Tình hình suy thối đất ở Quảng Trị

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ tại các xã vùng cát của huyện hải lăng (download tai tailieudep com) (Trang 29 - 36)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2.1. Tình hình suy thối đất ở Quảng Trị

Đất bị suy thoái là những loại đất do những nguyên nhân tác động nhất định theo thời gian đã và đang mất đi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu trở thành các loại đất mang đặc tính và tính chất khơng có lợi cho sinh trƣởng và phát triển của các loại cây trồng nông lâm nghiệp.

- Một loại đất bị thối hóa nghĩa là bị suy giảm hoặc mất đi:

+ Độ phì đất: các chất dinh dƣỡng, cấu trúc đất, màu sắc ban đầu của đất, tầng đà đất, thay đổi pH đất…

+ Khả năng sản xuất: các loại cây trồng, các loại vật nuôi, các loại cây lâm nghiệp

+ Cảnh quan sinh thái: rừng tự nhiên, rừng trồng, hệ thống cây trồng + Hệ sinh vật: thực vật, động vật, vi sinh vật

+ Môi trƣờng sống của con ngƣời: cây xanh, nguồn nƣớc, khơng khí trong lành, nhiệt độ ơn hịa…

- Sự suy thoái đất là hậu quả của các tác động khác nhau từ bên ngồi và bên trong của q trình sử dụng đất:

+ Thiêntai: khô, hạn, bão, lũ lụt, nóng, rét.

+ Hoạt động sản xuất khơng hợp lý của con ngƣời: + Từ các hoạt động sản xuất và kinh tế khác nhau

Đại h

ọc Kinh

tế Hu

SVTH: Nguyễn Thị Huyền 19

+ Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp trực tiếp đến đất.

Nguyên nhân của sự suy thoái đất

*Do tự nhiên:

- Vận động địa chất của trái đất: động đất, sóng thần, sơng suối thay đổi dịng chảy, núi lở, nƣớc biển xâm nhập…

- Do thay đổi khí hậu, thời tiết: mƣa, nắng, nhiệt độ, gió, bão…

* Do con người gây nên:

- Chặt đốt rừng làm nƣơng rẫy

- Canh tác trên đất dốc lạc hậu: cạo sạch đồi, chọc lỗ bỏ hạt, không chốn xói mịn, khơng luân canh…

- Chế độ canh tác độc canh, bỏ hoang hóa, khơng bón phân, hoặc bón phân khơng hợp lý, không phun thƣớc trừ sâu, trừ cỏ…

- Suy thối do ơ nhiễm đất từ nƣớc thải, chất thải rắn, ơ nhiễm dầu, hóa chất độc hại, thƣớc trừ sâu…

Hiện nay, các q trình suy thối đất ở các xã vùng cát tỉnh Quảng Trị đang diễn ra mãnh liệt nhƣ: quá trình khơ hạn và nguy cơ hoang mạc hóa, q trình cát bay – cát chảy ảnh hƣởng đến sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân; quá trình nhiễm mặn; quá trình rửa trơi - bạc màu; q trình ơ nhiễm đất…[5]

Xói mịn và rửa trơi đất

Đất đồi núi dốc tại tỉnh Quảng Trị chiếm 56,9% diện tích tự nhiên, trong đó, đất dốc > 150

chiếm 23,0% (109.215 ha); dốc > 250 chiếm 33,9% (161.015 ha). Vào mùa mƣa lũ (tháng IX đến tháng I năm sau) thƣờng xảy ra sự xói mịn và rửa trơi mạnh ở các vùng đất dốc đó. Tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích đất cát là 32.888 ha (chiếm 6,9% diện tích tự nhiên). Do đặc điểm khí hậu, gió tây nam khơ nóng (từ tháng III đến tháng VIII) thƣờng gây hiện tƣợng cát bay, cát nhảy làm che lấp đồng ruộng bởi cát, dẫn đến mất diện tích đất sản xuất, đồng thời sự hồ tan và rửa trơi muối trong cát ra làm nhiễm mặn vùng đất lân cận.

Đất bạc màu ở tỉnh (diện tích 467 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên) hình thành do q trình xói mịn, rửa trơi bề mặt và phân bố tập trung ở huyện Cam Lộ. Kết quả nghiên cứu tính chất cơ lý của đất cho thấy: đất bị bạc màu nhẹ, đất chua và nghèo các

Đại h

ọc Kinh

tế Hu

SVTH: Nguyễn Thị Huyền 20

chất dinh dƣỡng, thậm chí đất khô và rất cứng, độ ẩm đất rất thấp (khoảng 7,4%) và thảm thực vật chỉ là cỏ dại. Đất xói mịn trơ sỏi đá có diện tích 4018 ha, chiếm 0,89% diện tích tự nhiên tồn tỉnh và phân bố tập trung chủ yếu ở thành phố Đông Hà, các huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Cam Lộ.

