6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
3.6.3. Phương pháp tự học của sinh viên
Bảng 3.11. Điểm trung bình phương pháp tự học của sinh viên Số SV trả lời Số SV không trả lời Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Bạn thường lập mục tiêu và kế
hoạch cho việc tự học của mình 265 0 0,771 1 5 3,67 Bạn biết cách thực hiện kế hoạch tự
học một cách hiệu quả 264 1 0,768 1 5 3,15
Bạn thường ôn lại bài giảng cũ và
hoàn thành bài tập trước khi lên lớp 265 0 0,888 1 5 3,58 Bạn thường nghiên cứu trước bài
giảng mới và ghi chú những thắc
mắc 265 0 0,848 1 5 3,34
Bạn tự bổ sung kiến thức qua sách
vở/giáo trình/tài liệu 264 1 0,757 1 5 3,84
Bạn tự tìm hiểu/mở rộng kiến thức qua nguồn tài liệu mở trên mạng
internet 264 1 0,804 1 5 3,94
Bạn thường liên hệ kiến thức cũ và kinh nghiệm cá nhân để tìm hiểu kiến thức mới hoặc sử dụng những
công cụ như bản đồ tư duy 265 0 0,849 1 5 3,48
Bạn biết tự phân tích, tổng hợp và
đánh giá những điều đã được học 264 1 0,831 1 5 3,46 Bạn tự học với nhóm bạn bè 264 1 0,955 1 5 3,63 Bạn biết cách vận dụng và liên hệ
thực tế những kiến thức đã học 264 1 0,783 1 5 3,44
Điểm trung bình chung về phương pháp tự học 3,55
Phương pháp tự học của SV rất đa dạng và phong phú với điểm trung bình chung là 3,55 (tương đương mức “Khá”). Mỗi SV có một phương pháp tự học riêng
70
nên các phương án trả lời của SV về phương pháp tự học cũng không đồng nhất. Trong đó điểm trung bình của “Bạn tự tìm hiểu/mở rộng kiến thức qua nguồn tài liệu mở trên mạng internet” là lớn nhất (với điểm trung bình 3,94) và xếp thứ hai là “Bạn tự bổ sung kiến thức qua sách vở/giáo trình/tài liệu” (với điểm trung bình 3,84). Kết quả này cũng dễ lý giải, do đặc thù của ngành Song ngữ Nga – Anh với khối lượng kiến thức lớn, đòi hỏi SV phải có năng lực tự học cao, tự mầy mò học hỏi và trau dồi thêm kiến thức qua sách vở, tài liệu, giáo trình… Tuỳ theo hoàn cảnh, cách thức tự học mà SV đề ra mục tiêu, lập và triển khai thực hiện kế hoạch tự học nhằm đạt được kết quả cao trong học tập:
- Tự tìm hiểu/mở rộng kiến thức qua nguồn tài liệu mở trên mạng internet (203
SV, chiếm 76,8%)
- Tự bổ sung kiến thức qua sách vở/giáo trình/tài liệu (200 SV, chiếm 75,8%) - Thường lập mục tiêu và kế hoạch cho việc tự học của mình (170 SV, chiếm
64,2%)
- Tự học với nhóm bạn bè (167 SV, chiếm 63,2%)
- Thường ôn lại bài giảng cũ và hoàn thành bài tập trước khi lên lớp (157 SV,
chiếm 59,3%)
Đối với những SV có phương án trả lời là đồng ý và hoàn toàn đồng ý dưới
50% cho những câu trả lời dưới đây, quả là đáng quan ngại. Điều đó chứng tỏ rằng, một nửa số SV còn lại tự nhận thấy phương pháp tự học của mình không đạt được hiệu quả cao như mong đợi:
- Thường liên hệ kiến thức cũ và kinh nghiệm cá nhân để tìm hiểu kiến thức mới hoặc sử dụng những công cụ như bản đồ tư duy (129 SV, chiếm 48,6%) - Biết tự phân tích, tổng hợp và đánh giá những điều đã được học (127 SV,
chiếm 48,1%)
- Biết cách vận dụng và liên hệ thực tế những kiến thức đã học (126 SV, chiếm
71
- Thường nghiên cứu trước bài giảng mới và ghi chú những thắc mắc (116 SV,
chiếm 43,8%)
- Biết cách thực hiện kế hoạch tự học một cách hiệu quả (74 SV, chiếm 28,1%) Dựa trên các biên bản phỏng vấn sâu, GV và chính SV cũng thừa nhận phương pháp tự học hiện nay của SV vẫn chưa hiệu quả:
Hiệu quả việc tự học của các em không cao lắm so với sinh viên các khoa khác trong trường, chỉ khoảng 1/3 các em là có phương pháp tự học tốt. (GV
nữ, TS.)
