TT Họ Số người đỗ từ đại học trở lên
Chia ra Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ PGS GS 1 Dương 210 178 12 20 0 2 Trần 20 17 3 0 0 3 Lê 8 7 0 1 0 4 Phạm 6 6 0 0 0 5 Đỗ 5 5 0 0 0 6 Nguyễn 80 77 5 8 0 7 Hà 11 11 0 0 0 8 Sái 3 3 0 0 0 Tổng 343 304 20 29 0
Nếu phân tích bảng trên kết hợp so sánh giữa 2 thời kì từ thế kỉ XVI đến năm 1919 kết thúc chế độ thi cử Nho học và thời kì sau khi đất nước thống nhất
đến nay, tinh thần hiếu học, kết quả học tập của họ Dương vẫn dẫn đầu so với
các họ khác (20 tiến sĩ). Họ Trần khơng có một ai đỗ tiến sĩ.Họ Lê có 1 tiến sĩ duy nhất là ơng Lê Cao đã từng được nhà nước cử đi học tại Nga. Đáng lưu ý, một số dòng họ trước đây được coi là kém học (họ Nguyễn, Hà, Phạm, Đỗ, Sái thì nay lại có nhiều người đỗ đạt, nhất là họ Nguyễn. Nguyên nhân là do con em họ Nguyễn và các họ khác trong thôn được sống trong truyền thống khoa cử vẻ vang của làng nên khi được gia đình, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi học tập đã có ý thức vươn lên để sánh ngang với các dòng họ khác.
Trong hơn 300 người có trình độ Đại học, gần 200 người đỗ Cao đẳng của làng thì có đến 29 người có trình độ tiến sĩ. Đây cũng là một kết quả đáng mừng với làng đã từng có truyền thống hiếu học trong lịch sử của dân tộc.
Có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập con em làng Ngọc ngày càng tốt hơn. Nhất là những năm gần đây các hộ trong làng có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để buôn bán, phát triển nghề vốn có của làng
như làm rượu, làm cơm nắm, bn bán gỗ….Thêm vào đó tỉnh Hưng n đang có chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế theo quyết định số 2111/QĐ- TTg đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt nên các xã, huyện trên địa bàn
tỉnh có điều kiện phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của mình, khai thác sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để duy trì tốc độ phát triển kinh tế. Bên cạnh đó tỉnh cũng có nhiều ưu tiên cho những đề án phát triển nghành giáo dục để đến năm 2020, tồn tỉnh có nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển của tỉnh và cả nước.
Vấn đề ưu tiên cho sự nghiệp phát triển giáo dục là vấn đề cốt lõi, là
chiến lược phát triển hàng đầu của tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Văn
gia đình các em học sinh thông qua việc xây dựng quỹ khuyến học ở từng xã. Mỗi xã đều có quỹ khuyến học riêng để trao thưởng cho các em có thành tích học tập tốt, hỗ trợ kinh phí cho các gia đình con em đi học có hồn cảnh khó
khăn. Ở xã Lạc Đạo quỹ khuyến học được xây dựng từ năm 2001 với mục đích khen thưởng, động viên các cháu có thành tích học sinh giỏi, học sinh tiên tiến xuất sắc, đặc biệt là các cháu thi đỗ đại học và cao đẳng. Đến năm 2003, UBND xã Lạc Đạo đã thành lập hội khuyến học. Đến nay 100% dân cư các thơn trong xã có chi hội khuyến học.
Hội khuyến học xã Lạc Đạo, các chi hội và các dòng họ thường xuyên vận động xây dựng quỹ hội.Quỹ hoạt động của toàn hội hàng năm lên đến
30.000.000. Hàng năm xã Lạc Đạo trích từ số tiền đó làm giải thưởng cho các cháu có thành tích học tập tốt. Mức thưởng đối với mỗi cháu học giỏi từ lớp 1
đến lớp 12 là 50.000 đồng, cháu nào thi đỗ đại học thưởng 200.000 đồng. Ngoài
ra những học sinh nào đoạt giải trong các kỳ thi Quốc tế sẽ được thưởng
500.000 đồng, đoạt giải Quốc gia được thưởng 300.000 đồng, giải tỉnh được
100.000 đồng.
Bên cạnh quỹ khuyến học của xã, một số dòng họ cũng lập ra quỹ khuyến học để cổ vũ khích lệ con em mình. Hiện nay, trong làng Ngọc có một số dòng họ xây dựng được quỹ khuyến học bằng cách huy động tiền đóng góp của các hộ trong dịng họ như: họ Dương, họ Lê, họ Trần, họ Nguyễn….
