Các loại định khoản

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 60 - 63)

3 .Nguyên tắc ghi chép vào các tài khoản

4. Các loại định khoản

Định khoản kế toán là cách chúng ta xác định ghi chép số tiền của một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đƣợc phát sinh vào bên nợ bên có của các Tài khoản kế toan có liên quan. Có 2 loại định khoản đó là định khoản giản đơn và định khoản phức tạp. Định khoản giản đơn là khi chúng ta định khoản mà chỉ liên quan tới 2 loại tài khoản kế tốn. Cịn định khoản phức tạp là khi chúng ta định khoản liên quan tới 3 tài khoản kế toán trở lên.

Một định khoản phức tạp có thể tách thành nhiều định khoản đơn. Nhƣng không đƣợc gộp nhiều định khoản đơn thành định khoản phức tạp.

Định khoản đơn là định khoản chỉ liên quan đến hai tài khoản. Một tài khoản ghi Nợ đối ứng với một tài khoản ghi có.

Ví dụ:

Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ 500.000.000 đồng Nợ TK 111: 500.000.000

Có TK 112: 500.000.000

Doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT sau khi khấu trừ bằng tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 3331: 39.500.000

Có TK 112: 39.500.000

- Định khoản phức tạp là định khoản Có liên quan ít nhất từ 3 tài khoản trở lên. Gồm các trƣờng hợp sau:

50

+ Một tài khoản ghi Nợ đối ứng với nhiều tài khoản ghi Có. + Một tài khoản ghi có đối ứng với nhiều tài khoản ghi Nợ. + Nhiều tài khoản ghi Nợ đối ứng với nhiều tài khoản ghi Có.

Mua hàng hố về nhập kho đã thanh toán bằng tiền mặt với giá chƣa thuế 25.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%.

Nợ TK 156: 25.000.000 Nợ TK 133: 2.500.000

Có TK 111: 27.500.000

Mua nguyên vật liệu nhập kho có tổng giá thanh tốn 55.000.000 đã bao gồm 10% thuế GTGT thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.

Nợ TK 152: 50.000.000 Nợ TK 133: 5.000.000

Có TK 112: 55.000.000

Doanh thu bán hàng phát sinh trong tháng là 770.000.000 đồng đã bao gồm 10% thuế GTGT, trong đó thu bằng tiền mặt 170.000.000 đồng, số cịn lại thu bằng tiền gửi ngân hàng.

Nợ TK 111: 170.000.000 Nợ TK 112: 600.000.000

Có TK 511: 700.000.000 Có TK 3331: 70.000.000 Ví dụ

Tại một đơn vị sản xuất có phát sinh một số nghiệp vụ sau:

1. Đƣợc cấp một tài sản cố định hữu hình nguyên giá 100.000.000đ. (Biên bản bàn giao số 01 ngày 01/1).

2. Rút tiền gởi ngân hàng về nhập ủy tiền mặt 20.000.000đ (Phiếu số 01 ngày 03/1).

3. Dùng tiền mặt mua nguyên vật liệu nhập kho 7.700.000đ, mua công cụ, dụng cụ 3.300.000đ, (Phiếu chi 01 ngày 05/1, phiếu nhập kho số 01 ngày 05/1).

4. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho ngƣời bán 100.000.000đ (Giấy báo nợ số 10 ngày 10/1).

51

5. Ngƣời mua trả nợ bằng tiền gửi ngân hàng 6.000.000đ (Giấy báo có số 15 ngày 20/1).

6. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ ngƣời bán 20.000.000đ, trả nợ vay ngắn hạn 50.000.000đ. (Giấy báo nợ số 11 ngày 25/1).

7. Mua 10.000kg muối nguyên vật liệu nhập kho, đơn giá mua chƣa có thuế là 15.000đ/kg. thuế GTGT là 10%. Trả bằng tiền gửi ngân hàng.

8. Mua 100kg ớt nguyên liệu nhập kho, đơn giá mua là 20.000đ/kg Trả bằng tiền mặt.

9. Xuất kho 5.000kg muối nguyên liệu và 100kg ớt để sản xuất sản phẩm. 10. Chi phí phát sinh tại phân xƣởng sản xuất gồm điên nƣớc đã trả bằng tiền mặt số tiền là 5.500.000đ.

11. Tiền lƣơng phải trả trong kỳ nhƣ sau:

- Lƣơng công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 30.000.000đ - Lƣơng nhân viên quản lý phân xƣởng 5.000.000đ

Yêu cầu hãy định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

1. Đƣợc cấp một tài sản cố định hữu hình nguyên giá 100.000.000đ. (Biên bản bàn giao số 01 ngày 01/1).

Nợ TK 211 100.000.000đ Có TK 411 100.000.000đ

2. Rút tiền gởi ngân hàng về nhập ủy tiền mặt 20.000.000đ (Phiếu số 01 ngày 03/1).

Nợ TK 112 20.000.000đ

Có TK 1111 20.000.000đ 3. Dùng tiền mặt mua nguyên vật liệu nhập Nợ TK 152 7.700.000đ

Có TK 1111 7.700.000đ

Nợ TK 153 1.100.000đ

Có TK 1111 1.100.000đ

4. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho ngƣời bán 100.000.000đ (Giấy báo nợ số 10 ngày 10/1).

Nợ TK 331 100.000.000đ Có TK 341 100.000.000đ

5. Ngƣời mua trả nợ bằng tiền gửi ngân hàng 6.000.000đ (Giấy báo có số 15 ngày 20/1).

52 Nợ TK 112 100.000.000đ Có TK 131 100.000.000đ

6. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ ngƣời bán Nợ TK 331 20.000.000đ

Nợ TK 341 50.000.000đ Có TK 112 70.000.000đ

7. Mua 10.000kg muối nguyên vật liệu nhập kho, đơn giá mua chƣa có thuế là 15.000đ/kg. thuế GTGT là 10%. Trả bằng tiền gửi ngân hàng.

Nợ TK 152 10.000 * 15.000 = 150.000.000

Nợ TK 133 15.000.000

Có TK 1121 165.000.000

8. Mua 100kg ớt nguyên liệu nhập kho, đơn giá mua là 20.000đ/kg Trả bằng tiền mặt.

Nợ TK 152 100 * 20.000 = 2.000.000

Có TK 1111 2.000.000

9. Xuất kho 5.000kg muối nguyên liệu và 100kg ớt để sản xuất sản phẩm. Nợ TK 621 5.000 * 15.000 + 100 * 20.000 = 77.000.000

Có TK 152 77.000.000

10. Chi phí phát sinh tại phân xƣởng sản xuất gồm điên nƣớc đã trả bằng tiền mặt số tiền là 5.500.000đ.

Nợ TK 627 5.500.000

Có TK 1111 5.500.000

11. Tiền lƣơng phải trả trong kỳ nhƣ sau:

- Lƣơng công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 30.000.000đ - Lƣơng nhân viên quản lý phân xƣởng 5.000.000đ

Nợ TK 622 30.000.000

Nợ TK 627 5.000.000

Có TK 334 35.000.000

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)