PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NGĂN CHẶN BIẾN ĐEN ở tôm THẺ CHÂN TRẮNG BẰNG DỊCH CHIẾT nấm rơm (Trang 34 - 35)

2.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dịch chiết nấm rơm dùng trong xử lý đến sự biến đen và chất lượng của tôm bảo quản lạnh

Mục đích: Thí nghiệm này nhằm tìm ra nồng độ dịch chiết nấm rơm thích hợp để xử lý tôm mang lại hiệu quả ngăn chặn biến đen cao nhất trong quá trình bảo quản lạnh.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Cách tiến hành

Tôm sống sau khi được vận chuyển về đến phòng thí nghiệm được rửa sạch, chia thành 4 mẫu mỗi mẫu 10 con và tiến hành xử lý ba mẫu qua dịch chiết nấm rơm với các nồng độ dịch nấm lần lượt là : 50%, 70%, 100% trong

Nồng độ dịch chiết nấm 0% (mẫu đối chứng) Đánh giá mức độ biến đen bằng phương pháp cảm quan Tôm sống

Xử lý với dịch chiết nấm rơm trong 15 phút ở 10ºC

Nồng độ dịch chiết nấm:100%

Bảo quản bằng nước đá (≤ 4ºC)

Đánh giá sự biến đổi chất lượng bằng phương

pháp cảm quan Đánh giá mức độ biến

đen bằng phương pháp phân tích hình ảnh

Thảo luận kết quả và chọn ra nồng độ dịch chiết nấm rơm thích hợp để xử lý tôm

Nồng độ dịch chiết nấm: 70% Nồng độ dịch

thời gian 15 phút, ở nhiệt độ 10ºC. Còn một mẫu là mẫu đối chứng được xử lý trong nước lạnh sạch trong thời gian 15 phút, ở nhiệt độ 10ºC. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

Sau khi xử lý, các mẫu tôm được cho vào các túi PE riêng biệt, bảo quản bằng nước đá ở nhiệt độ ≤ 4 ºC trong thùng cách nhiệt. Sự biến đổi chất lượng và mức độ biến đen của tôm trong quá trình bảo quản được đánh giá bằng phương pháp cảm quan và phân tích hình ảnh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NGĂN CHẶN BIẾN ĐEN ở tôm THẺ CHÂN TRẮNG BẰNG DỊCH CHIẾT nấm rơm (Trang 34 - 35)