Các dịp tế lễ trong năm

Một phần của tài liệu Văn hóa làng khoa bảng ngọc quả (xã lạc đạo, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên) (Trang 69 - 85)

Bảng 2 .3 Sơ đồ Đền Từ Vũ thờ cụ Tiến sĩ Dương Công Thụ

Bảng 2.4 Các dịp tế lễ trong năm

TT Các dịp tế lễ Thời gian tổ chức Địa điểm Lễ vật

1 - Tế khai xuân - Hội thảo dòng họ Dương 15 tháng Giêng -Tổ chức những năm chẵn cách 1 năm tổ chức 1 lần Nhà thờ cụ Trạng nguyên Dương Phúc Tư Lễ chay, mặn, tiền vàng, đồ mã tiến thảo 2 Lễ kỉ niệm ngày sinh Cụ Trạng Dương Phúc Tư 5 năm tổ chức 1 lần Nhà thờ cụ Trạng nguyên Dương Phúc Tư Lễ chay, mặn

TT Các dịp tế lễ Thời gian tổ chức Địa điểm Lễ vật

3 Lễ giỗ Tiến sĩ Dương Công Thụ 9 tháng Hai Nhà thờ cụ Dương Công Thụ Lễ chay, mặn, tiền vàng, đồ mã tiến thảo 4 Hội đình làng 15 tháng Ba Đình Nghè Thủ lợn, vĩ, lễ mặn, chay, Làm bánh trôi, bánh chay dâng cúng, tế lễ 1 ngày, hoạt

động văn nghệ thể

thao, vui chơi, giải trí

5 Tết Thanh

Minh

Nhà thờ họ Dương, họ Trần

Tùy nghi, không cố

định

6 Tết Đoan Ngọ 5 tháng Năm

Đình Nghè

Nhà thờ họ Dương, họ Trần

Tùy nghi, không cố

định 7 Tết Trung Nguyên 15 tháng Bảy Đình Nghè Nhà thờ họ Dương, họ Trần

Tùy nghi, không cố

định

8 Tết Trung Thu 15tháng Tám

Đình Nghè

Nhà thờ họ Dương, họ Trần

Tùy nghi, không cố

định

9 Lễ cơm mới 10 tháng Mười

Đình Nghè

Nhà thờ họ Dương, họ Trần

- Đình lễ thủ lợn, vĩ, cơm mới, mâm cỗ mặn, chay

- Nhà thờ tùy nghi, không cố định

TT Các dịp tế lễ Thời gian tổ chức Địa điểm Lễ vật

10 Giỗ Tiến sĩ Trần Ngọc Hậu 8 tháng Mười một Nhà thờ họ Trần Lễ chay, mặn, tiền vàng, đồ mã tiến thảo 11 Giỗ trạng nguyên Dương Phúc Tư 29 tháng Chạp Nhà thờ họ Dương Lễ chay, mặn, tiền vàng, đồ mã tiến thảo

12 Lễ tất niên 30 tháng Chạp Tư gia, Đình Nghè Nhà thờ họ Dương, Trần Lễ chay, mặn, tiền vàng, đồ mã tiến thảo

(Nguồn : Căn cứ vào hương ước và qua điều tra phỏng vấn dân sở tại )

Dưới đây là một số lễ thức chính trong năm

2.2.1.1.!Hội đình Nghè

Hội đình Nghè diễn ra vào ngày 15 tháng Ba. Trước đó 1 tháng lãnh đạo thơn họp với đại diện nhân dân trong làng họp bàn, phân công công tác tổ chức lễ hội.Trước 3 ngày diễn ra lễ hội, thủ từ và các cụ trong làng ra lau chùi, quét dọn, bao sái ban thờ sạch sẽ bằng rượu gừng.

Thông thường vào các năm chẵn, hội diễn ra 3 ngày từ ngày 14 đến ngày

16, còn các năm khác chỉ diễn ra trong 2 ngày 14 và ngày 15 tháng Ba.

Thành phần tham gia lễ hội gồm có:

Trưởng ban tổ chức là trưởng thơn. Phó ban tổ chức: Bí thư chi bộ và Trưởng ban quản lý di tích đình. Ngồi ra cịn có Ban chấp hành hội người cao tuổi, hội khuyến học, hội thương binh, hội phụ nữ của làng, xã…và sự có mặt

đơng đảo của nhân dân trong và ngoài xã Lạc Đạo.