Trong nhiều năm qua, các ngành và các địa phƣơng đã nỗ lực cải tạo một số vùng cát ven biển và biến chúng thành những làng sinh thái trù phú nhƣ ở các xã Hải An (huyện Hải Lăng), xã Triệu An, Triệu Vân (huyện Triệu Phong), xã Gio Mỹ (huyện Gio Linh) và xã Vĩnh Tú, Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh)...[6]

Q trình đất mặn hóa

Đất mặn là đất chứa nhiều muối hòa tan (>1,0%). Những loại muối tan thƣờng đƣợc gặp trong đất là: Nacl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3...Sự hình thành đất mặn là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: đá mẹ, địa hình trũng khơng thốt nƣớc, mực nƣớc mặn nơng, khí hậu khơ hạn và sinh vật ƣa muối, trong các yếu tố trên nƣớc ngầm mặn là nguyên nhân trực tiếp làm cho đất bị mặn.

Theo kết quả thống kê các loại đất thì diện tích đất mặn ở khu vực nghiên cứu là 1.197,9 ha; chỉ chiếm tỷ lệ 2,74% tổng diện tích. Diện tích đất mặn phân bố chủ yếu ở vùng ven cửa sông của xã Triệu An (huyện Triệu Phong), xã Trung Giang (huyện Gio Linh), xã Hải Khê, xã Hải An (huyện Hải Lăng). Đây là phần diện tích đất bị nhiễm mặn do xâm nhập trực tiếp của nƣớc biển khi triều cƣờng hoặc là những vùng bị ngập nƣớc thƣờng xuyên.

Hiện trạng đất bị mặn hoá, chua phèn và feralit hoá kết đá ong ở Quảng Trị nhƣ dƣới đây:

+ Đất mặn nhiều (Mn): Loại đất này có diện tích 213 ha, chiếm 0,26% diện tích đất bằng và chiếm 0,04% diện tích tự nhiên; phân bố tập trung gần khu vực Cửa Tùng và hiện đƣợc sử dụng trồng lúa 1 vụ, trồng rừng ngập mặn và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Đất mặn trung bình(M): Đất này có diện tích 83 ha, chiếm 0,10% diện tích đất bằng và chiếm 0,02% diện tích tự nhiên; phân bố tập trung chủ yếu ở xã Gio Mai, huyện Gio Linh; đƣợc sử dụng trồng 1 - 2 vụ lúa cho năng suất cao, tuy nhiên để sản xuất lâu bền trên loại đất này cần bón nhiều phân hữu cơ.

Đại h

ọc Kinh

tế Hu

SVTH: Nguyễn Thị Huyền 21

+ Đất mặn ít: Loại đất này có diện tích 1.134 ha, chiếm 1,41% diện tích đất bằng và chiếm 0,24% diện tích tự nhiên; phân bố ở huyện Triệu Phong, Gio Linh và Vĩnh Linh; đƣợc sử dụng trồng lúa 2 vụ.

+ Đất phèn - Sj(Sali Orthi Thionic Fluvisols - FLt-o-s): Loại đất phèn hoạt động mặn trung bình và ít, phân bố ở 2 cửa sơng Thạch Hãn - Cửa Việt và Bến Hải - Cửa Tùng với diện tích 418 ha (trong đó huyện Gio Linh có 338 ha, huyện Triệu Phong có 80 ha), chiếm 0,52% diện tích đất bằng và chiếm 0,09% diện tích tự nhiên. Phần lớn diện tích này đƣợc sử dụng để trồng lúa, nhƣng năng suất thấp.[7]

Ơ nhiễm đất do phân bón và hóa chất BVTV

Phân bón hóa học và hóa chất BVTV đã góp phần quan trọng vào tăng năng suất cây trồng, nhƣng do tình trạng lạm dụng quá mức và kém hiểu biết của ngƣời dân trong việc sử dụng phân bón hóa học và hóa chất BVTV, nên đã dẫn đến tình trạng suy thối đất nơng nghiệp (do làm giảm tính cơ giới của đất, tích lũy nhiều kim loại nặng trong đất, làm tăng độ chua của đất…) và tồn dƣ q mức hóa chất BVTV trong mơi trƣờng đất, đặc biệt là hóa chất BVTV nhóm clo (DDT, 666, 2,4-D…), tác hại đến hệ sinh thái nơng nghiệp.

