Họ tên và các chức quan của các danh nhân khoa bảnglàng Ngọc Quả

Một phần của tài liệu Văn hóa làng khoa bảng ngọc quả (xã lạc đạo, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên) (Trang 35 - 59)

Trải qua các kỳ thi của triều đình phong kiến và đỗ đạt, giữ những chức quan, trọng trách trong triều đình, các nhà khoa bảng thơn Ngọc Quả đã cống hiến hết mình, phụng sự cho triều đình và cuộc sống của người dân. Cũng từ những đóng góp ấy, triều đình phong kiến đã ban cho họ rất nhiều sắc phong; người dân biết ơn công lao của họ, nhiều nhà khoa bảng đã được suy tôn thành thần và được thờ cúng.

1.3.1.!Đóng góp xây dựng triều chính

Các nhà khoa bảng của Ngọc Quả, sau khi đỗ đạt, đều giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình. Đặc biệt trong giai đoạn bắt đầu từ thời nhà Mạc

đến trước khi vua Gia Long lập ra nhà Nguyễn, chính trị nước ta có nhiều biến đổi. Nhưng dù trong thời điểm nào, vẫn có thể thấy vai trị, vị trí của các vị đại

khoa xuất thân từ đất Ngọc Quả - Lạc Đạo.

Bảng 1.3: Họ tên và các chức quan của các danh nhân khoa bảnglàng Ngọc Quả Ngọc Quả

TT Họ và tên Chức quan

01 Dương Phúc

Chức Đơng các hiệu thư, chức tham chính, sau giữ chức Binh bộ thượng thư, tăng tự Khanh Thiếu Bảo, Dương tướng công.

02 Lê Viết Thảng Thị lang

03 Dương Thuần Chức Giám sát cấp sự đô, Cấp sự tự khanh thừa sứ,

Thừa chính sứ Sơn Nam, thăng chức Tả thị lang Bộ Lại, tước Nho Lâm bá

04 Dương Hoàng Tả thị lang Bộ Công, tước Thọ Lâm hầu, tặng là Thượng thư

TT Họ và tên Chức quan

05 Trần Ngọc

Nguyên

Tả Thị lang Bộ Binh, Bồi tụng, tước Quế Phương tử. Sau khi mất, ông được tặng chức Thượng thư Bộ Công

06 Dương Hạo

Giám sát Ngự sử Hải Dương, Thanh Hóa. Năm Ất Mùi thăng chức Hình khoa cấp sự trung, Đốc đồng Thanh Hóa, Hiến sát sứ tỉnh Nghệ An. Nhiều lần

được cử đi giám sát các trường thi như Sơn Tây, Sơn

Nam.

7 Dương Quán Giám sát ngự sử

8 Dương Công

Thụ

Tả Thị lang Bộ Lại. Sau khi mất được tặng chức Thượng thư, tước Quận công

9 Dương Lệ Tả Thị Lang Bộ Lại, tặng là Thượng Thư, tước Đạo Quận Công

10 Dương Sử Tự khanh đơng các đại học sỹ, Tham chính xứ Sơn Tây

11 Dương Khiêm Hàn lâm hiệu lý, Thiêm đô ngự sử

Qua đối chiếu bảng thống kê cho thấy, các danh nhân khoa bảng Ngọc Quả sau khi đỗ đạt, đều được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng như Thượng thư, Thị lang, Tham chính hay Giám sát trong triều…Dù ở giai đoạn nhà Mạc cầm quyền hay khi Vua Lê - Chúa Trịnh nắm giữ thì các vị danh nhân khoa bảng Ngọc Quả vẫn luôn được trọng dụng, tín nhiệm. Có những người trong sự

nghiệp làm quan của mình đã được lưu danh sử sách về sự cần kiệm, liêm chính cũng như những đóng góp khơng biết mệt mỏi trên tinh thần trung quân, ái

quốc, được nhà vua ban thưởng, phong tước hầu như Dương Phúc Tư, Dương Cơng Thụ, Dương Hồng, Trần Ngọc Nguyên…

Trong cuốn “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do tác giả Ngơ Đức Thọ chủ biên có nói về một nhà khoa bảng họ Dương - Lạc Đạo. Đó là Dương Khiêm.

