Những hạn chế trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG đề TÀI CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN đại HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 54 - 58)

5. Đóng góp của đề tài

3.2. Những hạn chế trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động diễn ra chậm

Mặc dù, giai đoạn 2015- 2020 Việt Nam đã có chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế khá tích cực nhưng xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu vĩ mô chưa thật sự ổn định, bền vững. Nguyên nhân là do sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có những tồn tại, hạn chế nhất định. Cụ thể:

Một là, tuy lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở KV1, nhưng nguồn vốn phân bổ cho khu vực này rất thấp thể hiện phương thức sản xuất lạc hậu nên đóng góp vào GDP với tỷ trọng thấp.

Hai là, nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tập trung chủ yếu vào KV2 và KV3, nhưng đóng góp vào GDP với tỷ trọng chưa đảm bảo mục tiêu so với KV1, nên hiệu quả sử dụng vốn trong các khu vực chưa đạt kỳ vọng đề ra.

Ba là, sự dịch chuyển của lao động và nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giữa các khu vực, đặc biệt là KV2 và KV3 chưa ổn định và thiếu tính đồng bộ. Điều này dẫn tới sự phát triển không đồng đều giữa các ngành kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay.

Bốn là, tuy KV3 có sự tăng trưởng đều đặn của lao động và vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, nhưng tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực này chưa có chuyển dịch rõ ràng.

3.2.2. Chậm trễ trong việc chuyển kinh tế nơng hộ, nhỏ lẻ, phân tán lên sảnxuất xuất

hàng hóa lớn, tập trung

Khi thực hiện "khốn 10", kinh tế nơng hộ tự chủ đã trở thành động lực phát triển nông nghiệp, nhưng khi chuyển lên sản xuất hàng hóa lớn theo cơ chế thị trường thì kinh tế nơng hộ bộc lộ các nhược điểm của sản xuất hàng hóa nhỏ. Nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước cũng đề ra chủ trương phát triển kinh tế trang trại và các loại hình kinh tế hợp tác hay liên kết trong nông nghiệp, nhưng thực hiện quá chậm.

Việc phát triển trang trại vẫn chủ yếu là các gia trại nhỏ; trang trại lớn gặp nhiều khó khăn. Thí dụ: Luật Đất đai 2013, điều 129 mục 1 vẫn ghi: "Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp như sau:a) Không quá 03 héc-ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác". Điều 12, mục 5 nghiêm cấm "nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của luật này". Chấp hành nghiêm điều luật trên thì khơng thể xây dựng được trang trại sản xuất hàng hóa quy mơ lớn.

Về hợp tác xã, Giáo sư. Tiến sĩ Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ, đã chỉ rõ tình hình yếu kém của các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Tính đến tháng 10/2014 cả nước có 19.800 HTX trong đó 10.339 HTX nơng nghiệp, nhưng có tới 9.363 là hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, chiếm 92%. Tỷ lệ hộ nông dân tham gia HTX nông nghiệp khoảng 45%. Song phần lớn các HTX nông nghiệp mới chỉ cung cấp được một số dịch vụ đầu vào cơ bản. Phần lớn các HTX

có quy mơ nhỏ, cơng nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu. Chất lượng, hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của HTX thấp; chỉ khoảng 10% số HTX nông nghiệp đạt hiệu quả tốt, khoảng 60%-70% số HTX hoạt động cầm chừng, còn lại 20%-30% HTX đã ngừng hoạt động.

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ có thể tiến hành gắn với sản xuất hàng hóa lớn theo cơ chế thị trường, bởi vì sản xuất nhỏ, phân tán thì khơng thể sử dụng máy móc hiện đại, khơng thể ứng dụng công nghệ mới, không thể gắn sản xuất với dịch vụ, chế biến, bảo quản và tiếp cận thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất và tiêu thụ đầu ra, không thể xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Sản xuất nhỏ thì khơng thể hút vốn đầu tư vì khơng nhà đầu tư nào đưa vốn vào sản xuất nhỏ.

