Quá trình Đảng lãnh đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (1996 2010)

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thời kỳ 1996 2010 (Trang 27 - 51)

1.2.1. Thời kỳ 1996 - 2001

Sau 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn có ý nghĩa quan trọng: Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, những tiền đề cho cơng nghiệp hóa đã cơ bản hồn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. Đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện. Niềm tin của nhân dân với Đảng ngày càng được tăng cường.

Tuy nhiên, chúng ta còn nhiều khuyết điểm và yếu kém: Nước ta vẫn là nước nghèo và kém phát triển, chúng ta lại chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển; tình hình xã hội cịn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết; nạn tham nhũng, bn lậu, làm giàu bất chính và nhiều tệ nạn xã hội phát triển nghiêm trọng…

BCCT tại ĐHĐBTQ lần thứ VIII (6/1996) nêu ra thực trạng:

Nạn tham nhũng, bn lậu, lãng phí của cơng chưa được ngăn chặn. Tiêu cực trong bộ máy Nhà nước, đảng, đoàn thể trong các doanh

nghiệp Nhà nước, nhất là trên các lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, thuế, xuất - nhập khẩu và cả trong hoạt động của nhiều cơ quan thi hành phát luật… nghiêm trọng và kéo dài [9, tr.64].

Đại hội đặt ra yêu cầu:

Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu tự rèn luyện, tự phấn đấu nâng cao đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”, khắc phục chủ nghĩa cá nhân. Không được lợi dụng pháp luật chưa đồng bộ hoặc cơ chế, chính sách cịn nhiều chỗ sơ hở để làm ăn bất chính, đục kht của cơng… Xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, đảng viên thối hóa, biến chất, bất kể là ai, ở cương vị công tác nào [9, tr.141-142]

Nhiệm vụ cơ bản được xác định là:

Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn với đấu tranh chống buôn lậu, lãng phí, quan liêu; tập trung vào các hành vi lợi dụng chức quyền tham ơ, làm thất thốt tài sản Nhà nước, nhận hối lộ; chú ý những lĩnh vực trọng điểm như đất đai, nhà ở, xây dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, hải quan, hoạt động tư pháp, quản lý tài sản công, quản lý vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước [9, tr.133].

NQTW 3 khóa VIII (18/6/1997) “Về phát huy quyền làm chủ của nhân

dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh” đã nhận định: Bên cạnh những thành tựu đạt đươc, bộ máy

Nhà nước ta đã xuất hiện nhiều khó khăn, vướng mắc mới cần giải quyết; “Bộ

máy Nhà nước ta chưa thật trong sạch; tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu cịn nghiêm trọng chưa được ngăn chặn… Đất đai, vốn và tài sản Nhà nước chưa được quản lý chặt chẽ, sử dụng lãng phí và thất thốt nghiêm trọng” [10, tr.38]. Từ thực trạng đó, Nghị quyết xác định: “Phương hướng vừa cơ bản vừa cấp bách hàng đầu lúc này là giữ vững và phát huy bản chất

tốt đẹp của Nhà nước ta, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thối đạo đức, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy Nhà nước. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống cịn đối với chế độ ta” [10, tr.43].

Nghị quyết về “Chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước” đã chỉ rõ thực trạng của đội ngũ cán bộ lúc này,

đó là những biểu hiện tiêu cực có chiều hướng phát triển làm xói mịn bản chất cách mạng của đội ngũ cán bộ, công chức, làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm tin của quần chúng nhân dân đối với chế độ. Và một trong những tiêu chuẩn của cán bộ thời kỳ này là: “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”, khơng tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực.

Để có cơ sở pháp lý cho việc tiến hành THTK, CLP, điều vô cùng quan trọng và cần thiết là phải hoàn thiện các văn bản pháp lý. Tháng 2/1998, UBTVQH đã ban hành “Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Văn bản quy phạm pháp luật này khẳng định: THTK, CLP là quốc sách, gắn liền và phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Pháp lệnh đã xác định được chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của cá nhân, các tổ chức có liên quan, và những quy định cụ thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong từng lĩnh vực. Đây là văn bản pháp luật chuyên biệt đầu tiên về THTK, CLP; thể hiện cho quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta, là căn cứ xây dựng luật sau này.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII và 1 năm triển khai thực hiện Pháp lệnh THTK, CLP đã thu được kết quả bước đầu: Phần lớn cán bộ, đảng viên giữ vững và phát huy được tư cách đảng viên, tích cực lao động, cơng tác, có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn đạo đức lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân. Đã có những tấm gương sáng trên mặt trận kinh tế, nhiều đồng chí tích cực đấu tranh THTK, CLP và các tệ nạn xã hội khác, đấu tranh giữ gìn truyền thống tốt đẹp, đạo đức cách mạng và bản sắc văn hóa dân tộc.

