3.3. Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng hộ gia đình tại Ngân hàng Nơng
3.3.5.1. Nâng cao trình độ cơng tác thẩm định cho vay:
Trong lĩnh vực tín dụng cần tổ chức theo hướng chuyên nghiệp và một đầu mối giao dịch với khách hàng, tách bạch các khâu thẩm định, quyết định cho vay, quản lý tín dụng, xử lý nợ tránh chồng chéo trong công việc giữa các bộ phận và tăng cường sự giám sát lẫn nhau để hạn chế rủi ro. Trên cơ sở đó, tiến hành tiêu chuẩn hố quy trình nghiệp vụ, ứng dụng có hiệu quả những phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định và quản lý tín dụng được tốt hơn và hiệu quả hơn.
Hiện nay tại chi nhánh Ngân hàng Nơng nghiệp & PTNT tỉnh Bình Phước nhìn chung số lượng cán bộ tín dụng cịn thiếu, chỉ chiếm khoảng 36% trong tổng số cán bộ nhân viên, trình độ chun mơn cịn bất cập và chưa đồng điều, nghiệp vụ thẩm định còn yếu, đối với thẩm định cho vay doanh nghiệp chưa đáp ứng được tình hình thực tế. Những năm qua mặc dù mặc dù đối tượng cán bộ tín dụng được cử đi đào tạo và đào tạo lại tương đối nhiều, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Tình hình xếp loại khách hàng theo văn bản số 1406/NHNo-TD ngày 23/05/2007 của tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam được triển khai thực hiện nghiêm túc, việc phân loại nợ và trích lập dự phịng theo quyết định Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nướcđã góp phần tác động trực tiếp đến cơng tác quản lý, nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro, xử lý kịp thời những tổn thất có thể xảy ra từ hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đồng thời tiến dần đến sự phù hợp với chuẩn mực và thơng lệ quốc tế.Để nâng cao trình độ cơng tác thẩm định cho vay và xếp loại khách hàng cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại các bộ thực hiện cấp tín dụng từ lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên, đặc biệt quan tâm đến đào tạo cán bộ thẩm định thường xuyên, cập nhật các kỷ năng thẩm định nhằm nắm bắt tình hình tài chính, cơng nợ của khách hàng.
- Khai thác thơng tin về tài chính, pháp lý của khách hàng một cách trực tiếp thông qua nắm bắt thơng tin từ nhân dân, chính quyền địa phương nơi khách hàng vay vốn cư trú, đồng thời khai thác thơng tin qua chương trình khai thác thơng tin nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam và chương trình khai thác thơng tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Thực hiện điều động, luân chuyển các bộ tín dụng theo định kỳ 18 tháng đến 24 tháng một lần, khơng để tình trạng cán bộ tín dụng phụ trách một địa bàn quản lý quá lâu dễ gây tình trạng dễ dãi trong khâu quyết định cho vay do thân quen, nễ nang. Qua việc luân chuyển cán bộ giúp cán bộ tín dụng kiểm tra chéo cho nhau nhằm phát hiện tình trạng cấp tín dụng chưa đúng hoặc có sự sai xót để kịp thời xử lý, sửa chữa.
3.3.5.2. Hoàn thiện xếp loại khách hàng, phân loại nợ, trích lập dự phịng và xử lý rủi ro tín dụng: