Hạn chế và khuyết điểm

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thời kỳ 1996 2010 (Trang 69 - 84)

2.1.2.1. Hạn chế và khuyết điểm về nhận thức

Một là, nhận thức của một số cán bộ, đảng viên về đấu tranh THTK, CLP còn hạn chế.

Quan niệm của một số cán bộ, Đảng viên vẫn có phần xem nhẹ vế phịng, chống lãng phí mà coi trọng phịng, chống tham nhũng.

Có thể quan niệm trên đây xuất phát từ nhận thức cho rằng: trong hai vế tham nhũng và lãng phí thì tệ tham nhũng mới là thủ phạm gây ra những hậu quả lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống - xã hội. Cịn lãng phí chỉ là vấn đề thuộc về ý thức, gây hậu quả không lớn và chỉ cần “quán triệt, chỉnh đốn tư tưởng” để cán bộ, đảng viên thực hành tiết kiệm là sẽ hạn chế được lãng phí. Quan niệm trên là hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, tệ nạn lãng phí đang gây ra hậu quả rất to lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định và phát triển của tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phịng và đời sống - xã hội của đất nước. “Lãng phí’ chính là một trong những thủ phạm lớn nhất kéo dài tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của đất nước. Có thể nói hiện nay nạn lãng phí đang diễn ra ở tất cả các ngành, các cấp, các lĩnh vực, các địa phương.

Lãng phí giờ đây đã trở thành một phần trong cách sống của mỗi con người. Nhận định này có căn cứ bởi ở một góc độ, có thể thấy lãng phí của cơng, đầu tư khơng hiệu quả trong kinh tế khơng chỉ vì cơ chế hay quản lý yếu kém, mà nhiều hơn do văn hóa và nhận thức của mỗi con người. Quan điểm sử dụng đồng tiền để khẳng định “đẳng cấp”, sự sang trọng, với đủ kiểu “hàng hiệu”… đang ngày càng phổ biến, không chỉ ở tầng lớp trên và những người có nhiều tiền. Khơng ít bạn trẻ sống bằng mồ hơi, công sức của cha mẹ nhưng sẵn sàng mua những chiếc túi xách đeo vai vài ba chục triệu đồng, đôi giày mười mấy triệu đồng… quần áo, điện thoại di động đắt tiền, chưa kể đến

những ơ tơ có giá hàng tỷ đồng… Ở nhiều vùng nơng thơn, có khơng ít người đã đập phá ngôi nhà mới xây được vài năm để dựng lên trên nền cũ những ngôi nhà mới đẹp hơn cho “bằng anh bằng em”. Rồi những đám cưới “siêu xe”, “siêu sang” lan từ Nam ra Bắc… Sự quá đà trong cách chi tiêu của một bộ phận cư dân khơng cịn là bệnh sùng bái hàng ngoại mà thật sự là biểu hiện rất đáng lo ngại về sự sa sút trong văn hóa ứng xử, văn hóa tiêu tiền.

Lãng phí đang phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực, có lúc có nơi trở nên nghiêm trọng; nhất là trong quản lý sử dụng ngân sách, vốn và tài sản nhà nước, lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên.

Nếu làm phép so sánh, có thể thấy lãng phí trong chi tiêu thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước chưa thấm vào đâu so với lãng phí trong lĩnh vực đầu tư cơng và hệ lụy do thiếu tri thức, thiếu tầm nhìn và tư duy nhiệm kỳ mang lại. Chuyện đất ruộng thành hoang hóa do dự án chậm triển khai; chuyện thất thoát hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng trong đầu tư của một số “đầu tàu” của nền kinh tế đã phơi ra trước công luận, để lại nhiều bài học cay đắng. Nhưng việc tỉnh, thành nào cũng muốn có cơng trình trọng điểm, khu công nghiệp, cũng muốn làm sân bay, xây cảng biển, rất đáng để suy nghĩ. Chưa nói đến chuyện vụ lợi, với tư duy người khác có thì mình cũng phải có và chủ trương quy hoạch, đầu tư như hiện nay, thì hiện tượng các khu cơng nghiệp, cảng biển chồng lấn nhau, phá vỡ tính liên kết, tạo sự cạnh tranh khơng đáng có… sẽ dẫn đến kết cục tất yếu là lãng phí cực lớn… Việt Nam là nước nghèo, việc đầu tiên là phải sử dụng đồng vốn có hiệu quả, nhưng thực tế không như vậy. Đây là những biểu hiện lãng phí ở cấp độ cao. Đương nhiên, mức độ nguy hại cũng rất nghiêm trọng.