Các em vẫn chưa tự tìm được cho mình một phương pháp tự học riêng phù hợp, ý thức tự giác trong học tập còn chưa cao, vẫn còn thụ động trong cách học. (GV nữ, ThS.)
Phần lớn sinh viên hiện nay chỉ làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài đến lớp, rất ít người tìm tòi, đào sâu, tìm hiểu thêm về những điều mình đã học trên trường. (SV năm thứ nhất, nam)
Có ý thức trong việc tự học, tuy nhiên vẫn chưa có một kế hoạch cụ thể, một phương pháp hiệu quả cho việc tự học. (SV năm thứ hai, nam)
Bởi vì sinh viên Việt Nam từ thời phổ thông đã được dạy theo phương pháp thầy đọc, trò chép, chỉ học những gì thầy cô đã cung cấp nên lên đại học cũng áp dụng phương pháp như vậy, khiến cho sinh viên hiện nay gặp nhiều khó khăn trong việc tự học. (SV năm thứ tư, nữ)
Qua 351 lượt ý kiến của SV nêu lên những khó khăn, trở ngại lớn nhất trong việc tự học (xem Phần III, Phụ lục 10, tr. 108), đã lý giải được phần nào nguyên nhân mà nhiều SV vẫn chưa tìm ra cho mình một phương pháp tự học riêng phù hợp và hiệu quả cao:
- Không có đủ thời gian để tự học (57 lượt trả lời) - Chưa có ý thức tự giác (45 lượt trả lời)
72
- Chưa có phương pháp tự học tốt (34 lượt trả lời)
- Không tập trung, do nhiều yếu tố bên ngoài tác động (33 lượt trả lời) - Giáo trình, tài liệu tham khảo thiếu (30 lượt trả lời)
- Chưa biết phân bổ và quản lý thời gian hợp lý (20 lượt trả lời)
- Không biết tự giải quyết vấn đề và không có môi trường tự học tốt (19 lượt
trả lời)
Do đó, để giúp cho một số SV có phương pháp tự học tốt, GV cần tăng cường chia sẻ kinh nghiệm/phương pháp tự học phù hợp với đặc thù của ngành song ngữ; cần giao thêm nhiều đề tài và bài tập cho SV, có hướng dẫn cách làm mẫu và chỉ ra những lỗi sai trong bài tập/bài kiểm tra không chỉ cho riêng SV đó mà cho cả các SV khác trong lớp biết để cùng sửa, khắc phục và rút kinh nghiệm. Có như vậy SV mới có động lực, quyết tâm trong việc tự học, sẽ không nản chí khi gặp vấn đề khó và từ đó dần dần tạo cho SV biết cách tự học và lựa chọn cho mình một phương pháp tự học riêng, hiệu quả.
3.6.4. Mối tương quan giữa ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết quả học tập của sinh viên
Qua Bảng 3.6 (đã được trình bày ở Mục 3.4), ta thấy các hệ số hồi quy riêng phần Bk của 3 nhân tố đều có giá trị dương và đều có mức ý nghĩa thống kê (Sig. = 0,000) trong mô hình phân tích hồi quy tuyến tính bội. Điều này chứng tỏ rằng ý thức tự học, phương pháp tự học và thái độ tự học có mối tương quan tuyến tính và
đều có tác động cùng chiều đến kết quả học tập.
