155 Nhà quản trị khi tác động vào các yếu tố này sẽ không đem lại sự hăng hái hơn

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 63 - 64)

- Điều kiện làm việc: Điều kiện làm việc cũng là một yếu tố quan trọng

155 Nhà quản trị khi tác động vào các yếu tố này sẽ không đem lại sự hăng hái hơn

Nhà quản trị khi tác động vào các yếu tố này sẽ không đem lại sự hăng hái hơn trong khi làm việc. Nhưng nếu các yếu tố làm việc bình thường khơng thỏa mãn thì nhân viên sẽ bất mãn và kém hăng hái làm việc.

+ Các nhân tố động viên: gồm các yếu tố như trân trọng đóng góp của nhân viên, giao phó trách nhiệm cho họ, tạo điều kiện cho họ phát triển, cho họ làm những cơng việc họ thích và có ý nghĩa…

Nhà quản trị khi tác động vào các yếu tố này sẽ đem lại sự hăng hái hơn trong khi làm việc. Nhưng nếu những yếu tố động viên khơng có thì họ sẽ vẫn làm việc bình thường.

Những yếu tố về mơi trường có khả năng gây ra sự khơng thỏa mãn:

Chính sách và phương thức quản lý của doanh nghiệp; Phương pháp kiểm tra; Tiền lương (tương ứng với chức vụ); Mối quan hệ với cấp trên; Điều kiện làm việc; Các mối quan hệ khác và khơng khí việc; Cuộc sống riêng; Tính thử thách của cơng việc; Các cơ hội thăng tiến; Cảm giác hồn thành tốt một cơng việc; Sự công nhận kết quả công việc. Sự tôn trọng của người khác; Trách nhiệm; Tiền lương (tương ứng với thành tích).

Có thể rút ra được những nhận xét sau đây:

Tiền lương là một yếu tố cần thiết, nhưng không phải là tất cả. Không hẳn cứ phải tăng lương mới thúc đẩy người ta làm công việc tốt hơn mức cần thiết.

Những yếu tố về môi trường là rất nhiều nhưng khó thay đổi (một cá nhân hầu như khơng làm được gì để thay đổi chính sách của doanh nghiệp, điều kiện làm việc, tiền lương, …). Khi tác động đến những yếu tố về môi trường, trước hết là nhằm mục đích giảm thiểu các bất bình, gia tăng sự thỏa thuận, chuẩn bị cho việc xuất hiện các yếu tố động viên.

Những yếu tố động viên thì có thể thay đổi : cá nhân có thể điều chỉnh sáng kiến của bản thân mình, tự mình xác định những mục tiêu cao và khó. Kết quả của việc thực hiện hồn tồn tùy thuộc vào chính người thực hiện và anh ta có thể đo lường được kết quả của việc mình làm.

Ước muốn của nhân viên là trưởng thành và phát triển về mặt nghề nghiệp. Vì vậy, một người có động cơ làm việc là một người quan tâm đến công việc mình làm. Sự quan tâm này bao giờ cũng tăng lên khi cá nhân được tự mình tổ chức cơng việc của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 63 - 64)