Hội nghị BCHTW 6 lần 2 khóa VIII (2/1999), Đảng đã ra Nghị quyết “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện

nay”. Đây là Nghị quyết về công tác xây dựng Đảng nhưng đã khái quát được

phần nào thực trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu ở nước ta, đồng thời đề ra những nhiệm vụ tập trung chỉ đạo cơng tác đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, góp phần đẩy mạnh hơn nữa cơng tác xây dựng Đảng trong điều kiện hiện nay.

Nghị quyết đã nêu lên những nhiệm vụ để tập trung chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu có hiệu quả:

- Các cấp ủy Đảng và người đứng đầu các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở phải chịu trách nhiệm chống tham nhũng, lãng phí ở nơi mình phụ trách. Khi xảy ra tiêu cực thì tùy theo mức độ và tính chất vi phạm mà xem xét hình thức kỷ luật đối với cấp ủy và người đứng đầu về chế độ trách nhiệm.

- Cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp, cùng với cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm sốt, tịa án phải nắm chắc tình hình và khẩn trương kiểm tra, kỷ luật, xử lý kịp thời đúng pháp luật những đơn tố cáo về đạo đức, lối sống tiêu cực của cấp ủy viên và người đứng đầu các cơ quan.

- Khơng ngừng hồn thiện các chính sách pháp luật, trước hết là về quản lý ngân sách, quản lý tài sản doanh nghiệp, quản lý đất đai nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. Các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng, đối ngoại đều phải có biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Sử dụng đồng bộ hệ thống giám sát, nhất là sự giám sát của tổ chức đảng, giám sát của nhân dân và các cơ quan đại diện nhân dân, sự giám sát của công luận. Củng cố tổ chức và cơ chế quản lý chặt chẽ bảo đảm các cơ quan kiểm tra, thanh tra bảo vệ pháp luật trong sạch, vững mạnh để làm nòng cốt cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn tiêu cực khác.

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng nêu gương “người tốt, việc tốt”, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội; chống những quan điểm sai trái, thù địch.

Thực hiện Nghị quyết ĐHĐBTQ lần thứ VIII của Đảng, nhằm giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng ngang tầm địi hỏi của thời kỳ mới; BCT đã thơng qua Quy định số 55-QĐ/TW: “Những điều đảng viên

không được làm” ngày 12/5/1999. Liên quan đến THTK, CLP, BCT nêu rõ

đảng viên không được quan liêu, thiếu trách nhiệm để cơ quan, địa phương, đơn vị của mình xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác; không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng kinh phí của Nhà nước, tập thể hoặc bằng nguồn tài trợ của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài khi chưa được phép; không lợi dụng việc tổ chức hiếu hỉ, mừng ngày lễ, sinh nhật, mừng thọ, mừng nhà mới, mừng lên chức, chuyển cơng tác... q mức bình thường, nhằm vụ lợi. Đảng viên vi phạm quy định này là vi phạm kỷ luật Đảng.

Kết quả qua 5 năm triển khai Nghị quyết Đại hội VIII (1996 - 2001) và Pháp lệnh về THTK, CLP, công tác đấu tranh THTK, CLP đã đạt được kết quả đáng khách lệ. Các hiện tượng lãng phí của cơng bước đầu được ngăn chặn. Đặc biệt ở một số ngành, một số lĩnh vực trọng yếu, lãng phí đã và đang được đẩy lùi từng bước, hàng trăm vụ tiêu cực do đấu tranh từ nội bộ hoặc từ sự tố cáo phát hiện của nhân dân đã được cơ quan chức năng điều tra, xử lý và khởi tố, đưa ra xét xử công khai. Nhiều tài sản của Nhà nước và tập thể được thu hồi, khơng ít tài sản được trả lại cho người bị hại.

Trong 4 năm từ 1997 đến 2001, việc phát hiện, xử lý các vụ tham nhũng, lãng phí trong một số lĩnh vực trọng điểm, dễ phát sinh tiêu cực đã thu hồi tài sản cho Nhà nước 2.891 tỷ đồng, 1.434.000 đô la, 4.200 ha đất cùng nhiều tài sản khác. Số cán bộ, cơng chức bị xử lý lên tới 20.093 người trong đó có cả cán bộ tới cấp phó Thủ tướng, một số Bộ trưởng và ủy viên Trung

ương Đảng, đã truy cứu trách nhiệm hình sự 1.872 người phạm tội. Lần đầu tiên trong một bản án, Tòa án đã kết án tử hình 4 kẻ tham nhũng như vụ TAMEXCO, vụ bn lậu Tân Trường Sanh gồm 74 bị can trong đó có 55 người là cán bộ cơ quan nhà nước, nhiều người là đảng viên… [44].

