Nguyên tắc ghi chép nhóm tài khoản tài sản ( nhóm 1,2)

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 56 - 58)

3 .Nguyên tắc ghi chép vào các tài khoản

3.1. Nguyên tắc ghi chép nhóm tài khoản tài sản ( nhóm 1,2)

Ví dụ: giả sử tiền mặt cịn tại quỷ vào đầu tháng 1 năm 201X tại công ty A là 1.000.000đ, trong tháng 1 năm 201X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

46

- Nghiệp vụ 1: DN rút tiền gởi ngân hàng nhập vào tiền mặt là 5.000.000đ - Nghiệp vụ 2: DN dùng tiền mặt trả lƣơng cho ngƣời lao động là 4.000.000đ

Cách ghi chép tình hình trên vào tài khoản tiền mặt nhƣ sau:

Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tiền mặt biến động gọi đó là số phát sinh. Số phát sinh gồm: số phát sinh tăng và số phát sinh giảm.

Số phát sinh tăng: Khi doanh nghiệp rút tiền gởi ngân hàng nhập tiền mặt 5.000.000đ làm tiền mặt tăng lên, đƣa đến số dƣ của tiền mặt tăng thêm (1.000.000đ + 5.000.000đ = 6.000.000đ) nên số phát sinh tăng này cũng đƣợc ghi cùng bên với số dƣ đầu kỳ tức là ghi vào bên Nợ của tài khoản.

Số phát sinh giảm: Khi doanh nghiệp dùng tiền mặt trả lƣơng cho ngƣời lao động là 4.000.000đ làm tiền mặt giảm xuống đƣa đến số dƣ của tiền mặt giảm xuống (6.000.000đ - 4.000.000đ = 2.000.000đ) nên số phát sinh giảm này đƣợc ghi ngƣợc bên với bên ghi số phát sinh táng, tức là ghi vào bên Có của tài khoản.

Cuối tháng tiền mặt cịn tồn tại quỷ, kế toán gọi là số dƣ cuối kỳ. Số dƣ cuối kỳ đƣợc tính nhƣ sau:

Số dƣ cuối kỳ = Số dƣ đầu kỳ + Số phát sinh tăng - Số phát sinh giảm Theo ví dụ trên số dƣ cuối kỳ của tài khoản tiền mặt là:

2.000.000đ = 1.000.000đ + 5.000.000đ - 4.000.000đ NỢ SDĐK 1.000.000 Nvụ 1 5.000.000 4.000.000 Nvụ 2 Tổng PS 5.000.000 4.000.000 SDCK 2.000.000 TK 1111 TK

47

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)