Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI BỐ YỞ QUẢN BẠ
3.3. Nguyên nhân dẫn đến những đổi thay
3.3.1. Những nguyên nhân làm thay đổi các thành tố
truyền Bố Y
Nhóm các nguyên nhân này bao gồm cả những nguyên nhân nội tại và ngoại lai.
3.3.1.1. Do sự lãng quên âm nhạc dân gian Bố Y trong thời gian dài Theo nghệ nhân Ngũ Khởi Phượng, từ năm 1945 trở về trước, người Bố Y ở Quản Bạ thường hay hát dân ca trong hội vui, dịp mừng nhà mới, đám cưới, giao duyên ...rất phong phú. Từ năm 1945 trở đi, nam nữ thanh niên (trong đó có cả nghệ nhân) đều đi tham gia cách mạng. Trải qua thời gian dài kháng chiến, ở lại bản làng chỉ cịn ít người ( chủ yếu là người già và trẻ em), cuộc sống kinh tế khó khăn, các lễ hội khơng được chính quyền khuyến khích nên các sinh hoạt âm nhạc ít được tổ chức. Do đó việc hát dân ca cũng lắng xuống và dần phai mờ. Đến nay điểm lại các cụ ông cụ bà giỏi về đàn, hát dân ca thì khơng cịn ai nữa. May mắn cịn có vài anh chị em là con cháu của các nghệ nhân cũ, do được nghe hát nhiều nên còn nắm được chút ít về làn điệu và bài bản...Vốn âm nhạc cũ khơng cịn nhiều nên họ phải sáng tạo, cải biên thêm dựa trên cốt lõi làn điệu, lời cổ.
3.3.1.2. Sự ảnh hưởng của ngôn ngữ giao tiếp
Như chúng tơi đã trình bày ở trên (xem mục 1.5.1.), người Bố Y tuy vẫn giữ được tiếng mẹ đẻ nhưng họ rất ít dùng trong giao tiếp xã hội hàng
ngày. Trải qua quá trình lâu dài mượn ngôn ngữ Nùng và Kinh trong giao tiếp, người Bố Y đã chịu ảnh hưởng của các ngôn ngữ này (đặc biệt là tiếng Kinh).
Trong tiếng Bố Y, các từ xưng hô mầng (mày), câu (tao) dùng rất phổ biến trong giao tiếp chung cho mọi đối tượng có quan hệ xã hội khác nhau. Các từ này không mang ý nghĩa biểu thị sự khinh miệt hoặc kính trọng, thân mật hoặc xa cách giữa các đối tượng giao tiếp. Trong tiếng Kinh, từ mày, tao dùng khi giao tiếp thường có ý nghĩa thiếu trân trọng nhau. Vì vậy, các nghệ nhân Bố Y hát dân ca thường thay các từ xưng hô trên thành các từ xưng hô phân rõ thứ bậc, vai vế của người hát với người nghe theo lối giao tiếp của người Kinh.
Ngoài ra, do tiếng Bố Y thiếu một số từ, nên khi hát những lời ứng tác đề cập đến cuộc sống ở thời đại mới, người Bố Y phải mượn tiếng Kinh để thể hiện. Ví dụ một số từ mượn trong bài Strùng íu đài pai san Bác Hồ [6, tr. 70 ] như: Thủ đơ, vườn hoa, tồn thắng…Vì vậy, ca từ trong dân ca Bố Y ngày nay có sự pha trộn ngôn ngữ, khơng cịn thuần chất như xưa.
3.3.1.4. Sự chuyển biến trong nhận thức của người dân
Do chính sách của Đảng và Nhà nước ta đề cao văn hố các dân tộc thiểu số, có một số tổ chức và cá nhân bắt đầu quan tâm đến Quản Bạ tìm hiểu, nghiên cứu về văn hố dân gian Bố Y. Những tác động đó làm người dân Bố Y nói chung và các nghệ nhân, thầy cúng nhận thấy giá trị của văn hoá truyền thống đối với cuộc sống hiện tại và họ bắt đầu tự phát các hoạt động truyền dạy vốn văn hoá dân tộc cho nhau. Hiện nay, đại đa số người dân Bố Y không biết hát dân ca của dân tộc mình nhưng lại quen với hát các bài hát Kinh. Họ cho rằng dân ca Bố Y cổ còn đơn sơ nên hát khơng hay. Vì vậy, các nghệ nhân hát dân ca Bố Y đã dùng cách thêm từ biến các câu hát cổ thường chỉ có 5 từ thành câu hát 7 từ, khi hát có luyến láy nhiều hơn để phù hợp với
thị hiếu của người dân hiện nay, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên người Bố Y.
3.3.1.5. Sự giao lưu văn hoá giữa các tộc người
Người Bố Y ở Quản Bạ sống xen kẽ với nhiều tộc khác trong cùng một làng. Từ lâu, họ đã mở rộng quan hệ hơn nhân ra ngồi phạm vi nội tộc. Vì vậy, một số tập tục của các tộc khác đã hoà trộn vào một số sinh hoạt cổ truyền của người Bố Y. Chẳng hạn như các gia đình có con gái gả cho người Nùng cũng có thách cưới thêm một lễ nhỏ nữa vào chung với lễ cổ truyền gọi là bữa bé. Tục này vốn là của người Nùng. Trong các đám ma Bố Y, các gia đình thơng gia khác tộc (chủ yếu là người Nùng) đến viếng thường đem theo nhạc cụ đến và đánh các bản nhạc tang lễ của dân tộc họ ở ngoài sân. Những trường hợp người chết là người tộc khác về làm dâu Bố Y, họ hàng bên ngoại đến viếng đơi khi cũng khóc bằng những bài khóc tang của tộc cũ.