Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 43 - 73)

1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng NHTM

35

Tín dụng là mối quan hệ giữa ngƣời vay và ngƣời cho vay. Trong đó, ngƣời cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho vay cho ngƣời đi vay trong thời gian nhất định nào đó. Ngƣời đi vay có nghĩa vụ phải trả đủ số tiền hoặc hàng hóa đã đi vay khi đến hạn, có thể kèm hoặc khơng kèm theo lãi.

Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng (NH), các tổ chức tín dụng (TCTD) với các doanh nghiệp hay các cá nhân (bên đi vay). Trong đó, NH hay TCTD sẽ chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định, khi đến hạn, bên đi vay phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho TCTD.

Nhƣ vậy,tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận, với một khoản chi phí nhất định.

Nội dung của tín dụng ngân hàng:

- Có sự chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngƣời sở hữu sang cho ngƣời sử dụng

- Sự chuyển nhƣợng này có thời hạn hay mang tính tạm thời - Sự chuyển nhƣợng này có kèm theo chi phí

 Phạm vi áp dụng: a. Bên cấp tín dụng:

- Đối với hoạt động cấp tín dụng bằng VND: Áp dụng cho tất cả các ngân hàng thƣơng mại

- Đối với hoạt động cấp tín dụng bằng ngoại tệ: Áp dụng cho các ngân hàng đƣợc phép thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại hối

b. Bên xin cấp tín dụng: là pháp nhân, cá nhân trong và ngoài nƣớc bao gồm:

- Doanh nghiệp NN, Cty cổ phần, Cty TNHH - Hợp tác xã, Doanh nghiệp tƣ nhân

- Các doanh nghiệp, Cty liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài - Cá nhân và hộ gia đình...

36

Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trị là định chế tài chính trung gian nên trong mối quan hệ tín dụng với doanh nghiệp hay cá nhân, ngân hàng vừa là ngƣời đi vay và vừa là ngƣời cho vay.

Với tƣ cách là ngƣời đi vay, NH nhận tiền gửi của doanh nghiệp, cá nhân hoặc có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,...để huy động vốn trong xã hội. Còn với tƣ cách là nguời cho vay, NH sẽ cấp tín dụng cho ngƣời đi vay.

Nhìn chung, tín dụng ngân hàng có một số ƣu điểm nổi bật nhƣ:

 Hình thức phổ biến của tín dụng ngân hàng là cho vay tiền tệ, rất linh hoạt và đáp ứng đúng nhu cầu của mọi đối tƣợng trong nền kinh tế. Vì thế nên phạm vi hoạt động cũng rất lớn.

 Cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ khơng phải là vốn thuộc sở hữu hồn tồn của một cá nhân, tổ chức nhƣ tín dụng thƣơng mại.

 Thỏa mãn gần nhƣ tối đa về vốn trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhãn rỗi trong xã hội

 Thời hạn vay phong phú, có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn đều đƣợc.

1.1.3 Phân loại tín dụng

 Dựa vào mục đích của tín dụng:

- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thƣơng nghiệp - Cho vay tiêu dùng cá nhân

- Cho vay mua bán bất động sản - Cho vay sản xuất nông nghiệp

- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu…  Dựa vào thời hạn của tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dƣới 1 năm. Mục đích của loại cho vay này thƣờng nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản lƣu động.

- Tín dụng trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thƣờng nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản cố định.

- Tín dụng dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 1 năm. Mục đích của loại cho vay này thƣờng nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào các dự án đầu tƣ.

37

- Cho vay khơng đảm bảo: Là loại cho vay khơng có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh mà mà chỉ dựa vào uy tín của chính khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.

- Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay nhƣ thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba nào khác.

 Dựa vào phƣơng thức cho vay (1). Cho vay từng lần:

Cho vay từng lần (cho vay theo món) là hình thức cho vay ngắn hạn dƣới 12 tháng, khi có nhu cầu, khách hàng xin vay một khoản tiền cho một mục đích sử dụng vốn cụ thể nhƣ: Thanh tốn cho việc mua hàng và các chi phí sản xuất kinh doanh khác.

Đây là cách thức mà hầu hết các khách hàng vay vốn đều sử dụng để tài trợ cho các nhu cầu vốn kinh doanh của mình, dƣới hình thức cho vay từng lần cho vay các đối tƣợng là các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sx, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

Các khoản vay có thể có mục đích cụ thể nhƣ: Tài trợ cho việc mua hàng dự trữ, trả lƣơng đối với các doanh nghiệp, mua giống, phân bón đối với nơng dân, hoặc tài trợ cho các nhu cầu về vốn lƣu động nói chung.

Phƣơng pháp này áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn khơng thƣờng xun, khách hàng có nhu cầu vay và đề nghị vay từng lần hoặc ngân hàng xét thấy cần thiết phải áp dụng cho vay từng lần để giám sát, kiểm tra, quản lí việc sử dụng vốn vay chặt chẽ hơn.