Dương Khiêm (1727 -1787) sau đổi tên là Dương Trọng Tế, em của Dương Sử. Ông đỗ Tiến sĩ cùng khoa với anh của mình năm Giáp

Tuất (1754), lúc đầu được bổ nhiệm làm Hàn lâm hiệu lý, từng làm giám thị khoa thi Hội năm Kỷ Hợi (1779). Trong sự biến năm Canh Tý (1780), một số triều thần thuộc phe tơn phị Trịnh Tơng, mưu việc phế truất Trịnh Cán.Ơng thuộc phe phản đảo chính nên được thăng

chức Thiêm đơ ngự sử.Khi quân Tam phủ phế Trịnh Cán, ông bị bãi chức về quê nhà. Năm Bính Tý (1786), khi quân Tây Sơn chiếm Bắc Hà, ông đắp lũy tại quê nhà ở xã Lạc Đạo để tự giữ. Năm sau (1787), ơng khởi binh địi Lê Chiêu Thống khôi phục quyền bính cho họ

Trịnh. Nguyễn Hữu Cảnh sai bộ tướng là Hoàng Viết Tuyển, Triệu Văn Thái đem quân đến đánh. Lũy Lạc Đạo bị phá, ông bị bắt giam và bị hại vào tháng 7 năm 1787 [47, tr. 71].

1.3.2.!Đóng góp trên các lĩnh vực văn học, giáo dục, sử học

Các nhà khoa bảng Ngọc Quả mà tiêu biểu là các vị đã đỗ đại khoa của dòng họ Dương - Lạc Đạo thực sự là những người thầy chân chính, đã có nhiều

đóng góp trong sự nghiệp giáo dục, văn học, sử học của nước nhà.

Khởi đầu làTrạng nguyên Dương Phúc Tư ngoài chức tước trong triều

tăng tự Khanh Thiếu Bảo, Dương tướng cơng. Ơng cịn có vai trị là người thầy dạy học.

Vào thời Vua Lê Trung Tông kêu gọi khởi nghĩa đánh nhà Mạc (khi ấy là Mạc Phúc Nguyên), ông đã đến thăm yết vua Lê Trung Tơng vì cớ ấy ơng bị Mạc Phúc Ngun giáng chức. Nhân cớ đó, ơng bỏ quan lui về dựng một căn nhà tranh ở thôn Cổ Sát (sau đổi là Cổ Liên) thuộc Sơn Tây dạy học. Khi ở Sơn Tây mỗi khi cần tìm hiểu việc cũ Vua Lê thường sai các vị trọng thần đến hỏi

ý kiến ông.Một thời gian sau ông trở về quê hương mở trường học. Học trị theo

ơng rất đơng, một số người đỗ đạt cao như: Phạm Trấn đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thân (1556) và hàng chục người đỗ tiến sĩ, cử nhân và tú tài [15, tr.4].

Trạng nguyên Dương Phúc Tư là người khởi nghiệp văn chương khoa cử cho dòng họ Dương sau này. Viện Hán Nơm đến nay cịn lưu giữ cuốn Đại Nam

Kinh Bắc trấn, Lạc Đạo xã Dương thị gia phả (gia phả họ Dương, xã Lạc Đạo)

trong đó cịn ghi lại một số tác phẩm văn học của ông như: bài văn sách thi đình và 182 bài thơ vịnh sử viết bằng chữ Hán theo thể thơ Đường Luật.

Người đời sau vẫn còn lưu truyền câu đối ca ngợi cụ trạng như sau:

Thi thư lễ nhạc nhất gia tổ Sự nghiệp văn chương bách thứ sư

Tạm dịch:

Thi thư lễ nhạc cùng một tổ Sự nghiệp văn chương thầy trăm đời

Trong cuộc hội thảo kỷ niệm 500 năm ngày sinh trạng nguyên Dương Phúc Tư (27/11/2005) do con cháu dòng họ Dương tổ chức tại Văn Miếu Quốc Tử Giám với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, giáo sư Vũ Khiêu có gửi tới dịng họ đơi câu đối thể hiện lòng ngưỡng mộ chân thành, sâu sắc đối với Trạng nguyên Dương Phúc Tư như sau:

“Đại Việt hiền tài, tỏ rõ tinh hoa dòng Lạc Đạo. Mạc triều quốc trạng sáng ngời khí tiết gốc Dương Gia”

Ngồi những đóng góp lớn lao của Trạng nguyên Dương Phúc Tư, con cháu đời sau của ông là Dương Công Thụ cũng nổi tiếng khắp vùng về tài năng và khí phách. Ơng nổi tiếng là người uyên bác, thông thạo Tứ Thư, Ngũ Kinh.Ơng có cơng lớn trong việc dạy học cho Chúa Trịnh Sâm. Ông viết rất nhiều áng thơ, văn cổ… nhưng đến nay tài liệu để lại khơng cịn. Mến phẩm chất đạo đức, thực tài nhà vua đã cho mời ông vào cung dạy Thế tử học hành. Ơng chính là tác giả của hai bài ký ở văn bia tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử

Giám. Đó là hai bài:

- Bài ký bia tiến sĩ khoa Bính Dần, niên hiệu Cảnh Hưng 7 (1746) - Bài ký bia tiến sĩ khoa Mậu Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng 9 (1748) Trong bài ký viết cho khoa Mậu Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng, ông đã viết :

Phép chọn kẻ sĩ ở nước Việt ta, khơng gì trọng bằng khoa thi Tiến sĩ. Kẻ sĩ ghi tên vào tấm bia đá này, ắt nên giữ lòng trong sạch, tiết tháo kiên trinh, giúp đời hành đạo, giúp vua, ban ơn cho dân, ngõ hầu công danh sự nghiệp được khắc vào chuông đỉnh, thêu cờ hiệu, cùng với tấm đá này soi tỏ, mới không hổ thẹn với khoa danh [15,tr. 61].

Qua đó tư tưởng của ơng về giáo dục, khoa cử được biểu hiện rõ nét.

1.3.3.!Đóng góp xây dựng làng xóm

Hầu hết, tư tưởng của các nhà Nho thời phong kiến cố gắng học hành, thi cử để được đỗ đạt ra làm quan đem tài năng phục vụ cho quê

hương, đất nước.Khi đã được vinh hiển họ luôn hướng về quê hương với mong muốn xâydựng quê hương giàu đẹp. Do vậy thơn, xóm

càng có nhiều người làm quan thì ruộng đất được hiến nhiều.Đặc

biệt đình, chùa…có điều kiện tu bổ hơn các nơi khác. Việc trị thủy,

đắp đê hoặc việc tuyển cử nhân tài vào cung cung cũng được quan

tâm hơn …[50, tr. 6].

Đáng tiếc, trong làng hiện khơng cịn tài liệu ghi chép về đóng góp của

các vị tiến sĩ đối với làng.

Bên cạnh việc đóng góp về vật chất xây dựng làng xóm, sự nổi danh đỗ

đạt của Trạng nguyên, Tiến sĩ cũng có ý nghĩa to lớn đối với dân làng. Đó là động lực lớn lao thúc đẩy con em trong làng học tập noi gương sáng cha anh,

giữ gìn truyền thống khoa bảng của làng, của dòng họ để làng mãi trở thành

làng khoa bảng danh giá nhất tỉnh Hưng Yên.

1.4.! Nguyên nhân hình thành truyền thống khoa bảng của làng Ngọc Quả

Xưa kia, mặc dù cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng người dân thơn Ngọc Quả vẫn luôn miệt mài, cần cù, chăm chỉ học hành và tham gia các kỳ thi tuyển của triều đình. Đúng là “có cơng mài sắt có ngày nên kim”, kết quả đạt được là nhiều người đỗ đạt, làm quan trong triều và cứ thế tiếp nối qua các thế

hệ. Từ đó, hình thành nên truyền thống khoa bảng của làng Ngọc Quả.

