Sơ đồ nhà thờ cụ Trạng Nguyên Dương Phúc Tư

Một phần của tài liệu Văn hóa làng khoa bảng ngọc quả (xã lạc đạo, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên) (Trang 59 - 62)

Nhà khách Nhà thờ Lư hương Nhà đề bia 8 vị Tiến Sĩ họ Dương Bình phong Nhà đề bia Trạng nguyên Dương Phúc Tư Lối Vào!

Kiến trúc nhà thờ

Nhà thờ được xây dựng kiểu chữ Nhất ( - ) gồm có ba gian hai trái, mặt tiền quay hướng Nam. Mái lợp ngói ta, bốn góc mái được làm kiểu đao mác, nền nhà lát gạch bát. Kết cấu các bộ vì làm kiểu vì kèo quá giang đơn giản, bào chơn, đóng bén, khơng chạm trổ hoa văn. Nâng đỡ các bộ vì là hệ thống hai

hàng cột cái và hai hàng cột quân.Riêng hàng cột cái phía trước hai cột gian giữa bị khuyết đây có thể là ý đồ của người làm để tạo sự thơng thống cho

gian giữa.

Gian giữa đặt ban thờ Trạng nguyên Dương Phúc Tư được xây thành bệ trên để ngai thờ cao 1m, rộng 0,6m, sâu 0,4m. Đế ngai chạm kiểu chân quỳ dạ cá mặt hổ phù, trên thân làm kiểu chấn song con tiện chạm bong kênh tứ linh. Bên ngoài ngai còn đặt một án nhỏ cao 0,40cm, rộng 0,6m, dài 8m bốn mặt án chạm hổ phù cách điệu. Ngồi ra phía trước cịn đặt một nhang án gỗ, ba mặt làm biểu ơ sa long kính chạm tứ linh, tứ quý. Trên nhang án đặt một bát hương sứ tráng men lam, trang trí lưỡng long chầu nhật, một bộ tam sự bằng đồng.

Đặc biệt, tại gian trung tâm treo ba bức đại tự có ghi nội dung như sau:

- Trạng nguyên từ (nhà thờ Trạng nguyên). - Dương tộc phụng sự (họ Dương phụng thờ).

- Vạn thiện căn nguyên (là gốc rễ của vạn điều thiện)

Ngồi ra, tại nhà thờ cịn treo sáu đơi câu đối có nội dung ca ngợi tài đức của Trạng nguyên Dương Phúc Tư và những người đỗ tiến sĩ của dịng họ. Nổi bật là có câu đối sau:

“Tiên tổ Trạng nguyên thanh thế công danh vang triều Mạc Hậu sinh Tiến sĩ lưu truyền khoa bảng hiển Dương gia”

(Tổ tiên Trạng nguyên, công lớn danh thơm vang triều Mạc Con cháu Tiến sĩ, lưu truyền khoa bảng rạng họ Dương)

Đặc biệt cách nhà thờ họ Dương khoảng 100m về phía Đơng là khu lăng mộ của cụ trạng và con cháu cụ. Theo anh Dương Kim Thành sau khi cụ trạng mất con cháu đã mai táng tại đây. Xưa kia, nơi này chỉ là gò mộ. Những năm gần đây con cháu dòng họ Dương đã tiến hành quy hoạch, sửa sang xây lăng mộ khang trang sạch đẹp hơn trên diện tích 1.235m². Phần lăng được làm hai tầng tám mái, ở cổ diêm ghi chữ Hán “Trạng nguyên mộ”. Trong lăng gắn tấm bia ghi thân thế sự nghiệp của cụ với nội dung tấm bia là:

Thân thế sự nghiệp cụ Trạng nguyên thủy tổ họ Dương Lạc Đạo. Cụ thủy tổ Trạng nguyên Dương Phúc Tư tự Nhận Phủ, sinh năm Ất Sửu (1505) đời vua Lê Uy Mục triều Lê tại Lạc Đạo, huyện Gia Lâm, trấn Kinh Bắc nay là Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Khoa

Đinh Mùi (1547) đời vua Tuyên Tơn triều Mạc thi Hội, thi Đình cụ đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ đệ nhất danh Trạng nguyên giữ chức Đông

các đại học sĩ làm quan đến chức Binh bộ thượng thư, tặng tự Khanh thiếu bảo Dương tướng công. Sau cụ từ quan về dạy học, nhiều người theo học cụ đã đỗ cử nhân tiến sĩ, có ơng Phạm Trấn người tỉnh Hải Dương đỗ Trạng ngun khoa Bính Thìn (1556) đến năm Q Hợi (1563) đời vua Lê Anh Tông, cụ mất ngày 29 tháng chạp Âm lịch thọ 59 tuổi phần mộ an táng tại đây.

Phần mộ phía trước lăng được xây vng vắn xung quanh với diện tích 270m². Bên trong đặt thi hài cụ. Xung quanh lăng mộ còn xây tường bao, phía trước có cổng ra vào được làm dạng trụ biểu, đỉnh trị đắp phượng lá lật. Cạnh mộ cụ trạng về phía Đơng gần cổng ra vào là mộ của cụ thân sinh ra Trạng

nhà thờ Trạng nguyên Dương Phúc Tư đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

2.1.2.2.!Nhà thờ Tiến sĩ Dương Công Thụ

Dương Công Thụ là bậc đại tài yêu nước thương dân. Tài năng của ông nổi tiếng khắp vùng, nhà vua mời ông vào cung dạy thế tử học hành. Ông được Tiến sĩ Nguyễn Nghiễm viết những câu tán dương, ca ngợi như sau:

“Gặp thời thịnh trị, Ngài vụt hiện ra như cá chép vượt vũ môn, Ngài là vị

thần hiển hách trang nghiêm trên biển. Ngài hiển thánh linh thiêng phù hộ cho đất nước, Văn thơ của bậc tiên giữa đời còn làm mọi người kinh hãi” [25. Tr 414]

Qua các triều đại, Tiến sĩ Dương Công Thụ được nhà vua ban tặng cho nhiều đạo sắc. Đến nay trong cuốn Tư liệu Hán Nôm về Tiến sĩ Dương Công Thụ còn ghi chép lại 8 sắc phong. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Văn hóa làng khoa bảng ngọc quả (xã lạc đạo, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên) (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)