Hai là, cán bộ, đảng viên không tin tưởng, không quyết tâm triệt để chống tham nhũng, lãng phí.

Tình trạng này xuất phát từ sự suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Những biểu hiện

của tình trạng suy thối về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên thể hiện ở chỗ: phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa; dao động, thiếu niềm tin, sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo những nhận thức sai, quan điểm lệch lạc; khơng cịn ý thức hết lịng vì nước, vì dân, khơng làm trịn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống gắn liền với tư tưởng thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, lãng phí, tư tưởng coi THTK, CLP là việc của Đảng, Nhà nước khơng phải việc của mình; bè phái, cục bộ, mất đoàn kết; phong cách quan liêu, xa dân, vơ cảm trước khó khăn, bức xúc của dân; lối sống xa hoa, hưởng lạc trong một bộ phận cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước. Ngun nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đó là, sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu; sa vào chủ nghĩa cá nhân, quên trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước dân; ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm; bất chấp đạo lý, dư luận; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm của một bộ phận cán bộ; nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý không gương mẫu.

2.1.2.2. Hạn chế và khuyết điểm trên thực tế

Một là, THTK, CLP trong quản lý, sử dụng kinh phí, ngân sách nhà nước.

Lãng phí, thất thốt, tiêu cực trong đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách và vốn trái phiếu chính phủ, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước là không hề nhỏ.

Báo cáo THTK, CLP do Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, 9 tháng đầu năm 2010, hệ thống kho bạc Nhà nước kiểm soát tổng số giá trị 236.661 tỉ đồng các khoản chi thường xuyên, thơng qua cơng tác kiểm sốt chi, các đơn vị kho bạc Nhà nước đã phát hiện 25.883 khoản chi của 10.136 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng trình tự, thủ tục.

Kiểm toán Nhà nước cũng đã phát hiện, kiến nghị xử lý tài chính trên 14.700 tỉ đồng. Thanh tra ngành tài chính đã tiến hành 75.963 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 9.372 đơn vị, qua đó phát hiện và xử lý vi phạm tài chính trên 1.626 tỉ đồng. Thanh tra Chính phủ phát hiện sai phạm 4.796 tỉ đồng, 21.746 ha đất các loại... [47, tr.9].

Ở khu vực doanh nghiệp nhà nước, sự lãng phí, thất thốt tài sản cơng cũng khơng kém phần nghiêm trọng.

Việc thực hiện chức năng quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp của các cơ quan chức năng cịn bng lỏng, hoạt động của nhiều doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định của Nhà nước về quản lý vốn, làm thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước; sự đầu tư ồ ạt, dàn trải của nhiều doanh nghiệp nhà nước ra ngoài các lĩnh vực kinh doanh chính nhưng do năng lực, bộ máy quản trị vừa yếu, vừa thiếu trách nhiệm. Nguyên nhân trên đã dẫn tới một số doanh nghiệp, tổng cơng ty, tập đồn kinh tế nhà nước kinh doanh thua lỗ thất thốt lớn, cơng nợ lớn kéo dài nhưng chậm được đối chiếu và xử lý dẫn đến tình hình tài chính khơng lành mạnh.

Bên cạnh đó, trong tổ chức lễ hội hiện nay, bệnh hình thức, tư duy tổ chức thiếu đổi mới khiến cho một số lễ hội trở nên tốn kém, trùng lặp, đơn điệu; nhiều nơi chi phí cho lễ hội đã gây tốn kém, lãng phí lớn cho cả xã hội và ngân sách nhà nước nhưng hiệu quả đem lại khơng cao.