Các dịng họ trong làng khơng dùng quỹ riêng mà chủ yếu dựa vào quỹ họ.Trong số các dòng họ trên, dịng họ Dương có nguồn quỹ khuyến học lớn nhất trên 20 tỷ đồng.
Tháng 10/2011 với mục tiêu hoạt động cơ bản của dòng tộc đề ra là:
“Chăm lo giáo dục khuyến học, khuyến tài và đền ơn đáp nghĩa với tổ tiên; đoàn kết yêu thương, phát huy truyền thống cao đẹp của dòng tộc”, quỹ Hồng
phúc Dương tộc ra đời đã làm tiền đề để họ thành lập ban khuyến học, làm
thường trực chỉ đạo hoạt động khuyến học, khuyến tài của dòng tộc.
Tháng 10/2012 Doanh nhân Dương Công Minh - Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty CP Him Lam đã có chương trình tài trợ “Quỹ khuyến học thắp sáng
ước mơ tuổi trẻ” để vinh danh cho học sinh, sinh viên giỏi hàng năm là con
cháu dòng tộc họ Dương trong cả nước với số tiền là 20 tỷ đồng.
Năm 2012 “Quỹ khuyến học” do Dương Công Minh tài trợ đã vinh danh cho 841 sinh viên đỗ đại học chính quy với tổng số tiền là 1 tỷ 682 triệu đồng. Vinh danh cho 200 con em đạt danh hiệu học sinh giỏi các cấp phổ thơng của dịng tộc họ Dương ở Bắc Ninh, Lạc Đạo số tiền 260,500 triệu đồng.
Cùng với doanh nhân Dương Cơng Minh, cịn có Doanh nhân Dương Cơng Thun Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Cơng ty Him Lam tài trợ cơng tác khuyến học dịng tộc họ Dương huyện Quế Võ - Bắc Ninh 400 triệu đồng. Các doanh nhân thuộc hội đồng dòng tộc mỗi tỉnh thành cũng tài trợ nhiều triệu đồng vào quỹ khuyến học của dòng họ Dương ở xã Lạc Đạo, đặc biệt là làng
Ngọc Quả nơi sinh thành các bậc đại khoa như Doanh nhân Dương Công
Thuyên, Dương Văn Chiến, Dương Hùng Đỗ, Dương Thanh Tịnh…
Ở dòng họ Lê, Trần và các dòng họ khác ở làng quỹ khuyến học không được nhiều như dòng họ Dương. Mỗi năm vào ngày giỗ Chạp họ, con cháu
trong họ có thành tích học tập tốt sẽ được thưởng với mức thưởng như sau: học sinh giỏi được thưởng 100.000 đồng, học sinh đạt giải thưởng cấp tỉnh được
thưởng 200.000 đồng, đoạt các giải thưởng Quốc gia được thưởng 400.000 đồng, đỗ Đại học, Cao đẳng thưởng 200.000đ.
Như vậy, khuyến học của các dòng họ đã có tác dụng lớn trong việc cổ vũ, khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho con cháu trong dịng họ vươn lên, đạt những thành tích cao nhất trong học tập, góp phần vào việc bồi
dưỡng hiền tài cho đất nước, phát huy truyền thống hiếu học, tơn trọng tri thức, phát triển dịng tộc bền vững. Sở dĩ họ Dương có quỹ lớn hơn các dòng họ khác trong làng bởi con em trong làng có nhiều người đỗ đạt, đa phần làm doanh
nhân và có nhiều người sinh sống ở nước ngồi như Doanh nhân Dương Công Minh- chủ tịch HĐQT Công ty Him Lam, Dương Hùng Đỗ - Chủ tịch công ty TNHH khoáng sản miền Nam, Dương Văn Ba - TGĐ nhà in Ngân hàng Nông Giang, ông Dương Thanh Tịnh - Thành phố Hạ Long - Quảng Ninh, Dương Chí Kiên -TGĐ Viện mắt Việt Nga…
Bên cạnh số lượng có ít học sinh đỗ đạt ở các dịng họ cịn khá nhiều học sinh thất học trong thơn mà nguyên nhân chủ yếu là vì các lý do sau:
Người Ngọc Quả từ xưa đến nay rất coi trọng sự giàu có và khinh rẻ sự nghèo hèn vì “giàu thiên hạ trọng, nghèo thiên hạ khinh”. Ở làng Ngọc Quả cũng như các làng khoa bảng khác như làng Nhân Lý - Hải Dương, làng Quan Tử -Vĩnh Phúc… vẫn phổ biến lệ nghèo sẽ không được làm trưởng tộc. Chính
điều này đã ảnh hưởng phần nào đến tâm lý người làng, bằng mọi cách làm
giàu mà ít nhiều quên đi việc học hành.