1.4.1.!Điều kiện chung về lịch sử và ảnh hưởng của khoa cử Nho giáo

Trạng nguyên Dương Phúc Tư (1505 -1563) đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập

đệ, Đệ nhất danh, khoa Đinh Mùi, niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547) đời

Mạc Phúc Nguyên đã đánh dấu cho sự nghiệp khoa bảng của dịng họ Dương nói riêng và làm rạng danh làng Ngọc Quả nói chung. Kể từ đây, dịng họ

Dương có thêm rất nhiều người đỗ đạt, có chức, có tước, trong đó nổi bật lên là 8 tiến sĩ thuộc dịng họ.Xét trên bình diện lịch đại, chúng ta thấy rằng các cá

nhân trên đều sống trong thời phong kiến, chế độ thi Nho phổ cập, tiêu biểu là từ giữa thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII.

Thế kỉ XVI và XVII là thời kì đầy biến động của xã hội Việt Nam, chiến tranh xảy ra liên miên giữa các tập đoàn phong kiến từ chiến tranh Trịnh - Mạc cho đến Trịnh - Nguyễn làm đảo lộn đời sống xã hội. Nho giáo, mặc dù trước

đó có ảnh hưởng rất lớn ở Việt Nam, nhưng lúc này đã dần mất vị trí của mình

tạo điều kiện cho sự phát triển Phật giáo, Đạo giáo…Tuy nhiên, suốt từ thời

Mạc cho đến thời Lê Trung Hưng, khơng có một tơn giáo nào có thể thay thế cương vị trị nước của Nho giáo. Thừa kế nền giáo dục từ thời Lê sơ, nhà Mạc vẫn dùng Nho giáo làm tư tưởng chính thống trong việc thể chế hố các chính sách cai trị và xây dựng bộ máy triều đình.

Nói đến thời Mạc là nói đến thời kỳ nhà Mạc trị vì ở Thăng Long (1527 - 1592). Cũng khoảng thời gian này, nhà Lê Trung Hưng (từ năm 1533), hoạt động chủ yếu từ Thanh Hóa trở vào. Vì vậy Thăng Long dưới thời Mạc thường được gọi là Đông Kinh để phân biệt với Tây Kinh của nhà Lê Trung Hưng ở Thanh Hóa.Tuy trị vì trong khảng thời gian khơng dài, nhưng nhà Mạc có nhiều thành tựu trong việc giáo dục Nho học và thi cử.

Đặc biệt, nhà Mạc nhiều lần cho tu sửa Văn Miếu Quốc Tử Giám.Năm

1536, Mạc Thái Tơng sai Mạc Đình Khoa tu sửa lại trường Quốc Tử Giám. Tại các lộ trong nước tiếp tục duy trì các trường học như thời Lê sơ và các trường tư. Ở địa phương, thành lập các Hội Tư văn gồm những nho học tập hợp trong từng địa phương. Hội tư văn hàng huyện khá phổ biến vào thời Lê Trịnh và đã bắt đầu xuất hiện ở thời Mạc. Thời này, nhà nước còn cho xây dựng Văn chỉ hay Văn từ để làm nơi tôn thờ tiền hiền và khuyến khích việc học.Các bậc tiền hiền

ở đây bao gồm cả những Nho học tiền bối ở địa phương.

Giáo dục và khoa cử thời Mạc đã tạo ra một đội ngũ quan lại cho bộ máy triều đình, trong đó có khơng ít người danh vọng rất cao như Nguyễn Bỉnh

Thảng …. Đây cũng là kết quả đạt được của nhà Mạc vì sự quan tâm đến thi

cử và giáo dục.

Nhà Mạc vẫn giữ lệ tổ chức đều đặn các kỳ thi 3 năm 1 lần, từ khi mới thành lập đến năm tồn tại cuối cùng. Năm 1592, dù quân Nam triều tiến ra đánh chiếm, chiến sự đã áp sát kinh thành Thăng Long, Mạc Mậu Hợp vẫn tổ chức thi cử đúng định kỳ ở bên kia sông Hồng. Việc chọn sĩ tử tới ra đề, quan coi thi, tổ chức thi, lệ ban thưởng bia đá... đều theo nếp cũ của nhà Lê sơ.Đó là có 3 kỳ thi chính thi Hương, thi Hội và thi Đình.

