trên mạng xã hội Facebook
Có thể thấy, hầu hết các bạn trẻ đều chưa được chuẩn bị những kĩ
năng cơ bản khi tham gia vào mạng xã hội. Và khi chưa được chuẩn bị thì thường dẫn đến tình trạng nghĩ thế nào thể hiện thế đó và dẫn tới hậu quả
là cách thể hiện này gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều khác và thậm chí
đến cả bản thân mình.
Điều đó thể hiện vấn đề mà các em đang gặp phải đó là định hướng
giá trị và những hành vi, giới hạn được phép, khơng được phép... chưa được nhìn nhận đúng. Các em chưa hiểu rằng, mỗi người cần phải có những kỹ năng cơ bản khi giao tiếp ngay cả khi trên mạng xã hội.
- Với gia đình, trước khi cho con dùng Facebook thì bố mẹ cần trao
đổi với con về mặt tích cực, tiêu cực của Facebook cũng như những gì các
con được phép thể hiện trên mạng xã hội. Cần giải thích cho các con hiểu rằng việc thể hiện vấn đề gì trên mạng xã hội cần làm tăng giá trị cuộc sống chứ không nên làm cuộc sống của các con buồn chán. Đặc biệt, cần trao đổi với các con về thời gian lên Facebook bao nhiêu thì phù hợp, những trang website nào các con được phép tham gia. Trước khi cho con dùng Facebook cần có sự hướng dẫn và cung cấp thông tin cho con.
Đặc biệt, một vấn đề các bậc cha mẹ hết sức lưu tâm khác đó là khơng
nên để máy tính của con ở một khu vực riêng, hãy để ở một nơi nào đó trong nhà mà cha mẹ, mọi người có thể theo dõi được các chương trình mà các con dùng. Nếu các con vượt quá thời gian được phép lên mạng, cha mẹ có thể nhắc con vấn đề nghiện Internet, Facebook có tác hại ra sao. Hãy lấy những tấm gương cụ thể của tác hại nghiện internet, nghiện Facebook để giáo dục và cảnh báo con cái.
Tất cả những kỹ năng, nguyên tắc... để lên mạng cần được cha mẹ
trang bị kỹ càng trước khi cho con lên mạng tốt hơn là việc chạy theo cấm cản con được và không được làm điều gì đó.Việc cấm con khơng sử dụng mạng xã hội là rất khó. Xét cho cùng, facebook là mạng tồn cầu, nó mở ra một xã hội cập nhật thơng tin. Và có thể sau Facebook sẽ cịn một cái gì khác nữa... Vì vậy, cấm trẻ sử dụng là không hợp lý. Quan trọng vẫn là trang bị những kiến thức, kỹ năng... cho con trẻ để chúng hiểu và sử dụng Facebook hiệu quả.
Tuy vậy, cũng cần cảnh báo cho con em biết rằng giao tiếp trên Facebook vẫn là giao tiếp đóng. Những tương tác hàng ngày là những cuộc gặp gỡ, trau dồi kiến thức kĩ năng bày tỏ như thế nào, cách làm việc nhóm như thế nào... mới giúp ích tốt nhất cho chúng ta trong cuộc sống. Facebook
không giúp cho chúng ta làm những việc đó. Nó chỉ là một phần trong những nhóm kĩ năng hoặc trong những mạng xã hội chúng ta có. Giới trẻ cần phải
đi ra ngoài, trao đổi, học hỏi... thì đấy mới là cuộc sống thật. Và điều đó mới
thúc đẩy con người hoạt động, giúp chúng ta hồn thiện con người hơn. Cuộc sống cịn nhiều điều chứ khơng chỉ có riêng Facebook.
- Với nhà trường, việc thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa để
chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội đến đông đảo học
sinh - sinh viên. Chủ điểm văn hóa sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử thông minh, cũng nên tổ chức thành các chuyên đề để định hướng cho học sinh biết làm chủ thiết bị và có nhìn nhận đúng đắn trước những hành động văn hóa khơng tốt trên các mạng xã hội, dạy học sinh cách tìm kiếm và chắt lọc thơng tin hữu ích phục vụ cho học tập và phù hợp với lứa tuổi là cách tốt nhất để xây dựng văn hóa mạng lành mạnh cho cả một xã hội.
Những ứng xử thiếu văn minh, văn hóa của giới trẻ trên Facebook đang làm đau đầu và là nỗi lo lắng quan tâm của tồn xã hội. Chúng tơi thiết
nghĩ các nhà giáo dục, các nhà cung cấp mạng, các nhà tâm lý học, một số cha mẹ học sinh nên tổ chức các buổi hội thảo để chia sẻ và tìm biện pháp ngăn chặn văn hóa xấu, định hướng tìm kiếm và phân loại thơng tin văn hóa
đúng đắn phù hợp với từng lứa tuổi. Cái gốc tệ nạn học đường trong giai đoạn hiện nay được bắt nguồn và lan tỏa nhanh chóng trong học sinh chính
từ mạng xã hội mà điển hình là Facebook. Vì vậy, việc quản lý ngăn chặn bằng cách “cấm” thực sự rất khó kiểm sốt, theo chúng tơi nên có bài học
định hướng giáo dục học sinh ngay từ nhỏ để có văn hóa giao tiếp ứng xử
ngay trên thế giới ảo online của học sinh.
Con người tiến bộ mọi mặt theo thời gian là nhờ rèn luyện nhân cách trong gia đình, ở nhà trường, tại nhà và trong môi trường tốt đẹp của xã hội. Quá trình được giáo dục và trưởng thành trong nhà trường chiếm thời gian
dài và có tính quyết định. Những hoạt động thiết thực của nhà trường với
muốn thực hiện văn hóa học đường lành mạnh, tiến bộ để học sinh của nhà trường vừa có tri thức, vừa được giáo dục về nhân cách theo truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam, vừa có bản lĩnh biết làm chủ bản thân và lĩnh hội những văn hóa tiên tiến của thế giới để trở thành những cơng dân tồn cầu trong tương lai.
Cùng với đó, mỗi trường học nên lập một pages riêng và mời học sinh tham dự. Trên Pages đó, bên cạnh việc đăng tải những thông tin liên quan đến hoạt động của Trường và đời sống của sinh viên.. thì thường xuyên lập
ra các topic chia sẻ về văn hóa ứng xử để học sinh - sinh viên tự đưa quan điểm và thảo luận với nhau. Từ đó sẽ gạn lọc ra được những giá trị đúng,
phù hợp với xu thế thời hiện đại. Đây cũng là một cách giúp thầy cô và nhà trường hiểu tâm tư nguyện vọng và tình cảm của học sinh - sinh viên hơn.