Giới trẻ Việt Nam thiếu nhiều kỹ năng sống thực tế

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của giới trẻ trên mạng xã hội facebook (Trang 89 - 91)

3.1. Một số nguyên nhân hạn chế

3.1.4. Giới trẻ Việt Nam thiếu nhiều kỹ năng sống thực tế

Trong thời đại tồn cầu hóa như hiện nay, mỗi một cá nhân đều có rất nhiều quyền và điều kiện để lựa chọn cộng đồng cũng như cuộc sống cho

mình. Nó hồn tồn phụ thuộc vào nhận thức cá nhân. Khơng ai có thể phủ nhận những đóng góp tích cực của Facebook trong cuộc sống, đặc biệt là

cuộc sống của các bạn trẻ, nhưng những mặt trái của “xã hội ảo” đó dường như cũng quá nhiều trong bối cảnh giới trẻ Việt Nam thiếu nhiều kỹ năng sống thực tế. Vấn đề thiếu kỹ năng sống phần nào đó khiến khơng ít người trẻ khơng trụ vững trước tác động bên ngồi. Từ đó có những quan điểm, suy nghĩ lệch chuẩn.

Các trang mạng xã hội tựa như con dao hai lưỡi, ảnh hưởng khơng nhỏ

đến q trình hình thành nhân cách của giới trẻ. Thường thì khi gặp những

khó khăn trong cuộc sống thường nhật, rất nhiều người lui vào thế giới ảo để tìm lối thốt chứ khơng cịn thói quen tìm đến người thân để giải tỏa cảm

xúc, thậm chí là đối diện với khó khăn ngồi đời thật như các thế hệ trước. Giới trẻ ngày coi thế giới mạng như thành lũy an toàn, chỉ của riêng họ, ngồi một mình với chiếc máy tính, họ sẽ không phải đối diện với những sự việc

trong thực tế, họ tìm thấy sự “thành cơng” và thỏa mãn, được vỗ về an ủi xoa dịu những nỗi đau từ cả những con người không quen biết.

Khi đưa thông tin lên Facebook và nhận được nhiều sự ủng hộ của bạn bè thì càng kích thích sự tự mãn, mà không hiểu rằng trong sự tung hô ấy có rất nhiều phần là những lời lẽ sáo rỗng, vơ trách nhiệm chỉ bởi người nói ra khơng phải đối mặt cảm xúc với bất cứ ai. Việc lạm dụng mạng xã hội đã vơ tình xâm lấn thời gian giao tiếp với bạn bè trong cuộc sống, khiến các mối quan hệ xã hội ngoài đời thực cũng suy giảm. Điển hình là những cảnh tượng trong quán cà phê, mọi người ngồi cùng bàn với nhau nhưng mỗi người đều cầm chiếc điện thoại và cứ dán mắt vào đó, thỉnh thoảng mới nói với nhau qua loa vài câu. Thậm chí cịn chat với nhau qua mạng dù ngồi cách nhau chưa đầy gang tấc.

Chúng ta hay nhắc đến sự xâm lược về văn hóa của nước ngồi, nhưng những vấn đề cấp bách về văn hóa cũng được đặt ra trong chính cộng đồng mình. Những cơng dụng tốt của cộng đồng mạng là không thể phủ nhận,

nhưng những mảng tối cũng cần phải bị bộc lộ, phân tích và tìm cách khắc phục. Chúng ta không thể (và không nên) chống lại sự phát triển của công nghệ internet, cũng không thể cấm giới trẻ sử dụng Facebook, nhưng khi nhận ra được những tác động to lớn về văn hóa từ khơng gian ảo này, chúng ta sẽ có thể quan tâm và định hướng phát triển cho giới trẻ được tốt hơn.

Chính bởi thế mà việc xây dựng văn hóa ứng xử trên Facebook sẽ khơi dậy, phát triển những lời nói hay, những việc làm tốt, những phong cách đẹp; là làm cho cái đúng, cái tốt, cái đẹp lan tỏa, phát huy tác dụng và tiếp tục phát triển trong thực tế.

Nói khác đi, xây dựng văn hóa ứng xử trên Facebook sẽ là khơi dậy, tận dụng, phát triển các yếu tố tích cực, tiến bộ, hữu ích trong q trình hình thành văn hóa ứng xử; đồng thời phải hạn chế, khắc phục những yếu tố tiêu

cực cản trở quá trình hình thành văn hóa ứng xử phù hợp với mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thực chất của xây dựng văn hóa ứng xử là thực hiện các biện pháp tư tưởng, chính trị, văn hóa, quản lý và cả kinh tế, nhằm khơi dậy, phát triển các thái độ ứng xử, các khuôn mẫu ứng xử, các kỹ năng ứng xử có văn hóa của các hành động ứng xử. Đồng thời phải có những chế tài hạn chế, loại bỏ những lối ứng xử phi văn hóa và phản văn hóa.

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của giới trẻ trên mạng xã hội facebook (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)