Số tiền cho vay của ngân hàng đƣợc xác định căn cứ chính vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngồi ra cịn dựa vào giá trị tài sản đảm bảo, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng, giới hạn cho vay theo qui định của pháp luật và của ngân hàng cho vay.

Nhu cầu vay = Nhu cầu vốn lƣu động - Vốn chủ sở hữu và vốn huy động khác

Trong đó, việc xác định nhu cầu vốn lƣu động sẽ dựa trên nhu cầu chi phí sản xuất kinh doanh ngắn hạn trực tiếp cần thiết cho việc thực hiện phƣơng án bổ sung vốn lƣu động.

Định kỳ hạn trả nợ cụ thể cho khoản cho vay, ngƣời vay trả nợ một lần khi đáo hạn hoặc chia nhiều kỳ hạn trả nợ. Thời hạn cho vay và kì hạn trả nợ gốc đƣợc xác định tùy thuộc đặc điểm chu kì sản xuất kinh doanh của khách hàng, nguồn thu trả nợ trong thời hạn cho vay.

38

Trong mỗi hợp đồng tín dụng khách hàng có thể rút vốn vay làm nhiều lần tùy theo tiến độ và nhu cầu sử dụng vốn vay thực tế.

Khi rút vốn khách hàng phải lập bảng kê rút vốn theo mẫu của ngân hàng và đƣợc ngân hàng chấp nhận.

Ngân hàng có thể chấp nhận một phần hoặc tồn bộ số tiền đƣợc rút theo bảng kê rút vốn và số tiền ngân hàng duyệt rút vốn là khoản nợ chính thức của lần rút vốn đó.

Việc trả nợ đƣợc thực hiện theo lịch trả nợ đã đƣợc thỏa thuận và xác định trong hợp đồng tín dụng.

Khi bất cứ một khoản nợ nào đến hạn theo hợp đồng tín dụng đã đƣợc kí kết, khách hàng phải chủ động trả nợ cho ngân hàng, nếu khách hàng khơng chủ động trả nợ thì ngân hàng có quyền trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ.

(2). Cho vay theo hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là mức dƣ nợ vay tối đa đƣợc duy trì trong một thời hạn

nhất định mà ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Cho vay theo hạn mức tín dụng là phƣơng pháp cho vay mà ngân hàng xác

định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng, duy trì trong một khoảng thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh và đƣợc áp dụng trong cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân có đủ điều kiện vay theo phƣơng thức này.

Cho vay theo hạn mức tín dụng có đặc điểm:

+ Chỉ áp dụng cho các khách hàng vay có nhu cầu vay vốn thƣờng xuyên, có vịng quay vốn lƣu động nhanh, có khả năng tài chính lành mạnh và uy tín với ngân hàng. Nhu cầu vay thƣờng là để tài trợ cho nguồn vốn lƣu động thiếu hụt.

+ Không định kỳ hạn nợ cụ thể cho từng lần giải ngân nhƣng kiểm sốt chặt chẽ hạn mức tín dụng cịn thực hiện.

Đặc trƣng phƣơng pháp cho vay theo hạn mức tín dụng

- Thời hạn duy trì hạn mức cho vay đƣợc tính từ thời điểm hạn mức cho vay bắt đầu có hiệu lực, cho đến thời điểm hạn mức cho vay đó hết hiệu lực hoặc hạn mức cho vay khác thay thế.

- Ngân hàng, khách hàng căn cứ vào phƣơng án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỉ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm

39

bảo, khả năng nguồn vốn của ngân hàng để tính tốn và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc chu kì sản xuất kinh doanh.

- Trong phạm vi hạn mức tín dụng cịn lại, khách hàng đƣợc rút tiền vay để mua hàng dự trữ hoặc tài trợ cho các chi phí kinh doanh khác.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng thƣờng đƣợc áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn - trả nợ thƣờng xuyên, có đặc điểm sản xuất - kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phƣơng thức cho vay từng lần, có uy tín với ngân hàng.

- Qui mơ của hạn mức tín dụng đƣợc xác định trên cơ sở dự tính về lƣợng vốn lớn nhất mà doanh nghiệp có thể cần tại bất kì thời điểm nào trong suốt thời hạn duy trì hạn mức tín dụng.

Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lƣu động - Các khoản chiếm dụng - Vốn lƣu động rịng

Trong đó, việc xác định nhu cầu vốn lƣu động có thể xác định mức bình quân dựa trên doanh thu thuần và vòng quay vốn lƣu động hoặc căn cứ vào chi phí sản xuất kinh doanh ngắn hạn trực tiếp cần thiết cho việc thực hiện phƣơng án bổ sung vốn lƣu động.

(3). Cho vay theo hạn mức thấu chi

Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép ngƣời đi vay

đƣợc chi vƣợt quá số dƣ tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định. Giới hạn này đƣợc gọi là hạn mức thấu chi.

- Thấu chi là việc cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng khi tài khoản thanh toán về 0.

Thấu chi cho phép chủ tài khoản tiếp tục rút tiền ngay cả khi tài khoản

khơng có tiền trong đó hoặc trong tài khoản khơng đủ tiền để trang trải số tiền rút.