Bên cạnh những kết quả đạt được, cuộc đấu tranh còn một số hạn chế: Nạn tham nhũng, bn lậu, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng và quy mơ ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp. Sự phối hợp không ăn khớp, đồng bộ giữa công tác kiểm tra của Đảng và thanh tra của Nhà nước và các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử. Nhiều cán bộ làm công tác đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí cịn hạn chế về trình độ chun mơn, nghiệp vụ nên một số vụ việc không được xử lý đúng người, đúng tội, gây ra tâm lý thiếu tin tưởng và giảm sút ý chí đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Cơng tác tổ chức đấu tranh chưa thật kịp thời và tích cực, xử lý chưa kiên quyết, nghiêm minh, nhiều vụ cịn nương nhẹ, có khi bao che. Chưa thật sự phát huy có hiệu quả vai trị của các tổ chức quần chúng trong việc tham gia giám sát, kiểm tra, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí ngay tại cơ sở mình. Cơ chế bảo vệ người đấu tranh chưa có hiệu quả nên tình trạng sợ bị trù dập, bị trả thù đã hạn chế đến kết quả đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Những hạn chế, khuyết điểm này là điều khó tránh khỏi trong cuộc đấu tranh đầy cam go, phức tạp này, càng đòi hỏi Đảng ta phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo để đấu tranh THTK, CLP đạt hiệu quả cao.

1.2.2. Thời kỳ 2001 - 2006

ĐHĐBTQ lần thứ IX (4/2001) đã đánh giá qua 5 năm (1996 - 2001) đã tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII vẫn cịn những yếu kém, khuyết điểm trong đó tình trạng tham nhũng, suy thối tư tưởng chính

trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.

Sau nhiều năm, các cấp ủy Đảng, chính quyền đều nêu quyết tâm THTK, CLP nhưng khơng những lãng phí khơng được đẩy lùi mà có nguy cơ gia tăng, nghiêm trọng và kéo dài. Đại hội IX (4/2001) của Đảng khẳng định: “Tình trạng mất dân chủ, tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu

dân, lãng phí cịn nặng, đang là lực cản của sự phát triển và gây bất bình trong nhân dân” [12, tr.156]. Các biểu hiện cụ thể của tình trạng lãng phí

được chỉ ra trong BCCT là cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, đầu tư cịn phân tán, lãng phí và chưa tạo được động lực mạnh để phát triển; đào tạo chưa gắn với sử dụng, chi phí học tập cao so với thu nhập của nhân dân. Đây là sự đánh giá nghiêm túc, khách quan, thể hiện thái độ cầu thị của Đảng ta.

Đại hội IX đã nêu các biện pháp nhằm ngăn chặn tham nhũng, lãng phí, quan liêu: đổi mới và hồn thiện thể chế, thủ tục hành chính, kiên quyết chống tệ cửa quyền, sách nhiễu, “xin - cho”, sự tắc trách, vô kỷ luật trong công việc; thực hiện nghiêm những điều cấm đối với cán bộ, công chức đã ghi trong pháp luật; tăng cường quản lý, kiểm tra, ngăn chặn lãng phí, tham nhũng tiền và tài sản công, nhất là trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước; thực hiện quy chế dân chủ và cơng khai tài chính ở cơ sở và các cấp chính quyền; phát huy vai trị của các đồn thể nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng.

Đại hội nhấn mạnh:

Để làm tròn nhiệm vụ trước dân tộc trong thời kỳ mới, yêu cầu vừa cơ bản vừa cấp bách đối với Đảng ta là phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ln ln trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, về phẩm chất đạo đức, trí tuệ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; phát huy ưu điểm và nhân tố mới, kiên quyết sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh ngăn

chặn, đẩy lùi các tệ tiêu cực, nhất là tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là yếu tố sống cịn đối với vận mệnh của Đảng [12, tr.345].

Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội IX, ngày 7/6/2001, BCT đã ban hành Chỉ thị 03-CT/TW chỉ rõ những nội dung cụ thể trước mắt để tiếp tục thực hiện Nghị quyết BCHTW 6 (lần 2). Đặc biệt, Hội nghị BCHTW 4 (11/2001) đã ban hành Kết luận số 04-KL/TW “Về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết

Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí”.

Về tình hình đấu tranh chống tiêu cực, Kết luận đã nêu rõ:

Khơng ít vụ việc tồn đọng, kéo dài nhiều năm được tiếp tục giải quyết. Nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng được coi trọng hơn. Những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên tiếp tục được cảnh tỉnh, răn đe, một số nơi các vụ việc tiêu cực có giảm bớt. Các vụ việc nổi cộm phần lớn có liên quan đến tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu [25, tr.248].

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Kết luận 04-KL/TW cũng chỉ ra những hạn chế trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí:

Tình trạng tham nhũng, tiêu cực đã lan rộng sang nhiều lĩnh vực, kể cả lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, bảo vệ pháp luật, tình trạng sách nhiễu người dân vẫn diễn ra phổ biến làm cho nhân dân bất bình.

Một số chủ trương, biện pháp phịng, chống tham nhũng, lãng phí thực hiện cịn nửa vời, cịn mang tính hình thức, thiếu kiểm tra, đơn

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thời kỳ 1996 2010 (Trang 27 - 51)