Xác định hệ số hồi quy chuẩn hoá Beta để đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố trong mô hình, ta thấy mức độ tác động của Phương pháp học tập
(Beta = 0,516) đến Kết quả học tập mạnh hơn Ý thức tự học (Beta = 0,387) và Thái
độ tự học (Beta = 0,420).
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, SV đều nhận thức rằng nếu có ý thức, thái độ tốt và phương pháp tự học hiệu quả thì kết quả học tập sẽ cao.
73
SV có ý thức tự học, có thái độ tích cực và phương pháp tự học đúng đắn (điều này rất quan trọng) thì sẽ giúp kết quả học tập tốt hơn. Trái lại, những SV không có thái độ tích cực hoặc sai phương pháp thì dù có tự học nhiều thì kết quả vẫn khó có thể cải thiện. (SV năm thứ nhất, nữ) (SV năm thứ nhất,
nam)
Kết quả sẽ bị ảnh hưởng một phần từ thái độ và phương pháp tự học. Nếu thái độ và phương pháp tự học tốt thì chắc chắn kết quả sẽ không tệ. (SV năm
thứ hai, nam)
Những bạn siêng năng và có phương pháp học đúng đắn thì tất nhiên sẽ có kết quả học tập tốt. (SV năm thứ ba, nữ)
Nếu bạn thật sự có một thái độ tích cực và phương pháp thích hợp thì kết quả nhận được sẽ như mong đợi, nếu chỉ có thái độ tích cực nhưng không có phương pháp thì kết quả cũng không tốt hơn. (SV năm thứ tư, nữ)
Ý thức, thái độ và phương pháp tự học có tác động rất lớn đến kết quả học tập, do đó phải tự giác, nghiêm túc học tập thì mới đạt kết quả tốt. (SV năm
thứ năm, nữ)
Kết quả phỏng vấn sâu GV cũng khẳng định rằng, ý thức tự học, thái độ tự học và phương pháp tự học có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của SV.
SV tự học tốt thì sẽ có kết quả học tập tốt hơn so với các em có ý thức, thái độ, phương pháp tự học chưa phù hợp. (GV nữ, ThS.) (GV nữ, ThS.)
Ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, ý thức, thái độ có thể tích lũy, rèn luyện dần dần, nhưng phương pháp tự học là yếu tố quyết định, tác động lớn tới kết quả học tập.(GV nữ, ThS.)
Ý thức, thái độ, phương pháp tự học của SV sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập. Đối với những SV có ý thức tự giác cao trong học tập thì kết quả học tập sẽ cao hơn. Những SV không có ý thức tự giác học và học không có phương pháp, học thụ động, đối phó thì kết quả học tập sẽ không cao, thể hiện rõ qua môn thi nói (học thuộc lòng, phát âm sai) và viết (sai chính tả, sai cú pháp). (GV nữ, ThS.)
74
Tóm lại, qua phân tích mối tương quan giữa ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết quả học tập của SV, chúng ta thấy các biến tác động ý thức tự học,
phương pháp tự học và thái độ tự học đều có tác động thuận chiều đến biến kết quả học tập, trong đó phương pháp tự học có tác động mạnh nhất, kế đến là thái độ tự
học và sau cùng là ý thức tự học. Tuy nhiên, qua kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu (Mục 3.4), ba yếu tố tác động này chỉ giải thích được 59,2% sự thay đổi của kết quả học tập, còn lại 40,8% là do các yếu tố khác tác động không nằm trong mô hình nghiên cứu của đề tài. Do đó, để tìm hiểu thêm một số yếu tố khác ngoài ba yếu tố về ý thức, thái độ và phương pháp tự học có tác động đến kết quả học tập như đã trình bày ở trên, tác giả đề tài muốn kiểm định thêm một số yếu tố khác xem có mối quan hệ hay tác động gì tới kết quả học tập hay không. Vấn đề này được trình bày tiếp qua Mục 3.6.5.