Nói cách khác, thấu chi xuất hiện khi việc rút tiền từ tài khoản ngân hàng nhiều hơn tài khoản hiện có.

- Điều này tạo ra một số dƣ âm trên tài khoản và đồng nghĩa với việc ngân hàng đã cấp cho chúng ta một khoản tín dụng.

- Điều kiện để đƣợc cấp thấu chi: Khách hàng phải có uy tín, thƣờng xun giao dịch qua ngân hàng, có tình hình tài chính ổn định, có thu nhập đều đặn và chu kì thu nhập ngắn.

40

- Thấu chi thƣờng là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn. Khi vay, ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận một hạn mức nhất định và thời gian sử dụng hạn mức thấu chi.

- Khách hàng có thể chi trả vƣợt số dƣ tiền gửi thanh toán nhƣng trong hạn mức thấu chi. Trong phạm vi hạn mức thấu chi đƣợc cấp, khi có nhu cầu sử dụng khách hàng sẽ đƣợc chủ động sử dụng trên tài khoản thơng qua việc phát hành séc hay các hình thức thanh tốn phù hợp.

- Phần lớn khơng có bảo đảm.

- Nghiệp vụ thấu chi thƣờng đƣợc cấp cho khách hàng sử dụng để chi lƣơng, chi các khoản phải nộp, mua hàng.

- Để đảm bảo việc giảm thiểu rủi ro, cho vay thấu chi thƣờng chỉ đƣợc áp dụng với những khách hàng đảm bảo chắc chắn khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng thƣờng dựa vào doanh số tiền về trên tài khoản của khách hàng để xét duyệt đối tƣợng vay và xác định hạn mức thấu chi.

Mục đích cho vay theo hạn mức thấu chi:

- Bù đắp vốn thiếu hụt tạm thời trong thanh toán của khách hàng để chi trả cho các chi phí hợp lí, hợp lệ nằm trong đối tƣợng đƣợc phép cho vay của ngân hàng.

- Cho vay thấu chi là là phƣơng thức cho vay hết sức linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng tiền vay.

(4). Cho vay theo dự án đầu tƣ:

Cho vay dự án đầu tƣ là phƣơng thức cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tƣ mới, dự án mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hoặc đầu tƣ dây chuyền sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, văn phịng làm việc, nhà xƣởng, các cơng trình xây dựng cơ bản nên thời hạn cho vay thƣờng dài. Hay đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tƣ phục vụ đời sống.

 Đặc điểm phƣơng thức cho vay theo dự án đầu tƣ: - Thuộc loại tín dụng trung và dài hạn, thời hạn vay dài.

- Tài sản bảo đảm để đƣợc vay: tài sản hình thành từ vốn vay hoặc vốn tự có của Dự án đầu tƣ. Ngồi ra, khách hàng có thể dùng các tài sản khác ngoài dự án để làm tài sản đảm bảo.

- Với cho vay thông thƣờng nhƣ cho vay thế chấp tài sản thì chỉ cần có tài sản là đƣợc vay cịn vay theo dự án đầu tƣ, ngƣời đi vay phải có bản kế hoạch

41

thể hiện sao cho dự án đó có khả thi và tính thuyết phục đƣợc ngân hàng chấp thuận thì mới đƣợc cho vay.

 Điều kiện vay theo dự án đầu tƣ:

- Doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ.

- Nhà đầu tƣ phải có một mức vốn tự có nhất định theo quy định của tổ chức cho vay.

(5) Cho vay trả góp:

Đây là hình thức cho vay một lần nhƣng thu nợ gốc và lãi vay đƣợc chia làm nhiều kỳ để trả nợ trong thời hạn cho vay.

Ƣu điểm của vay trả góp:

+ Nhanh gọn, tiện lợi: Khách mua hàng có thể có sản phẩm sử dụng ngay mà không cần chờ đợi lâu, thủ tục đơn giản nhanh chóng, nhƣ vay vốn có thế chấp, thay vì chờ đợi để vay tiền.

+ Thời hạn trả nợ linh hoạt: Khách hàng lựa chọn thời gian trả nợ dài hay ngắn, thơng thƣờng có thể trả hết trong vòng 3 tháng hoặc 60 tháng tùy số tiền vay trong hình thức vay trả góp hàng tháng.

+ Tiền trả trƣớc ít, nhận đƣợc sản phẩm sử dụng ngay

+ Thời gian vay linh hoạt tùy theo khả năng trả nợ của khách hàng: từ 6 tháng đến 60 tháng

Cho vay trả góp hàng tháng là phƣơng thức cho vay tiền mà số tiền trả nợ các kỳ bằng nhau. Số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc đƣợc chia ra để trả nợ. Số tiền trả nợ của mỗi kỳ là bằng nhau theo thỏa thuận (hợp đồng) và số lãi đƣợc tính dựa trên số dƣ nợ gốc và thời hạn thực tế của kỳ hạn trả nợ.

Nhƣợc điểm của vay trả góp:

+ So với hình thức trả một lần thì vay tiền trả góp khách hàng sẽ phải trả thêm lãi cho khoản vay.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 43 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)