Nội dung lễ hội:

Lễ hội được tổ chức chính thức vào ngày 15 tháng Ba. Khi ngày lễ sắp

đến dân làng nhà nào có gạo nếp thơm hoặc rượu ngon, gà sống… đều mang

lên đình, xin phép thủ từ đến ngày hội đồ xơi, dâng cúng lên Thành hồng.

Trước ngày tế lễ khoảng 3, 4 tháng, Ban quản lý đình liên lạc trưởng ban đội tế nam, nữ sắp xếp thời gian luyện tập và đến ngày hội đình thực hành tế lễ.

Việc lựa chọn người vào đội tế đình được Ban quản lý và dân thơn lựa chọn nghiêm ngặt. Người tế lễ phải có sức khỏe tốt, diện mạo ưa nhìn và qua tuổi ngũ tuần. Đó là những gia đình khơng có tang, con cái hiếu thảo, học hành thi cử đỗ đạt. Riêng đối với viên tế nữ, tuyệt đối tránh ngày phụ nữ. Mỗi đội tế

đều có 3-5 người dự bị để tránh đến ngày tế lễ mỗi gia đình có việc cấp bách

không tham gia tế. Trước ngày tế họ phải luyện tập, phải kiêng khem chay tịnh.

Sáng 14 tháng Ba, Ban quản lý nhà đền và nhân dân thực hiện công tác chuẩn bị. Trưởng thôn cùng các cụ trong Ban quản lý có hoa, mâm lễ xơi gà, rượu, chè, thuốc lá…đầy đủ xin phép Thành hoàng mở hội.

Chiều 14: Đội tế nữ làm lễ dâng hương. Đội dâng hương nữ gồm có 27 người.

Sáng 15: Lãnh đạo thôn và nhân dân làm lễ khai mạc.

Chiều 15: Đội tế nam vào tế lễ. Đội tế nam có 19 người. Trang phục tế như sau: Chủ tế (Chánh tổng mệnh bái) mặc áo xanh, lót vàng, đội mũ cánh

chuồn. Các xướng quan (Đông xướng, Tây xướng) mặc áo vàng, đội khăn xếp. Các hầu tế (bồi tế) mặc áo xanh, đội mũ bình thiên.

Lễ thức tế khá đầy đủ theo phong cách cổ truyền. Đặc biệt, theo lời kể của Trưởng ban quản lý đình Nghè, trước đây xã có cả Khốn ước gồm 17 điều nói về việc tế yết. Đến nay Khoán ước này đã mất khơng cịn lưu lại và khơng có ai nhớ hết 17 điều này. Nội dung chủ yếu như sau:

Ngày tế chính, Thủ từ và nhân dân trong làng sửa soạn: xơi 4 cân, thịt lợn 4 cân, cịn tim gan để ngoài, vàng mã 4 trăm, chuối 4 nải, cau tươi 50 quả, nến trắng 1 phong, pháo 2 phong, rượu cơm đủ dùng. Trong ngày lễ chính các ơng hành lễ Tư Văn được biếu mỗi ông một nửa quả cau tươi và một phần lộc từ đầu lợn. Chủ tế, Đọc chức, Thông xướng được biếu thêm một quả cau. Đặc biệt với những người tham dự buổi tế có kiêng cữ sau: người nào tàn tật khơng được dự

tế. Người nào có khoa mục phẩm hàm được suy tơn ngồi chiếu trên cịn những người khác thì theo tuổi tác mà ngồi. Người nào ồn ào thất lễ quyết định phạt 30 quả cau, lần thứ 2 và 3 thì bắt xuống ngồi mâm dưới.

