc Mông là những sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương.
- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân có am hiểu, có tâm huyết, có đủ năng lực đầu tư phát triển văn hố, đặc biệt với các mơ hình có tính chất sinh hoạt và hưởng thụ văn hố ở trình độ cao hoặc có khả năng thu hút nhiều người đến với hoạt động văn hoá.
Đầu tư mở rộng và từng bước hoàn thiện các thiết chế văn hóa đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa ở cơ sở đồng bào Mơng là địi hỏi tất yếu ở cơ sở hiện nay. Nhìn tổng thể các thiết chế cho hoạt động văn hóa của các bản Mơng hiện nay ở n Châu cịn rất nghèo nàn, thiếu đồng bộ. Từ Nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, rạp chiếu bóng, sân vận động... của huyện đến các trung tâm văn hóa xã, thị trấn, bản, tiểu khu đa số trong tình trạng xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu về mơi trường văn hóa để tổ chức hoạt động theo chức năng nhiệm vụ. Điều đó đang mâu thuẫn giữa khả năng đáp ứng và nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của các tầng lớp nhân dân và phát triển ngành du lịch.
Xã Chiềng Tương hiện đang trong quá trình thay đổi về nhiều phương diện đời sống xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế, phát triển du lịch văn hóa xã hội, đã được đầu tư phát triển. Đó là sự đầu tư cần thiết có trọng điểm, song cũng cần quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cho một thiết chế văn hóa hồn chỉnh để nó thực sự bảo đảm mơi trường cho hoạt động văn hóa, phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân và phát triển du lịch cộng đồng.
Thành lập một bộ phân nghiên cứu sưu tầm di sản văn hoá trực thuộc Sở Văn hoa - Thông tin - Thể thao. Bộ phận này vừa làm nhiệm vụ tham mưu quản lý vừa có khả năng phối hợp với các ngành, các đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu - bảo tồn, sưu tầm, phát triển các di sản văn hoá.
Từ năm 2010 - 2015: Thành lập trung tâm nghiên cứu sưu tầm di sản văn hoá dân tộc trực thuộc Sở Văn hố - Thơng tin - Thể thao. Biên chế của trung tâm chỉ có từ 3 đến 5 biên chế chính thức, cịn chủ yếu hợp đồng trả lương khốn theo khối lượng công việc, theo đề tài. Coi trọng đào tạo các cán bộ chuyên môn người dân tộc, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu, một số người trở thành chuyên gia.
thiểu số, chi hội dân tộc học... nhằm tập hợp lực lượng đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến di sản văn hoá các dân tộc.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng hệ thống các cán, bộ nghiệp vụ và quản lý ở cấp huyện và cơ sở về kiến thức vãn hoá các dân tộc. Đặc biệt thường xuyên mở các lớp tập huấn về phương pháp nghiên cứu, sưu tầm phổ biến, quản lý di sản văn hoá dân tộc cho đội ngũ cán bộ văn hoá, đội ngũ các nghệ nhân, cộng tác viên ở các cơ sở.
Đẩy mạnh liên kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học, các hội chuyên ngành ở Trung ương tổ chức nghiên cứu, sưu tầm bảo tồn khai thác, phát huy các di sản văn hố ở Tây bắc.
Có cơ chế chính sách phù hợp
Xây dựng chế độ thù lao hợp lý đối với các nghệ nhân cung cấp thông tin, truyền dạy, phổ biến tri thức di sản văn hoá phi vật thể. Đặc biệt coi trọng việc khuyến khích các nghệ nhân truyền dạy văn hố phi vật thể cho thế hệ trẻ. Xây dựng một số chính sách về bảo tồn di sản văn hố: Các di tích lịch sử - văn hố là các cơng trình đền, chùa, miếu...khi trùng tu tôn tạo sẽ thành lập quỹ trùng tu di tích. Quỹ kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ vốn đối với các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp. Các cơng trình này có bia khắc tên ghi công tập thể, cá nhân ủng hộ theo quy chế.
Các di tích có nguồn thu được trích một phần kinh phí thu được cho cơ sở có di tích phục vụ vào việc bảo vệ, chi phí quản lý di tích, nhằm gắn quyền lợi di tích, với cộng đồng dân cư có di tích để bảo vệ di tích được hiệu quả. Đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở bảo vệ di tích. Chế độ thù lao được chi trả theo nguồn thu được trích lại.
