Khả năng chuyển hoá các phế phụ phẩm nông lâm và công nghiệp của

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng nấm bào ngư plerotus abalonus trên giá thể vỏ trấu kết hợp với mạt cưa (Trang 26 - 28)

M ỤC LỤC

1.1.5 Khả năng chuyển hoá các phế phụ phẩm nông lâm và công nghiệp của

sắt. Theo nghiên cứu của Bano và Rajaratha nam (CRC Critical Reviews in Food Science and Nutrition Số 27-1988), khi cho chuột bạch bị thiếu máu ăn thực phẩm có thêm P. flabellus, lượng hồng cầu tăng thêm 16% so với nhóm đối chứng, chỉ tăng 8.2% khi cho ăn sữa có thêm đồng.

Trong Y-dược dân gian nấm bào ngư có vị ngọt, tính ấm có tác dụng ‘thư cân, hoạt lạc’, ‘ truy phong, tán hàn’ được dùng trong các thuốc bồi bổ gân cốt, trị tay chân yếu mỏi, đau lưng.

Tại Ấn Độ, nấm sò được giã nát , đắp vào răng để trị sưng lợi; uống để trị tiêu chảy và kiết lỵ.

Tại Tiệp Khắc, chất trích tinh từ P. ostreatus được dùng làm thuốc để trị cholesterol cao trong máu.

1.1.5 Khả năng chuyển hoá các phế phụ phẩm nông lâm và công nghiệp của nấm bào ngư: nấm bào ngư:

Ở Việt Nam, hàng năm có khoảng 50 triệu tấn phế thải nông lâm nghiệp, chỉ một phần rất nhỏ được tái sử dụng trong nuôi trồng nấm.

Những công trình cơ bản về nuôi trồng các nấm bào ngư đã mở ra những triển vọng chuyển hóa các phế liệu gây ô nhiễm môi trường. Công trình nghiên cứu khả năng phân ly các chất hữu cơ độc hại của loài nấm này rất đáng chú ý. Sự phát triển của công nghệ nấm trong 20 năm qua ở Việt Nam là một trong những giải pháp xử lý sinh học phế liệu xơ - sợi và các nguồn phụ phế liệu (vỏ hạt cà phê, mạt cưa, bã mía...), có tầm quan trọng thực tiễn to lớn, đặc biệt với những ứng dụng hổ trợ của các kỹ thuật hạt nhân như chiếu xạ và đồng vị đánh dấu.

Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy khả năng phân hủy các cơ chất sơ sợi giàu cellulose và lignin (Camarero và cộng sự, 1994; Guitíerrez và

cộng sự, 1994; Lê Xuân Thám, 2000). Trong quá trình chuyển hóa lên men phân hủy các phức polysaccharides, các loài Pleurotus còn tạo ra hàng loạt các chất thơm bay hơi, góp phần tạo nên hương vị hấp dẫn của quá trình lên men (Guillén và cộng sự, 1992; Gutíerrez và cộng sự, 1994). Đặc biệt nhờ vào hệ Aryl – Alcohol Oxidase và Dehydrogenase chủng P. eryngii có khả năng khử các hợp chất thơm ở dạng aldehyde acid thành các gốc rượu thơm tương ứng mở ra triển vọng công nghiệp hương liệu (Gutíerrez và cộng sự, 1996). Kết hợp với Mn trong quá trình lên men nó còn có khả năng phân hủy thuốc trừ cỏ Atrazine nhờ vào sự gia tăng của các enzyme P – 450 của hệ Cytochrome, Oxygenase và Peroxydase (Sannia và cộng sự, 1990). Ngoài ra, nhờ vào hoạt động của hệ enzyme đa dạng mà Pleurotus có khả năng chuyển hóa nhiều loại cơ chất. Đây cũng là triển vọng mới trong công nghệ sản xuất enzyme ngoại bào cho các nhà nghiên cứu. Điều này cho thấy tiềm năng của

Pleurotus spp trong xử lý môi trường là rất cao.

Nhóm hydro đa vòng thơm là nhóm các hợp chất hữu cơ ô nhiễm môi trường được nghiên cứu rộng rãi nhất hiện nay. Chúng được hình thành từ quá trình cháy hoàn toàn cúa các hợp chất hữu cơ ở nhiệt độ cao. Những nguồn chính thải ra các nhóm này là: các phương tiện giao thông sử dụng xăng dầu, các lò đốt chất thải... Do có tính phổ biến trong môi trường, đặc biệt một số chất có thể gây ung thư như: pyrene, fluoren, antraxen...nên chúng được xếp vào danh sách các hợp chất ô nhiễm hàng đầu hiện nay của các tổ chức bảo vệ môi trường trên Thế giới. Qua các nghiên cứu của các nhà khoa học thì nấm Bào ngư có khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ độc hại nhờ các enzyme được tiết ra từ chúng (Masaphy và cộng sự, 1996; Bezalel và cộng sự, 1996).

Trong công nghiệp, thuốc nhuộm được thải ra cũng ảnh hưởng nhiều đến môi trường, theo các nghiên cứu thì nấm bào ngư P. ostreatus có khả năng chuyển hóa thuốc nhuộm trong công nghiệp dệt (Vyas B. R. M. và Molitoris H. P., 1995).

Năm 1990, Sannia và cộng sự đã tiến hành quá trình lên men P. eryngii kết hợp với Mn thì kết quả thu được là P. eryngii có khả năng phân hủy thuốc trừ cỏ

Atrazine nhờ vào sự gia tăng của các enzyme P – 450 của hệ Cytochrome, Oxygenase và Peroxydase, mở ra triển vọng trong việc xử lý ô nhiễm môi trường từ thuốc trừ cỏ.

Năm 1996, Gutíerrez và cộng sự đã khám phá ra khả năng khử các hợp chất thơm ở dạng Aldehyde acid thành các gốc rượu thơm tương ứng nhờ vào hệ enzyme Aryl – alcohol oxydase và Dehydrogenase có trong P. eryngii, mở ra triển vọng mới trong nghành công nghiệp hương liệu.

Cùng năm, Heinfling A. và cộng sự đã phát hiện ra Manganese – oxidizing peroxidase có thể khử Mn2+, phenol, thuốc nhuộm và các hợp chất thơm khác với ái lực rất cao.

Năm 2003, Rodríguez E. và cộng sự đã nghiên cứu khả năng phân hủy các chất gây ô nhiễm môi trường 2,4 – Dichorophenol và Penzo pyrene trong môi trường nuôi cấy lỏng P. eryngii. Sau 2 tuần ủ thì khả năng chuyển đổi 2 hợp chất trên về dạng trung gian không gây ô nhiễm môi trường lên tới 75%, là nhờ vào hệ enzyme Laccase và Peroxidase.

Hiện nay, sự ô nhiễm kim loại nặng, các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy như thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, các chất gây ung thư... đang là vấn đề quan tâm của các nhà sinh học môi trường. Nấm là một trong những đối tượng sinh vật có tiềm năng làm sạch môi trường đang được quan tâm nhờ vào khả năng chuyển hóa phong phú và đa dạng các loại phế thải công nông nghiệp nhờ vào hoạt động của hệ enzyme đa dạng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng nấm bào ngư plerotus abalonus trên giá thể vỏ trấu kết hợp với mạt cưa (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)