Điểm đặc biệt trong hội đình khoảng mấy chục năm gần đây, về đồ lễ

dâng Thành hồng có phần đơn giản hơn khơng cầu kì như trước về số lượng mà sắm tùy tâm theo điều kiện kinh tế của làng. Đồ lễ có thủ lợn, vĩ, lễ mặn, chay trong đó nhất thiết phải có bánh trơi, bánh chay dâng cúng Thành hồng. Theo trưởng ban quản lý đình cho biết, đây là phong tục lâu đời dân thôn giữ

được với quan niệm ngày rằm tháng Ba là ngày trọng đại, Thành hoàng về ngự

chính ở đình. Bánh trơi, bánh chay là vật phẩm ngon nhất dâng ngài với ý nghĩa cả năm mong cầu may mắn, bình an, tài lộc dồi dào, lương thực no đủ…

Sau khi đoàn tế nam vào tế lễ dâng Thành hoàng xong, nhân dân được mời vào đình làm lễ. Lễ xong các gia chủ tự hạ phần lễ dâng Thành hồng mình mang đến rồi gửi lại một ít lộc cho các cụ trong đình và mang lộc về chia cho con cháu trong nhà ăn cho khỏe mạnh.

Chiều và tối ngày 14, 15: Hoạt động biểu diễn văn nghệ. Mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào các trò chơi truyền thống như chọi gà, đánh cờ tướng, bóng đá, bóng chuyền hơi…

Tối 15: Lễ tạ, kết thúc lễ hội.

2.2.1.2.!Tế khai xuân và hội thảo dòng họ Dương * Tế khai xuân (từ ngày 14-15 tháng Giêng)

Công tác chuẩn bị cho ngày tế xuân được các cụ trong đình làm trước đó vài ngày. Đến buổi chiều ngày 14, đoàn tế nữ vào làm lễ dâng hương. Chiều 15

đội tế nam vào làm lễ. Trong ngày hội xn, có nhiều trị chơi truyền thống như

chọi gà, bịt mắt bắt dê, đập niêu đất, đánh cờ tướng, bóng đá, bóng chuyền

* Hội thảo dịng họ Dương (Ngày 15 tháng Giêng)

Hội thảo dòng họ Dương cách 1 năm tổ chức 1 lần vào vào ngày 15 tháng Giêng (năm chẵn) tại nhà thờ cụ Trạng nguyên Dương Phúc Tư. Thành phần tham gia hội thảo chủ yếu là con em họ Dương trong thôn đang ở khắp nơi trên cả nước. Mục đích tổ chức hội thảo:

+ Củng cố phát triển hội đồng dòng tộc họ Dương ở các tỉnh, thành khu vực trong cả nước, từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Kết nối dòng tộc họ Dương với các gia tộc khác trong nước nhất là những dịng họ đã có mối liên hệ máu thịt với nhau trong lịch sử đấu tranh giành quyền tự chủ dân tộc như: Khúc, Dương, Ngô, Đinh, Lê, Lý…

+ Kiện toàn tổ chức các Ban liên lạc dòng họ trở thành Hội đồng dòng tộc họ Dương các địa phương, có bộ máy cán bộ chuyên sâu: có con dấu, tài khoản và chương trình hoạt động phù hợp với địa phương tỉnh thành.

+ Mở rộng thành phần hội viên Dòng tộc bao gồm cán bộ đương chức, các doanh nhân, công chức, các nhà giáo dục khoa học, quân nhân và thanh niên tham gia, tạo sức mạnh cộng đồng và nguồn lực kế thừa phát triển dòng tộc,

nhằm chăm lo giáo dục con cháu trưởng thành, kế thừa truyền thống tổ tiên dịng tộc, đồn kết u thương, phát huy truyền thống cao đẹp của dịng tộc.

+ Đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu lịch sử, văn hóa truyền thống dịng tộc, nhằm khẳng định vị trí vai trị, sự đóng góp của dịng tộc vào cơng cuộc xây

dựng đất nước, tôn vinh các anh hùng dân tộc, danh nhân hào kiệt. Từ đó, hướng con em họ Dương nêu cao tinh thần hiếu học, không ngừng nỗ lực học tập để cống hiến tài năng sức lực cho nước nhà.

Hội thảo diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch.Từ đêm 13 và ngày

14 con cháu dòng họ tế lễ, múa hát văn nghệ. Ngày 15 đại diện dịng họ Dương

Dương, tiểu sử cơng lao của các vị đại khoa của dòng họ…và tiến hành tổ chức khen thưởng cho con em họ Dương đạt thành tích học tập tốt. Hội thảo kết thúc, con em họ Dương thụ lộc tại nhà thờ.

