Về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG đề TÀI CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN đại HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 47 - 50)

5. Đóng góp của đề tài

3.1.1. Về khoa học công nghệ

Sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và ngày càng

hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới; đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Đóng góp vào những thành quả to lớn này của phát triển đất nước có vai trị hết sức quan trọng của ngành Cơng Thương với việc Việt Nam đã và đang dần khẳng định được vị thế là một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp của khu vực và của thế giới.

Cách mạng khoa học và cơng nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội. Lĩnh vực khoa học cơng nghệ có nhiều đóng góp tới sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta, dưới đây là một số thành tựu tiêu biểu.

- Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) đặt ra yêu cầu ở chặng đường đầu của thời kỳ quá độ phải chuẩn bị đầy đủ tiền đề cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội khẳng định “Khoa học và cơng nghệ trở thành nền tảng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Đại hội IX của Đảng (năm 2001) nhận định, thế kỷ XXI, khoa học - cơng nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trị ngày càng nổi bật. Do đó, Đại hội chỉ rõ “Phát triển khoa học và cơng nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” để từng bước phát triển kinh tế tri thức và nâng cao năng suất lao động. - Đại hội X của Đảng (năm 2006) tiếp tục nhấn mạnh: “Kết hợp chặt giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức”.

- Đến Đại hội XI (năm 2011), Đảng ta chú trọng tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức: “Phát triển mạnh khoa học, cơng nghệ làm động lực đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát

triển kinh tế tri thức”. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”.

- Đại hội XII của Đảng (năm 2016) nhấn mạnh: “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học - công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế 33 tri thức”. Với mục tiêu đến năm 2020 khoa học và cơng nghệ đạt trình độ phát triển của nhóm nước dẫn đầu ASEAN, tại Đại hội này, Đảng ta xác định cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tiến hành qua 3 bước là: Tạo tiền đề, điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Nhờ thực hiện nhất quán đường lối đổi mới này, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học - công nghệ, trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được thành tựu to lớn: Đạt ngưỡng thu nhập trung bình năm 2008; nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao: giai đoạn 2011-2015 đạt 5,9%, giai đoạn 2016-2019 đạt 6,8%; quy mô nền kinh tế tăng 2,4 lần từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 271,2 tỷ USD năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1331 USD năm 2010 lên 2779 USD năm 2020.

- Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch sang chiều sâu. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng từ 19% năm 2010 lên 50% năm 2020. Khoa học - cơng nghệ từng bước khẳng định vai trị động lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm lực khoa học - công nghệ của đất nước được tăng cường. Hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ được nâng lên, tạo chuyển biến tích cực cho hoạt động đổi mới và khởi nghiệp sáng tạo. Trình độ khoa học - công nghệ sản xuất được nâng cao, tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG đề TÀI CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN đại HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 47 - 50)