Q trình đơ thị hóa nơng thơn đã biến một làng gần như thuần nông trở thành một khu vực sầm uất như thị trấn do vậy từ những người làm nông nghiệp
đã chuyển sang buôn bán và làm cơng nhân. Hơn nữa, hàng loạt các nhà máy
xí nghiệp mọc lên trong huyện đã thu hút một bộ phận không nhỏ học sinh sau khi học hết THCS và THPT bỏ học đi làm công nhân.
Cũng do quá trình CNH - HĐH đã làm cho đất đai trong làng có giá trị kinh tế lớn, nhiều gia đình đã cắt bớt đất để bán lấy tiền. Đây cũng là lý do
nhiều người ở các nơi khác có cơ hội đến sinh sống, làm cho người gốc Ngọc Quả giảm đi, thay vào đó là cơng nhân và cán bộ công nhân viên khắp nơi đến nhập cư (nhất là dòng họ Nguyễn).
Một bộ phận không nhỏ cha mẹ nghĩ rằng cho con em học hành sẽ tốn kém, ra trường khó xin việc hoặc mất tiền xin việc nên khơng có điệu kiện đầu tư cho con em học hành. Thêm nữa là tư tưởng cổ hủ, con gái không nên học cao mà nên yên bề gia thất làm tròn bổn phận người mẹ, do đó số người đỗ đạt trong làng giảm đi khá nhiều.
Sự du nhập của những luồng văn hóa khơng lành mạnh đã ảnh hưởng
phần nào đến thế hệ trẻ trong làng. Một bộ phận con em trong làng bỏ bê học hành suốt ngày lêu lổng, chơi game, chát chít... do cha mẹ mải mê kiếm tiền mà quên đi trách nhiệm quan tâm đến việc học hành của con.
Hiện nay có nhiều bậc cha mẹ không quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình bởi họ cho rằng “phi thương bất phú”. Theo một số cha mẹ học hành vất vả rồi cũng chỉ “lương ba cọc ba đồng” không bằng người buôn bán nên họ chẳng mấy mặn mà với con đường học tập của con em mình. Với họ chỉ cần học hết THPT là đủ.
Xu hướng ra nước ngoài lao động, học tập và kiếm tiền hiện nay khá phổ biến ở nhiều nơi trong đó có người làng Ngọc Quả. Một số con em trong làng
được cha mẹ cho học hết THPT rồi cho đi lao động ở nước ngoài hoặc đi du
học nước ngồi với kinh phí tự túc để rồi chủ yếu là lao động kiếm tiền.
Trên đây là những lý do dẫn đến việc học hành của con em trong làng Ngọc Quả vẫn chưa được chú trọng. Nếu mỗi dịng họ trong làng, mỗi gia đình trong họ biết quan tâm đến việc học của con em mình hơn nữa, chắc chắn thành tích đỗ đạt của con em trong làng còn cao hơn nữa.
3.2.!Kế thừa và phát huy các giá trị văn háo truyền thống của làng Ngọc Quả trong điều kiện mới
3.2.1.!Phát huy truyền thống hiếu học và khoa bảng
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta.Việc ưu tiên, chú trọng phát triển cho sự nghiệp giáo dục
càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Với việc đầu tư cho giáo dục, nhà nước ta sẽ đào tạo ra một hệ thống nguồn nhân lực mới đảm bảo cả về trí và lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đổi mới đất nước.
Làng Ngọc Quả hiện nay đang từng bước thay đổi theo thời gian cùng
với xu hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Dân cư nơi đây
khơng cịn thiết tha với đồng ruộng còn rất ít người làm nơng chủ yếu họ chuyển sang nghề kinh doanh (do diện tích đất canh tác bị thu hẹp, làm nghề nông
không đủ điều kiện mưu sinh), làm nghề tại gia hoặc con em trong làng làm
th tại các khu cơng nghiệp, xí nghiệp được xây dựng trên địa bàn huyện hoặc họ lên thành phố lập nghiệp…Chính cuộc sống ồn ào thời hiện đại, nỗi lo cơm áo gạo tiền ít nhiều làm cho người Ngọc Quả quên đi những truyền thống tốt đẹp của cha ơng ta để lại. Do đó duy trì, bảo vệ những giá trị tốt đẹp mà ông
cha đã để lại là rất cần thiết trong đó có truyền thống noi gương bậc tiền bối
phát huy tinh thần hiếu học, khoa bảng.
