Quy trình nghiên cứu xử lý thông tin

Một phần của tài liệu Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng hỗ trợ hoạt động tự học (Trang 38 - 39)

6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

2.3.Quy trình nghiên cứu xử lý thông tin

Quy trình nghiên cứu xử lý thông tin được chúng tôi khái quát gồm 7 bước và 3 giai đoạn, được cụ thể hóa qua Sơ đồ 2 sau:

Sơ đồ 2. Quy trình nghiên cứu xử lý thông tin

Để xử lý thông tin một cách khoa học, tác giả nghiên cứu đã khảo sát sơ bộ trước khi khảo sát chính thức nhằm thu thập ý kiến phản hồi, qua đó phân tích dữ liệu ban đầu để hiệu chỉnh (nếu có) cho đợt khảo sát chính thức sau. Đợt khảo sát sơ bộ, sẽ tiến hành khảo sát bằng phương pháp điều tra bảng hỏi ngẫu nhiên 30 SV được phân bố đều trong 5 khóa học và sử dụng phương pháp chuyên gia Delphi đối với một số thầy/cô Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM đang phụ trách công tác khảo sát lấy ý kiến phản hồi của các bên có liên quan.

Xác định rõ vấn đề cần nghiên cứu

Xác định loại thông tin cần thu thập

Nhận diện nguồn gốc thông tin

Phương án thu thập thông tin

Thu thập và xử lý thông tin

Kiểm tra và phân tích dữ liệu đã xử lý

Sử dụng dữ liệu và báo cáo kết quả

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 Bước 7 Giai đoạn 2: Thu thập và xử lý thông tin Giai đoạn 3: Diễn giải kết quả nghiên cứu và báo cáo Giai đoạn 1: Lập kế hoạch nghiên cứu

41

Phương pháp chuyên gia Delphi là phương pháp nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia theo những mẫu câu hỏi được in sẵn và được thực hiện qua các bước như sau:

 Bước 1: Xác định số lượng chuyên gia;

 Bước 2: Mỗi chuyên gia được phát một thư yêu cầu trả lời một số câu hỏi phục vụ cho việc dự báo (có thể trực tiếp phỏng vấn qua điện thoại, gửi email, thư chuyển phát…);

 Bước 3: Tác giả nghiên cứu dự báo tập hợp các câu trả lời, sắp xếp chọn lọc và tóm tắt lại các ý kiến của các chuyên gia;

 Bước 4: Dựa vào bảng tóm tắt này, tác giả đề tài dự báo lại tiếp tục nêu ra các câu hỏi để các chuyên gia trả lời tiếp;

 Bước 5: Tập hợp các ý kiến mới của các chuyên gia, nếu chưa thỏa mãn thì tiếp tục quá trình nêu trên cho đến khi đạt yêu cầu dự báo.

Phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp nghiên cứu định tính nhằm thu thập thêm thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu (xem Phụ lục 3-5, tr. 93-96),

đề tài tiến hành phỏng vấn/ trao đổi trực tiếp với 7 thành viên đại diện Ban Cố vấn học tập, 14 GV tham gia giảng dạy tại Khoa Ngữ văn Nga và 25 SV trong danh sách chọn mẫu thuận tiện (mẫu không ngẫu nhiên). Thông tin thu về sẽ được tổng hợp, phân loại để làm trích dẫn trong luận văn nhằm làm sáng rõ thêm vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng hỗ trợ hoạt động tự học (Trang 38 - 39)