Những năm gần đây ở nước ta đã xuất hiện một số mơ hình liên kết kinh tế giữa các nông hộ với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nơng sản, có sự hỗ trợ của nhà nước và sự hợp tác của các nhà khoa học, như mơ hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa và chuỗi liên kết dọc sản xuất cá tra ở An Giang, nhưng việc nhân rộng những mơ hình này cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các tỉnh miền Bắc.

3.2.3. Cơ cấu vùng kinh tế cịn nhiều bất cập

Mơ hình tăng trưởng có thay đổi nhưng cịn chậm. Tốc độ tăng năng suất lao động nội ngành chưa cao; đóng góp của tiến bộ khoa học cơng nghệ vào tăng năng suất lao động còn hạn chế. Chuyển dịch cơ cấu nội ngành chưa rõ nét, chưa bền vững. Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chủ yếu đang hoạt động ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị, nơi tạo ra giá trị gia tăng thấp. Chẳng hạn như, ngành dệt may hiện chủ yếu tham gia vào các khâu gia công (CMT) chiếm đến 60% và chỉ khoảng 5% xuất khẩu theo phương thức ODM (thiết kế trên ý tưởng có sẵn, sản xuất). Ngành điện tử hiện nay là ngành tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu, tuy nhiên, ngành điện tử Việt Nam (bao gồm cả các doanh nghiệp FDI) hiện đang đứng ở vị trí thấp nhất trong chuỗi giá trị là công đoạn lắp ráp và gia công sản phẩm.

Công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, còn phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu, linh phụ kiện nhập khẩu. Các ngành công nghiệp chủ đạo như dệt may, da giày, điện tử Việt Nam nhập khẩu hơn 90% nguyên liệu đồng thời phụ thuộc không nhỏ vào một số thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Khu vực dịch vụ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Cổ phần hóa, thối vốn nhà nước chậm; hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) chưa được cải thiện đáng kể. Tiến độ, chất lượng xử lý nợ xấu, các TCTD yếu kém chưa theo kịp yêu cầu. Khu vực tư nhân phát triển chưa tương xứng với quy mô và độ mở của nền kinh tế; mức độ phụ thuộc vào khu vực kinh tế nước ngồi chưa giảm. Mặt khác, cịn có những tồn tại, bất cập trong khơng ít quy định hiện hành đang gây khó khăn việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng. Thị trường các yếu tố sản xuất chậm phát triển, chưa là cơ chế chính trong phân bổ nguồn lực để đạt được hiệu quả cao nhất. Cải cách thể chế và thực hiện các chương trình cơ cấu lại nền kinh tế chưa được tiến hành một cách nhất quán, toàn diện, đủ rộng và đủ mạnh để chuyển sang kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và để hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn.

3.2.4. Một số hạn chế về khoa học công nghệ

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay, khoa học - công nghệ chưa thực hiện đầy đủ vai trò “quốc sách hàng đầu”, chưa là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất: “Năng lực và trình độ cơng nghệ của nền kinh tế cịn thấp. Công nghiệp vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao; công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, tỷ lệ nội địa hóa thấp, tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu hiệu quả cịn hạn chế”.

Trong khi đó, trên thế giới, cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ

số, đang phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang đến nhiều thời cơ nhưng cũng đặt ra khơng ít thách thức với tất cả các nền kinh tế. Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nếu tích cực chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số thì sẽ có cơ hội để đi cùng, vượt trước các nước trong khu vực và trên thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra động lực, tài nguyên mới cho sự phát triển và đổi mới sáng tạo.

Nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học cơng nghệ vào nơng nghiệp cịn rất hạn chế, nên chậm trễ ứng phó với biến đổi khí hậu khắc nghiệt. Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định lại chủ trương đúng đắn được đề ra từ nhiều năm trước đây là "khai thác sử dụng và quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mơi trường, chủ động phịng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu". Nhưng do việc nghiên cứu khoa học yếu kém nên chậm tìm ra những giải pháp phù hợp để thực hiện chủ trương của Đảng đề ra.

Ở nước ta, nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước nhấn mạnh: phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Nhưng việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học - cơng nghệ cịn rất kém.

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIÚP THÚC ĐẨY Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA Ở NƯỚC TA

4.1. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG đề TÀI CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN đại HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 54 - 58)