Theo tính tốn của nhiều chun gia trong lĩnh vực nơng hóa học của Việt Nam, lƣợng phân bón chỉ đƣợc cây trồng sử dụng từ 40%, còn lại 60% bị bốc hơi, tồn lƣu trong đất hoặc bị rữa trôi (Đại học xây dựng Hà Nội, 2013). Nhƣ vậy, việc sử dụng phân bón hóa học khơng cân đối, khơng đúng lúc cây cần, khơng đúng cách...dẫn đến tình trạng dƣ thừa, thất thốt phân bón. Bên cạnh đó, trong thành phần phân bón hóa học chứa hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng (N và P), trong phân lân chứa Flo, một số loại phân còn chứa các loại kim loại nặng... Đây là những tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng đất, khi bị rửa trôi gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt.

Nhu cầu phân bón sử dụng cho nơng nghiệp trong 5 năm qua (2010 - 2014) của Quảng Trị có tăng nhẹ và đạt mức trên 110 nghìn tấn/năm. Khối lƣợng phân bón hóa học sử dụng trong nơng nghiệp tăng lên theo diện tích đất canh tác. [8]

Đại h

ọc Kinh

tế Hu

SVTH: Nguyễn Thị Huyền 22

Suy giảm hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất

Cụ thể, tại các vùng này thì quá trình suy giảm hàm lƣợng chất hữu cơ diễn ra mạnh.Đối với các xã vùng ven biển, hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất đƣợc bổ sung chủ yếu từ xác thực vật. Tuy nhiên, hệ thực vật ở đây rất nghèo nàn, sinh khối thấp nên lƣợng bổ sung chất hữu cơ hằng năm rất hạn chế. Quá trình suy giảm hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất diễn ra mạnh ở những vùng đất trống, những vùng canh tác không thƣờng xuyêntại các xã bãi ngang của huyện Hải Lăng (Hải An, Hải Khê, Hải Ba), huyện Triệu Phong (Triệu An, Triệu Văn, Triệu Lăng), huyện Gio Linh (Gio Hải, Gio Mỹ, Gio An, Gio Thành), huyện Vĩnh Linh (Vĩnh Thái).[9]

1.2.2.2. Tình hình áp dụng các mơ hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững ở tỉnh Quảng Trị

Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, cùng với tình trạng suy thối đất đang diễn ra mạnh mẽ từng ngày đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến việc sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đã và đang xây dựng nhiều mô hình sản xuất bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhằm khắc phục những khó khăn đó:

* Mơ hình trồng xen hoa màu giữa vƣờn cao su tái canh

Trƣớc thực trạng vƣờn cao su già cỗi, năng suất thấp, từ năm 2012, Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị đã có chủ trƣơng thanh lý, tái canh. Cùng với việc trồng mới, cơng ty đã có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho công nhân trồng xen lúa và hoa màu giữa vƣờn cao su, mơ hình này mang lại hiệu quả rất cao. Các loại cây hoa màu đƣợc trồng xen nhƣ: lúa, lạc, khoai lang, ngô, rau, màu…Thực tế cho thấy, tổng thu nhập khi trồng xen cây màu với cao su trong 1 năm đạt khoảng 25 triệu đồng/ha. Nếu 1 cơng nhân nhận khốn chăm sóc 10 ha cao su trồng mới thì đất trồng xen khoảng 4 ha, tổng thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Mô hình này khơng chỉ nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho ngƣời lao động trong lúc giá mủ cao su thấp, giúp họ ổn định tƣ tƣởng, yên tâm cơng tác, tích cực chăm sóc vƣờn cây đang trong thời kỳ khai thác mà cịn góp phần cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, tạo đƣợc sản phẩm tủ gốc giữ ẩm mùa hè, giữ ấm mùa đông nên vƣờn cây cao su trồng mới sinh trƣởng, phát triển tốt.[10]

Đại h

ọc Kinh

tế Hu

SVTH: Nguyễn Thị Huyền 23

* Mơ hình trồng Keo lá liềm trên đất cát

Sau nhiều năm nghiên cứu chọn lựa lai giống, Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộ đã tạo đƣợc giống keo lá liềm phù hợp với thổ nhƣỡng, khí hậu Quảng Trị nói riêng và miền Trung nói chung, vừa cho hiệu quả kinh tế cao.... Cây Keo lá liềm có khả năng thích nghi, sinh trƣởng phát triển tốt trên đất cát cố định, bán cố định ven biển, nơi có thành phần dinh dƣỡng nghèo, khô hạn và thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của các yếu tố thời tiết bất lợi nhƣ gió, bão, cát bay.

