Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI BỐ YỞ QUẢN BẠ
3.3. Nguyên nhân dẫn đến những đổi thay
3.3.2. Những nguyên nhân làm thay đổi môi trường diễn xướng
Trong các nguyên nhân làm thay đổi môi trường diễn xướng của âm nhạc dân gian Bố Y, chúng tôi chia thành ba loại: những nguyên nhân làm triệt tiêu, những nguyên nhân làm thay đổi và những nguyên nhân góp phần bảo tồn lại một số mơi trường diễn xướng cổ.
3.3.2.1.Những nguyên nhân làm triệt tiêu một số môi trường diễn xướng
Như mục 3.2.1. đã nêu, hầu hết các môi trường diễn xướng cố hữu của âm nhạc dân gian Bố Y ở ngoài trời đã mất đi, trong đó bao gồm chợ phiên, bờ suối , ruộng nương và dựng nhà. Môi trường diễn xướng trong nhà cũng bị mất đi một phần ở những ngôi nhà mới hiện nay.
* Sự mất đi của điều kiện môi trường diễn xướng ở chợ phiên
Chợ phiên ở Quyết Tiến và Quản Bạ là nơi trước đây người dân tộc nói chung và Bố Y nói riêng thường tụ tập nhau đàn hát dân ca. Nơi họ hát là những khoảng trống lớn ở giữa và mép chợ. Người ta đi chợ không chỉ để
mua bán mà còn để chơi, giao lưu bạn bè, thể hiện tài đàn hát và giao duyên nam nữ với nhau.
Các chợ này hiện nay đã mất đi một số các chức năng trên. Chợ khơng cịn các khoảng trống và một số sinh hoạt văn hố trong đó bao gồm cả các sinh hoạt âm nhạc cũng không còn. Chợ được qui hoạch xây lại, phân ra thành từng ô sát nhau cho các chủ hàng. Quanh chợ nhà dân quây kín. Trên đường quanh chợ xe máy để khắp lối đi. Vì vậy người dân đi chợ chỉ có thể đứng xem , mua bán chứ khơng thể tụ tập thành nhóm chơi ở trong chợ được. Mặt khác các cửa hàng bán đồ điện tử mở băng đĩa ca nhạc, phim vặn hết công suất loa để thu hút người mua, át đi mọi loại âm thanh xung quanh nên nam nữ thanh niên dân tộc không thể hát dân ca với nhau được. Qua thời gian, việc đi chợ mua bán đã thành thói quen của người dân các dân tộc nơi đây trong đó bao gồm cả người Bố Y. Cho đến nay, khơng cịn gặp cảnh người dân sinh hoạt âm nhạc dân gian ở chợ phiên nữa.
* Sự mất đi của môi trường diễn xướng ở bên suối
Theo lời kể của người già Bố Y, khi người Bố Y mới tới Quản Bạ, nơi đây đất rộng, người thưa, rừng núi hiểm trở. Ở khu vực xã Quyết Tiến, nơi họ định cư, có hai con sơng chảy qua là sông Nặm Lương và sông Tân Tiến. Sông ở đây vào mùa mưa nước rất đỏ nên các ruộng nước ven sông gọi là ruộng nước đỏ. Những con sông này có rất nhiều cá nên người Bố Y thường ra sông vớt trứng cá và cá con về nuôi. Hiện nay, do nạn phá rừng làm nương, hai con sơng này đã cạn kiệt chỉ cịn là hai con suối rất nhỏ mà thôi.
Mất đi nguồn khai thác cá giống từ các con sông, người Bố Y không cịn nghề vớt cá ở sơng nữa. Các con suối cạn cũng khơng cịn là nơi lý tưởng để người ta gặp gỡ hát với nhau. Vì vậy, việc người Bố Y tụ tập hát dân ca bên bờ suối cũng mất đi. Theo đó, các bài hát về cơng việc hớt cá cũng khơng cịn ai hát và đến nay cũng khơng ai cịn nhớ nữa.
* Sự mất đi của môi trường diễn xướng trên nương
Trước đây, người Bố Y thường làm nương ở rất xa nhà. Đường lên nương xa rất khó đi. Mỗi khi đi nương phải ở lại vài ngày. Nương của vài nhà thường ở cạnh nhau và họ làm đổi công cho nhau. Những lúc như vậy, món ăn tinh thần của những người trên nương chủ yếu là hát dân ca với nhau.
Hiện nay, đường xá đi lại đã được mở rộng. Cơ cấu cây trồng và kỹ thuật canh tác thay đổi. Nhà nước giao đất rừng cho người dân trồng rừng treo qui hoạch. Các nương rẫy xa nhà nay đều đã biến thành rừng. Vì vậy, Người Bố Y khơng cịn canh tác trên các nương xa nhà nữa. Họ trồng trọt tăng vụ ở các ruộng nương gần nhà được chính quyền địa phương giao. Các ruộng, nương này ở ven đường đi, xen kẽ với các dân tộc khác. Người dân Bố Y đi làm ruộng nương trong ngày chủ yếu bằng xe máy, làm đổi công chung với nhiều dân tộc. Do đó các cơ hội hát dân ca trên nương ít dần và hiện nay khơng cịn nữa.