Trong số 8 dòng họ sinh sống ở làng, dòng họ Dương bao đời nay vẫn phát huy tốt truyền thống chuộng thi cử, chữ nghĩa của cha ông. Con cháu họ Dương luôn cố gắng vươn lên trong mọi hoàn cảnh, xứng đáng là con cháu
trong dịng họ khoa bảng. Nói đến tinh thần hiếu học của con cháu trong dòng họ ở thơn Ngọc là chúng ta nói đến sự quyết tâm, niềm say mê, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, vất vả của người đi học để đạt được thành tích tốt nhất. Đó cịn là sự quan tâm của các bậc cha mẹ đối với việc học của con, họ dồn hết
tâm sức, tiền bạc chọn trường, chọn lớp, chọn thầy cô giảng dạy để con họ có
được mơi trường học tập tốt nhất. Nói đến khoa bảng là nhắc đến ý chí quyết
tâm vượt qua những khó khăn của trường thi phong kiến để giành được bảng vàng, đem vinh quang không chỉ cho bản thân mà cịn cho cả gia đình, họ hàng,
hiểu được những giá trị tốt đẹp mà cha ông đi trước để lại con cháu trong dòng họ mới có thêm động lực để trau dồi kiến thức, phát huy sở trường, hăng hái tham gia các phong trào hoạt động của lớp đem về thành tích học tập cao nhất cho gia đình, dịng tộc.
Ngày nay, truyền thống hiếu học và khoa bảng của người Ngọc Quả vẫn
được phát huy.Tuy nhiên vẫn khơng ít một số học sinh chưa nhận thấy tầm
quan trọng của việc học, lại do gia đình chưa thực sự quan tâm nên các em chán học, nghỉ học. Một số gia đình lại do hồn cảnh khó khăn nên họ khơng có đủ
điều kiện để cho con đến trường. Vì vậy, các em sớm trở thành lực lượng lao động chính trong gia đình và ở một số cơ sở xí nghiệp. Ngồi ra cịn do đặc điểm xã hội thời hội nhập, nền kinh tế thị trường phát triển, tâm lý trọng thương
vẫn chiếm hữu trong một bộ phận gia đình làm nghề bn bán nên họ có quan niệm học hành thi cử cuối cùng cũng chỉ là để kiếm tiền, phục vụ nhu cầu cá nhân. Do vậy họ không đề cao việc học của con cái dẫn đến con cái hư hỏng, lao vào tệ nạn. Thêm vào đó là việc thi cử, xin việc sau khi ra trường ngày càng khó làm cho mơt bộ phận cha mẹ lo lắng đầu tư cho con ăn học tốn kém rồi sợ không xin được việc (kể cả mất tiền). Tiếp đó, học hành vất vả ra trường lương thu nhập thấp không bằng lương người thất học, lao động kiếm sống.
Những trường hợp trên đây không phải là nhiều với làng Ngọc Quả
nhưng cũng là một trong số những vấn đề cần quan tâm, ít nhiều cũng làm giảm
đi tỷ lệ học sinh đi học, đỗ đạt của làng.
Để cải thiện những vấn đề trên đồng thời góp phần vào việc phát huy
truyền thống hiếu học và khoa bảng của làng Ngọc Quả, tác giả xin nêu ra một số khuyến nghị đối với cấp ủy, chính quyền, các đồn thể, các dịng họ ở làng Ngọc như sau:
Trước hết, hội khuyến học xã Lạc Đạo, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, động viên để con em và các bậc phụ huynh trong làng nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của việc học thông qua việc nêu gương tinh thần hiếu học của các vị đại khoa trong làng. Để làm tốt điều này, mỗi buổi chiều đài phát thanh xã nên có những mẩu chuyện giới thiệu về lai lịch công trạng của những người đỗ đạt trong làng từ thân thế, sự nghiệp cho đến những đóng góp của họ
đối với quê hương, đất nước.Tuyên truyền là hoạt động tích cực dễ đi sâu vào
lòng người và đem lại hiệu quả nhanh nhất.
Đặc biệt, muốn công tác tuyên truyền về truyền thống hiếu học, khoa