Keo lá liềm có chu kỳ sinh trƣởng từ 6 - 9 năm. Song chăm sóc tốt và trồng đúng quy trình kỹ thuật chỉ mất 5 năm có thể cho khai thác lấy gỗ đem lại giá trị kinh tế cao.Loại cây này có thân thẳng, cao, vỏ màu sẫm hay nâu xám, nhiều vết nứt sâu. Rễ cây phát triển mạnh, có nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh nên có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt, đặc biệt là các vùng cát trắng ven biển. Từ những đặc điểm sinh trƣởng của cây và điều kiện khí hậu của vùng hiện nay, trên địa bàn tỉnh nhiều hộ gia đình đã áp dụng và nhân rộng mơ hình này nhƣ: Gio Linh, Triệu Phong, Cam Lộ…

Việc áp dụng trồng cây keo lá liềm không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, mà cịn hình thành hệ thống rừng phịng hộ bảo vệ đất, điều hịa khí hậu, chống cát bay, cát nhảy, cải tạo môi trƣờng sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và đời sống dân sinh.[11]

* Hệ sinh thái Trằm Trà Lộc

Trằm - theo cách gọi của nhân dân địa phƣơng là bàu nƣớc, cịn có tên là bàu Giàng, có diện tích mặt nƣớc khoảng 20ha, nằm giữa một vùng tiếp giáp giữa đồi cát và vùng đồng bằng ruộng trũng. Ðây là nơi hội tụ các luồng, mạch nƣớc từ trong các cồn cát tiết ra, dẫn về theo vô số các các lạch nhỏ. Trải qua nhiều lớp cƣ dân từ ngƣời Chăm đến ngƣời Việt, bàu nƣớc này đã đƣợc dân địa phƣơng sử dụng để trở thành một cơng trình thủy lợi khá hồn chỉnh với một hệ thống mƣơng máng phục vụ tƣới tiêu cho một vùng đồng ruộng phía tây làng Trà Lộc.

Bao bọc xung quanh Trằm là thảm thực vật nguyên sinh đƣợc dân địa phƣơng gọi là rú với một diện tích khoảng 65 ha; trong đó, một nửa gọi là Rú Cao, nửa còn lại là Rú Phá. Gọi là Rú Cao bởi từ bao đời nay theo quy ƣớc bất thành văn của làng, khu

Đại h

ọc Kinh

tế Hu

SVTH: Nguyễn Thị Huyền 24

vực này đƣợc bảo vệ hết sức nghiêm ngặt, không một ai đƣợc chặt cây, đốn củi dù là một nhành cây nhỏ. Cịn khu Rú Phá thì cứ theo lệ 3 năm 1 lần làng cho toàn dân chặt ngang gốc để lấy củi. Chính vì thế, thảm thực vật xung quanh Trằm Trà Lộc đƣợc phân thành 2 khu vực rất dễ nhận diện. Khu vực vành đai phía Ðơng nam và Tây bắc là khu bảo tồn tƣơng đối nguyên vẹn. Ở đây, dải rừng nguyên sinh kéo dài từ góc Ðơng nam bờ Trằm lên phía Tây Bắc giáp với Bàu Ơng Vần tới gần 1km, chiều ngang hơn 50m. Chính dải rừng này đã tạo thành một vành đai có tác dụng chắn cát từ phía Tây tràn xuống để bảo vệ đồng ruộng. Ðây là khu bảo tồn đƣợc nhiều gen thực vật thuộc hệ sinh thái thảm thực vật vùng cát rất quý với nhiều cây lấy gỗ lâu năm, to đến một ngƣời ôm khơng xuể và cao hàng chục mét; có các loại cây quý hiếm nhƣ: tran, săng ve, đá lã, trai, rỏi, tràm, bông cấu…[12]

Đại h

ọc Kinh

tế Hu

SVTH: Nguyễn Thị Huyền 25

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC MƠ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI CÁC XÃ VÙNG CÁT

HUYỆN HẢI LĂNG

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ tại các xã vùng cát của huyện hải lăng (download tai tailieudep com) (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)