2.2.1.3.!Lễ kỉ niệm ngày sinh Cụ Trạng Dương Phúc Tư (5 năm tổ chức 1 lần)

Để tướng nhớ công lao to lớn của Trạng nguyên Dương Phúc Tư, cứ 5

năm họ Dương lại tổ chức 1 lần tại nhà thờ cụ Trạng. Trong ngày này con cháu họ Dương khắp nơi trong cả nước về làm lễ thắp nhang xin cụ phù hộ cho may mắn, bình an…Trưởng ban liên lạc dịng họ Dương, ngày này giới thiệu, cung cấp một số tư liệu về cuộc đời cụ Trạng để nâng cao nhận thức của mọi người về vai trị, vị trí của cụ trong lịch sử phát triển của dân tộc.

2.2.1.4.!Lễ giỗ trong nhà thờ họ Dương, họ Trần

Vào ngày giỗ cụ Trạng, Tiến sĩ trong dòng họ, đại diện họ Dương, họ

Trần ở các nơi về làm lễ.Mọi người ở xa về giỗ biện lễ tùy tâm. Con em trong họ (họ Trần) ở thôn đóng góp 100.000 nghìn làm cỗ. Họ Dương có quỹ Dương Phúc Tư (chi Giáp Nhất) nên ngày giỗ cụ mọi người khơng phải đóng góp. Đồ lễ dâng cúng vào ngày giỗ có đủ lễ chay, mặn, tiền vàng… Sau khi làm lễ ở nhà

thờ xong, mọi người tổ chức theo đoàn đi viếng mộ.

2.2.1.5.!Tết Đoan Ngọ (Ngày 5 tháng Năm)

Giống như các nơi khác, làng Ngọc Quả vẫn giữ nét cổ truyền, ngày mồng 5 tháng Năm thắp hương làm lễ ở nhà, đình và nhà thờ họ.

Buổi sáng các bà các chị nấu chè đỗ đen, cơm rượu nếp, cỗ mặn thắp

hương tiên tổ, thụ lộc. Buổi chiều đi lên đình, về nhà thờ làm lễ.

Tết Đoan Ngọ đối với người dân Ngọc Quả rất quan trọng, nó có ý nghĩa mong cầu sức khỏe, no đủ, diệt trừ sâu để mùa màng bội thu.

Ngày 10 tháng Mười, dân làng cúng lễ cơm mới ở đình. Trước đây đình có ruộng, có thóc, người dân ở làng đi gặt lúa chọn hạt giống lúa mẩy to, phơi khô, giã tách vỏ nấu cơm cúng Thành hồng. Lúa này là lúa dé. Đồ xơi lên có mùi thơm và dẻo. Lễ cúng cơm mới có ý nghĩa cảm ơn Thành hoàng đã phù hộ cho vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hịa, cầu mong sức khỏe và bình an. Hiện nay, lễ cúng cơm mới vẫn được tổ chức ở đình vào ngày 10 tháng Mười theo truyền thống nhưng do diện tích đất ruộng của đình khơng cịn nên vào ngày này, Ban tổ chức chỉ mua gạo nếp về đồ xơi dâng Thành hồng.

Ở nhà dân vào ngày này làm mâm cơm cúng các cụ tổ tiên. Sau đó họ

quay quần bên mâm cỗ thụ lộc.

2.2.1.7.!Tết thanh minh

Thời gian tổ chức phụ thuộc vào từng dòng họ. Họ Dương là vào ngày 15 tháng Ba âm lịch. Vào ngày này, con em trong họ làm lễ cẩn thận tại nhà ra

đình Nghè rồi ra phần mộ các cụ tổ tiên dọn cỏ sạch sẽ (chủ yếu nam giới). Ở

nhà các chị, em làm bánh trôi, bánh chay dâng cúng.

2.2.1.8.!Các lễ thức khác (tết trung nguyên, tết trung thu, lễ tất niên)

Tết trung nguyên (15 tháng Bảy), Tết trung thu (15 tháng Tám), Lễ tất niên (30 tháng Chạp) ở Ngọc Quả khơng có gì khác so với nơi khác. Dân thôn Ngọc đến những ngày này biện lễ tùy tâm ở nhà, ra đình, về nhà thờ làm lễ cầu mong cho may mắn đến với đại gia đình.

