Chủ động xây dựng những hội, nhóm, ứng dụng bổ ích trên

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của giới trẻ trên mạng xã hội facebook (Trang 100 - 102)

Facebook

Muốn kéo giới trẻ ra khỏi những trào lưu và hiện tượng xấu trên Facebook, không các nào hay hơn là khiến họ bị thu hút vào một thứ thú vị hơn, nhưng tốt đẹp hơn chính trên cộng đồng đó. Hiện nay có hàng nghìn

Group hay Fanpage của giới trẻ lập ra và được hoạt động thường xuyên trên Facebook. Trong đó có khơng ít những nhóm hội thật sự hữu ích và mang lại rất nhiều giá trị văn hóa cho người tham dự.

Ví dụ như những nhóm hội chia sẻ niềm đam mê đọc sách mà nhà văn Nguyên Ngọc đã bày tỏ trong bài phỏng vấn về việc sử dụng Facebook của

giới trẻ Việt Nam hiện nay. Ơng nói: “Tơi khơng bi quan về giới trẻ bây giờ

đâu... Ví dụ có nhóm họ tự đặt tên là nhóm ‘săn sách’. Họ đi tìm những cuốn

sách hay, những cuốn sách kinh điển, những cuốn sách rất quan trọng, ví dụ như ‘Bàn về Tự Do’ của Stuart Mill, cái quyển như là ‘Tâm lý đám đông’… những quyển sách rất kinh điển và rất nổi tiếng… Họ đọc, họ chuyền tay nhau

họ đọc, họ thuyết minh với nhau, họ thuyết trình với nhau, họ ham học lắm... Chỉ có một điều như thế này phải làm thế nào giúp họ phát triển, đừng có áp

đặt họ. Tạo điều kiện cho họ phát triển thế nhưng cũng đừng có áp đặt. Những

người lớn tuổi như chúng tơi đừng có áp đặt cách suy nghĩ của mình cho họ

để cho họ tự phát triển nhưng đồng thời tạo điều kiện giúp cho họ phát triển”

[3].

Nếu trên Facebook những group/pages theo kiểu này này có nhiều hơn và được hoạt động một cách thường xun, tích cực thì hẳn đây sẽ là một nơi sinh hoạt được nhiều bạn trẻ có cùng niềm đam mê u thích. Từ đó tạo ra những sân chơi thật sự bổ ích, và lý thú cho các bạn trẻ thay vì tham gia vào những group/page mang tên “hội pháp cuồng vì..”, “hội những người thích chửi bậy”, “hội không thiết sống trên đời này nữa”…

Chính vì thế, nếu trong cơng tác giáo dục và quản lý thanh niên hiện nay, các tổ chức/đoàn hội chủ động xây dựng và hình thành nhiều mạng xã hội có nội dung tốt sẽ tạo ra mơi trường cập nhật kiến thức, chia sẻ thông tin về cơ hội học tập, tìm việc làm thậm chí tham gia hoạt động từ thiện…

Giáo dục thanh niên qua mạng xã hội cũng là một trong những nội dung

được các thành viên tập thể của Hội LHTN Việt Nam thảo luận sơi nổi tại hội

nghị góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X do T.Ư Hội LHTN Việt Nam và Báo Thanh Niên tổ chức ngày 20/8/2012 tại Hà Nội. Anh Nguyễn Quang Thơng, Phó chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, Tổng biên tập Báo Thanh Niên đánh giá một trong những hạn chế của Đoàn là sự thiếu vắng những hình thức tương tác đa phương tiện để giáo dục thanh niên, đặc biệt là qua mạng xã hội. Theo anh Thơng, “cả nước hiện có 5,6 triệu thành viên tham gia mạng Facebook và theo dự đoán của các nhà chun mơn con số này có thể tăng 18 triệu người trẻ vào cuối năm sau. Chúng tôi kiến nghị

dự thảo sắp tới, phần đổi mới phương thức giáo dục của Đoàn nên bổ sung việc tăng cường chia sẻ, tương tác qua mạng xã hội. Đây là việc làm rất phù hợp với xu thế toàn cầu hóa [10].

Ủng hộ sử dụng mạng xã hội làm công cụ giáo dục, định hướng thanh niên, TS Bùi Trường Giang, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Tổng hợp, Văn phòng Chủ tịch nước, bày tỏ:

Cơng tác Đồn trong vài năm trở lại đây, có rất ít sự tương tác với thanh niên thơng qua hình thức ứng dụng công nghệ thông tin.

Trong khi đó, sự phát triển của mạng xã hội trong thời đại kỹ thuật số đã làm cho phương thức tập hợp thanh niên thay đổi về bản

chất. Mỗi bạn trẻ khi sử dụng mạng xã hội, nghĩa là họ đang từng bước tham gia vào quá trình hội nhập toàn cầu, sự phát triển của thời đại. Thanh niên tham gia vào mạng xã hội ngày càng nhiều,

đây cũng là môi trường giúp họ thể hiện và thực hiện trách nhiệm

xã hội [10].

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của giới trẻ trên mạng xã hội facebook (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)