Tóm lại, nhà Mạc đã làm được nhiều việc, trong đó nổi bật là tổ chức

giáo dục khoa cử Nho học.Chính sự cố gắng ấy đã đào tạo được một lớp trí

thức phục vụ cho vương triều này và cho cả thời kỳ kế tiếp nối sau đó. Điều đó hồn tồn đúng như nhận xét của học giả Phan Huy Chú là: “Nhà Mạc dẫu bận chiến tranh mà vẫn không bỏ thi cử, vì thế được nhiều người tài giỏi giúp việc chống với nhà Lê, kéo dài hơn 60 năm. Ấy cũng là cơng hiệu của khoa cử đó”[5, tr. 18].

Tuy nhiên, từ khi nhà Mạc thay nhà Lê, một số quý tộc, cựu thần nhà Lê vẫn âm thầm dấy binh chờ thời cơ khôi phục lại vương triều cũ.Năm 1532 An Thánh hầu Nguyễn Kim đã dựa vào sự giúp đỡ của vua Ai Lao, đưa một người con Lê Chiêu Tông lên làm vua và mộ quân chống lại nhà Mạc. Sau nhiều năm chiến tranh chia cắt liên miên, năm 1592 chính quyền nhà Lê mới được hồi

phục trở lại trên đất Đại Việt -Triều đại Lê Trung Hưng bắt đầu. Song tình hình chính trị vẫn rất căng thẳng.Nhà Trịnh mưu đồ lập ra phủ Chúa thao túng tình hình chính trị.Nhà Lê chỉ còn tồn tại yếu ớt đến những năm cuối thế kỉ XVIII thì chấm dứt.

Giáo dục khoa cử thời kì này ít nhiều có sự biến đổi. Do chiến tranh liên miên nên kể từ năm 1514 (triều Lê Tương Dực, thời Lê Sơ) đến năm 1526 triều Lê Trung Hưng công việc học hành khoa cử bị đình trệ, trong thời gian này chỉ

diễn ra một kì thi Đình (1526) lấy đỗ Trạng Ngun. Đến năm 1554 tình hình chính trị tạm ổn, nhà nước mới tổ chức một kì thi chế khoa tiến hành ở cung An Trường để chọn hiền tài.Năm Canh Thìn 1562 mới mở khoa thi lần thứ hai và mười mấy năm sau mới mở khoa thi lần thứ ba (năm Gia Thái thứ 5, 1577). Từ năm Canh Thìn (Quang Hưng 1580) việc thi cử mới thực hiện tương đối đều (khoảng ba năm một khoa), các học vị theo như định lệ nhưng khơng có thi đình. Ất Mùi năm 1595 (Quang Hưng thứ 18), các khoa thi hội của Lê Trung

Hưng được tổ chức tiếp ở kinh đơ Thăng Long và lại thi đình như thường lệ.

Cũng từ đây trở đi, các qui chế khảo hạch sĩ tử, thi hương, thi hội thường xuyên

được bổ sung, điều chỉnh.

Do có sự đãi ngộ khá trọng hậu của triều đình, nên ở thời Lê Trung Hưng có rất nhiều người thi cử đỗ đạt. Xét theo thống kê trong Các nhà khoa bảng

Việt Nam thì chỉ riêng các khoa thi tiến sĩ chính thức từ năm 1554 đến năm

1787, nhà nước đã mở ra 73 khoa thi, lấy đỗ 772 Tiến Sĩ. Trong đó tính từ năm 1587- 1773, làng Ngọc Quả có 9 vị đỗ Tiến sĩ, đó là Dương Thuần đồng Tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1628) niên hiệu Vĩnh Hựu Hồng Đức 24; Dương Hoàng đồng Tiến sĩ khoa Đinh Sửu, niên hiệu Dương Hòa (1637); Trần Ngọc Nguyên đệ nhị giáp Tiến sĩ, khoa thi năm Canh Thìn, niên hiệu Dương Hịa (1640),

Dương Hạo, đệ nhị giáp Tiến sĩ, khoa Canh Thìn niên hiệu Dương Hòa (1640) ; Dương Quán đồng Tiến sĩ, khoa Mậu Tuất (1718), niên hiệu Vĩnh Thịnh;

Một phần của tài liệu Văn hóa làng khoa bảng ngọc quả (xã lạc đạo, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên) (Trang 35 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)