Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG đề TÀI CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN đại HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 37 - 39)

5. Đóng góp của đề tài

2.3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và quá trình thực hiện cơng

2.3.2. Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X

Ðại hội X, lần đầu tiên đặt chú trọng hàng đầu đến nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Trong tình hình cơ hội và thách thức đan xen nhau, xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải đáp ứng bằng được yêu cầu vừa kiên định sự lãnh đạo của Ðảng vừa phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng để Ðảng ngang tầm với trọng trách của mình. Đây là thành tố đầu tiên của chủ đề Ðại hội. Nội dung mới trong thành tố thứ hai chủ đề Đại hội X là “phát huy sức mạnh toàn dân tộc”. Muốn đoàn kết phải lấy mục tiêu chung của toàn dân tộc là giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng

bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tơn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nội dung mới trong thành tố thứ ba chủ đề Đại hội X là “đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới”. Tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố gắn với phát triển kinh tế tri thức. Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Đại hội X của Đảng là dấu mốc quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các văn kiện được thơng qua tại Đại hội X là kết tinh trí tuệ và ý chí của tồn Đảng, tồn dân quyết tâm đổi mới toàn diện, phát triển với tốc độ nhanh và bền vững hơn trong thời kỳ mới. Thực hiện Nghị quyết Đại hội X, Trung ương Đảng đã họp nhiều lần, thảo luận và quyết định nhiều vấn đề quan trọng, nổi bật: tại Hội nghị Trung ương 4 (02-2007), Đảng ta ban hành Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đưa ra những chủ trương, giải pháp để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí và đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước tại Hội nghị Trung ương 6 (01-2008). Xuất phát từ yêu cầu thực tế về đời sống của người nông dân, Hội nghị Trung ương 7 (07-2008) đã đánh giá tình hình lần đầu tiên đưa ra những quyết sách mạnh mẽ về chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp, giải quyết đồng thời ba vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Quan điểm chỉ đạo: Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Ngoài ra cũng trong Hội nghị Trung ương 7 đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác

thanh niên, tăng cường xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG đề TÀI CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN đại HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)