2.2.2.!Các phong tục, tập quán tiêu biểu

2.2.2.1.!Cưới xin

Giống như các làng khác ở Hưng Yên, phong tục cưới xin của làng khoa bảng Ngọc Quả cũng trải qua các bước sau:

Chạm ngõ: Khi đã được gia đình nhà gái đồng ý, bên nhà trai sửa cơi

trầu đến nhà gái. Cơi trầu này có ý nghĩa xin phép gia đình nhà gái cho phép đơi trẻ được tự do tìm hiểu nhau.

Lễ hỏi: Trước đó vài ngày, nhà trai, nhà gái đi mời đại diện họ hàng hai

bên nội, ngoại, bạn bè thân thiết đến dự lễ ăn hỏi. Hơm ăn hỏi nhà trai cử một

đồn hơn chục người đến nhà gái làm lễ. Lễ vật gồm có trầu cau, bánh kẹo, chè,

thuốc, rượu… được đựng trong tráp do các chàng trai trẻ chưa vợ đảm nhiệm. Khi đến nhà gái, các cô gái chưa chồng, ăn mặc lịch sự ra đỡ tráp. Mỗi cô cầm chiếc phong bao lì xì đỏ bên trong là 1 tờ tiền (tùy gia đình nhà gái định, có thể 5 ngàn, 10 ngàn, 20 ngàn…) trao cho chàng trai mà mình đỡ lễ gọi là tiền trả duyên. Tùy theo điều kiện gia đình chàng rể mà nhà gái có thể yêu cầu 5, 7, hoặc 9 lễ. Tuy nhiên nhất thiết phải là số lẻ. Vì người dân nơi đây quan niệm số lẻ là số sinh. Số lẻ biểu hiện cho sự sinh sôi, nảy nở. Trong lễ vật nhà trai mang sang nhà gái không được phép thiếu trầu cau. Lễ trầu cau là lễ được mang vào nhà gái trước tiên bởi “miếng trầu là đầu câu chuyện”.

Lễ cưới: Trước đây sau khi chạm ngõ, ăn hỏi một tháng sau nhà gái mới

cho nhà trai tổ chức đám cưới. Và việc chạm ngõ, ăn hỏi người ta không xem

ngày, chỉ xem ngày cưới rồi báo cho hai bên gia đình. Làng Ngọc Quả khác với làng khác là trong ngày cưới con gái mời khách đến dự đám cưới không nhận tiền mừng mà chỉ nhận những lời chúc tụng. Con trai lấy vợ được phép nhận tiền mừng. Ngày nay, hai bên gia đình nhà trai và gái đều nhận tiền mừng.

Thời gian tổ chức lễ cưới bây giờ được rút ngắn. Nhiều gia đình bỏ lễ

chạm ngõ, bỏ lệ nộp cheo có từ xưa: con gái lấy chồng khác làng phải nộp cheo cho làng mâm thau hoặc từ 500 đến 1000 viên gạch để lát đường.

Lễ ăn hỏi diễn ra trước 1 ngày. Trước ngày cưới, cô dâu, chú rể đến đăng ký kết hôn ở UBND xã. Sau khi đăng kí xong, hơn lễ được tiến hành. Trong

đi lấy chồng, cha đưa về nhà chồng. Đến nay phong tục này vẫn duy trì đều đặn.

Ngay sau ngày cưới, hai bên gia đình làm lễ lại mặt, để giới thiệu cô dâu, chàng rể biết mối quan hệ thân hữu giữa hai bên gia đình. Nếu cùng làng vào những buổi tối chàng rể sẽ đưa cô dâu mới đi thăm hỏi người trong họ để cho cô dâu biết nhà những người thân hữu.

Nhìn chung, việc cưới xin của con em trong làng phải tuân thủ theo chương I, điều 8 trong Hương ước dự thảo sau năm 1986 như sau:

Cưới xin phải thực hiện đúng pháp luật hơn nhân trong gia đình.Nam từ 20 tuổi, nữ 18 tuổi trở lên, không được cưới tảo hôn.

Một phần của tài liệu Văn hóa làng khoa bảng ngọc quả (xã lạc đạo, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên) (Trang 69 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)