* Sự mất đi của một số môi trường diễn xướng khác
Khi dựng nhà, người Bố Y thường có sự góp sức giúp đỡ của cả làng. Trước kia trong những dịp này họ hát dân ca rất vui vẻ. Ngày nay, xu hướng từ bỏ kiểu nhà trình tường truyền thống đang lan rộng. Các nhà mới làm hầu hết đều xây tường, đổ trần. Việc xây nhà do đội ngũ thợ xây chuyên nghiệp thầu làm nên việc hát dân ca khi dựng nhà cũng đã mất đi.
Ở các ngôi nhà truyền thống, việc tổ chức hát dân ca trong nhà không thay đổi. Môi trường hát vẫn là bên mâm rượu và bên bếp lửa. Nhưng những ngơi nhà mới thì có những thay đổi. Do khơng cịn bếp đốt củi trong nhà hoặc có thì diện tích rất chặt hẹp khơng ngồi chơi được nên nguời Bố Y đã mất chỗ ngồi hát dân ca bên bếp lửa. Tục lệ cúng ma của người Bố Y là phải mở đường cho ma lên trời qua lỗ hổng trên mái nhà thẳng bàn thờ lên. Với kết cấu
đổ trần kín của các ngơi nhà mới hiện nay thì khơng thể cúng ma trong nhà được nữa.
Thời gian trước đây, do chính quyền địa phương khơng khuyến khích việc thờ cúng, ngơi đền người Bố Y cùng các dân tộc Tày, Nùng trong vùng thờ ông Chủ vùng (Pá hầu xhầng) đã bị phá bỏ, rừng cây xung quang đền bị chặt phá nên đến nay hội đền Chủ vùng và tục thờ cúng này đã mất đi. Thời gian đó các thầy cúng trong đó có ơng La Tiến Tài thầy cúng người Bố Y cũng bị cấm hành nghề và đưa đi học tập cải tạo. Thầy cúng phải chôn giấu sách cúng nên dẫn đến hư hỏng thất lạc mất một số bài cúng trong đó có bài cúng “gọi hồn trẻ nhỏ”…Bộ sách cúng còn lại của thầy cúng hiện nay cũng đã cũ nát (xem phụ lục, ảnh 10).
3.3.2.2. Những nguyên nhân làm thay đổi môi trường diễn xướng
So sánh những môi trường diễn xướng còn lại của âm nhạc dân gian Bố Y hiện nay với mơi trường cổ, ta thấy có những thay đổi khá lớn.
Môi trường diễn xướng của hát ngăn cửa đám cưới (Phân thồn tâu)có những thay đổi bắt nguồn từ sự thay đổi quan hệ hôn nhân của người Bố Y. Trước đây, người Bố Y chỉ kết hôn trong nội tộc. Dần về sau, do dân số ít mất cân bằng tỷ lệ nam nữ nên họ đã dần mở rộng quan hệ hôn nhân ra với các dân tộc khác. Càng ngày, các đám cưới giữa người Bố Y với người ngoại tộc càng phổ biến. Trong các đám cưới này, mơi trường hát Phân thồn tâu khơng cịn nữa. Hát Phân thoàn tâu phải có sự phối hợp của cả hai bên nhà trai và nhà gái. Một trong hai bên mà không biết hát thì khơng thể thực hiện lễ nghi này được. Hiện nay, việc hát Phân thoàn tâu cũng khơng cịn là nghi thức bắt buộc kể cả trong các đám cưới giữa những người Bố Y với nhau.
Người Bố Y ở Quản Bạ chủ yếu hát dân ca góp vui với nhau khi mời nhau đến nhà uống rượu trong các dịp lễ tết, các lễ mừng trẻ đầy tháng, mừng
thọ người già, mừng nhà mới, ăn cưới. Trước đây, khi uống rượu họ thường hát các bài dân ca có tính giao tiếp xã hội. Dần dần, môi trường này trở thành môi trường chung cho nhiều loại bài dân ca khác như hát các bài dân ca lao động, các bài dân ca giao duyên. Có người hát cả các bài hát của các dân tộc khác như các bài hát của người Nùng, nhạc mới...
3.3.2.3. Những ngun nhân góp phần giữ lại mơi trường diễn xướngcổ truyền
Trong các môi trường diễn xướng của âm nhạc dân gian Bố Y ở Quản Bạ, mơi trường của âm nhạc lễ nghi tín ngưỡng vẫn giữ được như xưa mặc dù nó cũng chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau.
Theo ông La Tiến Tài, thầy cúng người Bố Y, đối với người Bố Y, tín ngưỡng rất quan trọng trong cuộc sống của họ. Cúng lễ là thiêng liêng không thể thay đổi, thêm bớt hoặc bỏ đi được. Họ quan niệm con người khi chết đi mà chưa làm lễ cúng ma thì vẫn chưa được lên trời với tổ tiên. Người chết chưa được cúng ma coi như đi chơi xa nhà mà thơi. Vì vậy, lễ cúng ma diễn ra lúc nào có thể tuỳ thuộc khả năng kinh tế của từng gia đình nhưng dứt khốt phải cúng. Người Bố Y cúng ma rất to, kéo dài trong ba ngày hai đêm. Mỗi bài cúng ma đều có một ý nghĩa tâm linh quan trọng móc xích với nhau không thể thêm, bớt hoặc thay đổi được.
Các lý do trên đây cùng với ý thức giữ nghề của các thế hệ thầy cúng đã khiến cho mơi trường của âm nhạc lễ nghi tín ngưỡng Bố Y được bảo tồn gần như nguyên vẹn cho đến nay.