Các làng cổ do Nhà nước và người dân cùng tham gia bảo tồn. Vấn đề quản lý làng do người dân thực hiện theo sự quản lý hướng dẫn của ngành Văn hoá - TTTT
Phương hướng phát triển du lịch: Các nhà quản lý khu du lịch dựa vào các quan điểm, đường lối chung cùng nỗ lực của chính đơn vị trực tiếp quản lý nơi đây để đưa ra phương hướng cụ thể cho sự phát triển du lịch của cơ sở xã Chiềng Tương huyệ Yên Châu. Từ đó từng bước tháo gỡ những khó khăn cịn tồn tại với mục đích phát huy hơn nữa những tiềm năng giàu có của vùng, hịa nhập với sự phát huy chung. Khi thực hiện làm sao để những chiến lược, chính sách mang tính tổng thể được vận dụng linh hoạt vào thực tế. Trong đó, phát triển
du lịch bền vững kết hợp với việc xây dựng một mơi trường văn hóa trong du lịch là mục tiêu quan trọng hàng đầu được đặt ra trong du lịch địa phương. Bên cạnh đó, hiệu quả về các mặt kinh tế, chính trị, an ninh trật tự, mơi trường sinh thái cũng cần hết sức quan tâm.
Hơn nữa hoạt động du lịch lại mang tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao. Vì vậy xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Chiềng Tương huyện Yên Châu không chỉ là trách nhiệm của riêng huyện mà còn là nhiệm vụ của các cấp, các ngành… Do đó, trong q trình hoạt động du lịch cần có sự hỗ trợ mọi mặt từ nhiều phía, đặc biệt là chính quyền địa phương và cộng đồng dân tộc Mơng. Tóm lại, nhằm phát huy tiềm năng du lịch giàu có của mình hịa nhập chung vào sự phát triển của tỉnh Sơn La, du lịch Tây Bắc cần đảm bảo những yêu cầu sau: Chiến lược phát triển du lịch cần gắn chặt với chiến lược phát triển kinh tế, xã hộ của huyện, tỉnh và hệ thống chính sách đồng bộ. Phát triển du lịch đi đôi với việc bảo vệ mơi trường thiên nhiên để đảm bảo tính ổn định của tiềm năng khai thác các sản phẩm của du lịch và duy trì bản sắc riêng, làm phong phú hơn các loại hình du lịch. Khuyến khích rộng rãi nhân dân địa phương tham gia các hoạt động du lịch theo quan điểm: vừa là người bảo vệ, khai thác tạo ra các tài nguyên du lịch và cũng là người được hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch. Không chỉ riêng xã Chiềng Tương mà nhiều khu du lịch, điểm du lịch cũng thống nhất quan điểm “ xây dựng, điều hành, khai thác kinh doanh du lịch phản ánh được đời sống tinh thần văn hóa truyền thống và cảnh quan tươi đẹp của Việt Nam”. Tuy nhiên trong khi quy hoạch cần có sự nghiên cứu tài nguyên văn hóa cho du lịch một cách công phu, khoa học. Đồng thời ngành du lịch khi khai thác tài nguyên cần chú ý đến việc xây dựng các chương trình du lịch văn hóa, đưa vào đó các giá trị đặc sắc của nền văn hóa nơi đây. Chính vì vậy, để phát triển văn hóa tộc người Mơng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành văn hóa và du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc. Đồng thời, phát triển du lịch nhưng không được làm mai một các giá trị văn hóa. Khi đưa ra các biện pháp bảo tồn văn hóa, ngồi mục đích để phục vụ du lịch, cần phải giữ nguyên bản vốn có của nó, gìn giữ một cách có trách nhiệm tài sản văn hóa quý giá của quốc gia.
Điều quan trọng nữa là, ngành Văn hóa và Du lịch trong khi khai thác phải có sự phối hợp quản lý với cán bộ địa phương và cư dân địa phương để tránh tình trạng chia rẽ, mạnh ai lấy làm giữa những người làm công tác quản lý và cư dân địa phương.