Thiết kế công cụ điều tra khảo sát

Một phần của tài liệu Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng hỗ trợ hoạt động tự học (Trang 39 - 41)

6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

2.4. Thiết kế công cụ điều tra khảo sát

Dựa trên cơ sở lý luận, cũng như kinh nghiệm của bản thân về điều tra khảo sát, lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan và qua những nghiên cứu trước đó về tác động của việc tự học đến kết quả học tập của SV đã được trình bày trong

Chương 1, các thông tin chính của bảng hỏi cần thu thập được xoay quanh 3 yếu tố

42

Về ý thức tự học của SV, cụ thể gồm 6 câu hỏi/chỉ báo (từ 1 đến 6) nhằm đánh giá mức độ hiểu biết, nhận thức, kiến thức của SV đối với vấn đề tự học:

1. Tự học là điều hiển nhiên và bắt buộc đối với sinh viên trong học chế tín chỉ

2. Tự học giúp bản thân mở rộng kiến thức

3. Tự học giúp bạn rèn luyện được kỹ năng học tập suốt đời và nhiều kỹ năng quan trọng khác

4. Tự học giúp bạn rèn luyện phẩm chất đạo đức 5. Tự học giúp bạn đạt kết quả học tập tốt hơn

6. Tự học giúp bạn thành công trong sự nghiệp tương lai

Về thái độ tự học của SV, cụ thể gồm 5 câu hỏi/chỉ báo (từ 7 đến 11) nhằm đánh giá cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động của SV về vấn đề tự học:

7. Bạn có khát khao tìm tòi, học hỏi thêm kiến thức

8. Bạn luôn suy nghĩ, trăn trở về những điều đã và đang học để tìm cách ứng dụng kiến thức vào thực tế

9. Bạn luôn tranh luận với bạn bè về các vấn đề được học

10. Bạn luôn dành thời gian để suy nghĩ kỹ về những điều được học 11. Bạn thấy yêu thích việc tự học

Về phương pháp, cách thức tự học của SV, cụ thể gồm 11 câu hỏi/chỉ báo (từ 12 đến 22) nhằm đánh giá cách thức mà SV tổ chức việc tự học của mình như việc đặt mục tiêu, kế hoạch, thực hiện kế hoạch… nhằm hướng tới đạt được kết quả cao trong học tập:

12. Bạn thường lập mục tiêu và kế hoạch cho việc tự học của mình 13. Bạn biết cách thực hiện kế hoạch tự học một cách hiệu quả 14. Bạn luôn tích cực và chủ động trong lớp

15. Bạn thường ôn lại bài giảng cũ và hoàn thành bài tập trước khi lên lớp 16. Bạn thường nghiên cứu trước bài giảng mới và ghi chú những thắc mắc 17. Bạn tự bổ sung kiến thức qua sách vở/giáo trình/tài liệu

18. Bạn tự tìm hiểu/mở rộng kiến thức qua nguồn tài liệu mở trên mạng internet

43

19. Bạn thường liên hệ kiến thức cũ và kinh nghiệm cá nhân để tìm hiểu kiến thức mới hoặc sử dụng những công cụ như bản đồ tư duy

20. Bạn biết tự phân tích, tổng hợp và đánh giá những điều đã được học 21. Bạn tự học với nhóm bạn bè

22. Bạn biết cách vận dụng và liên hệ thực tế những kiến thức đã học

Qua 22 câu hỏi đóng tập trung bởi 3 yếu tố tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học tới kết quả học tập, còn có một số câu hỏi mở liên quan đến thông tin chung về người trả lời, nhằm xử lý, thu thập thêm dữ liệu để làm sáng rõ vấn đề đang nghiên cứu, cụ thể là những câu hỏi mở lấy ý kiến, đóng góp của SV về “những khó khăn, trở ngại trong việc tự học”, “những kinh nghiệm, góp ý, đề xuất để nâng cao ý thức, thái độ tự học và tính hiệu quả của các phương pháp tự học của sinh viên hiện nay”. Ngoài ra, đề tài còn thu thập thêm những thông tin khác như “thời gian trung bình tự học trong ngày”, “số ngày và số giờ làm thêm trong tuần”, “mức độ hài lòng với việc làm thêm”, “mức độ hài lòng với kết quả học tập mà mình mong đợi”, để qua đó trả lời cho 3 câu hỏi nghiên cứu (1) SV ngành Song ngữ Nga – Anh tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM tổ chức việc tự học như thế nào? (2) Ý thức, thái độ và phương pháp tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM có tác động như thế nào đến kết quả học tập của họ? (3) Các đề xuất, giải pháp nào có thể được áp dụng để tăng cường tính hiệu quả của hoạt động tự học của SV, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngành Song ngữ Nga – Anh tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM?

Một phần của tài liệu Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng hỗ trợ hoạt động tự học (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)