Hai là, tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia, kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ.

Đối với các chương trình mục tiêu: Nội dung chương trình và từng dự án chưa đề cập và xác định đầy đủ đến mối quan hệ, tính đồng bộ và việc lồng ghép giữa các dự án của chương trình cũng như với các chương trình có những nội dung tương tự; một số nơi cịn lập dự tốn cao làm giảm hiệu quả

trong bố trí kinh phí chương trình; tiến độ giải ngân đối với kinh phí chương trình ở một số địa phương cịn chậm.

Đối với nghiên cứu khoa học và công nghệ: Hiệu quả đầu tư cho khoa học và công nghệ chưa rõ nét, chưa thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế - xã hội; các đề tài, dự án chưa thực sự gắn với thực tế sản xuất và đời sống. Việc thực hiện xã hội hoá các hoạt động khoa học và công nghệ chưa được quan tâm đúng mức.

Ba là, tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư, xây dựng các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước, tiền, tài sản Nhà nước.

Trước hết, trong việc sử dụng đất công hiện nay, theo thống kê, dù Quốc hội khóa XI đã thơng qua chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 là 28.530 ha, nhưng hiện tại quỹ đất công xây trụ sở của cơ quan và cơng trình sự nghiệp trên cả nước đã vượt trên 121,80% con số trên. Trong đó có rất nhiều diện tích sử dụng sai mục đích hoặc bị bỏ hoang hóa. Hiện tượng này hầu như phổ biến khắp cả nước, mà hai địa phương Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là phổ biến nhất. Cơ quan chức năng chỉ mới khảo sát 2.248 địa điểm tài sản nhà đất công do các cơ quan, đơn vị tại Hà Nội quản lý, đã phát hiện trên 3,5 triệu m2 đất đang được sử dụng sai mục đích; cơ quan chức năng cũng kiểm tra 802 khu nhà, đất tại 172 địa điểm do các đơn vị của Nhà nước tại Hà Nội sử dụng, phát hiện có tới 728.000m2 đang bị sử dụng sai mục đích. Cịn tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong tổng số 20 triệu mét vuông nhà, đất công đang giao cho các cơ quan nhà nước quản lý và sử dụng, qua kiểm tra đã phát hiện đang có tới trên 10% diện tích đất bị bỏ hoang hóa. Cũng qua kiểm tra 9.970 địa điểm nhà đất do cơ quan, đơn vị của địa phương này quản lý, đã phát hiện tới 523 địa điểm bị bỏ hoang, không hoạt động.

Chất lượng quy hoạch sử dụng đất còn chưa đáp ứng được yêu cầu, chậm được khắc phục. Qua kết quả thanh tra kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành (từ đầu năm 2008 đến nay đã tiến hành 14.435 cuộc thanh tra, kết thúc

12.039 cuộc) đã phát hiện 8.052 ha đất có sai phạm, kiến nghị xử lý thu hồi 3.790,4 ha, đã thu hồi được 361,9 ha đất.

Tình trạng lãng phí đất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp cũng không khá hơn. Theo thống kê, trong tổng số 185 khu chế xuất, khu cơng nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất 44.895ha, đến thời điểm cuối năm 2008, mới chỉ có 110 khu (chiếm khoảng 2/3 tổng số) đã đi vào hoạt động; tuy nhiên trong đó chỉ có một phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, số cịn lại chỉ hoạt động có tính chất cầm chừng… [47, tr.9].

Bên cạnh việc lãng phí trong sử dụng đất cơng như trên, việc tồn tại một số lượng rất lớn các khu “quy hoạch treo” hiện nay cũng đang góp phần làm trầm trọng thêm nạn lãng phí.

Nguyên nhân của việc xuất hiện các khu “quy hoạch treo” là do Nhà nước công bố quy hoạch một khu đất để xây dựng một dự án, nhưng bỏ đó nhiều năm khơng thực thi; hoặc đã có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án, nhưng tiến hành thu hồi không triệt để, kéo dài nhiều năm, không giao được đất cho nhà đầu tư; hoặc xuất phát từ việc đã giao đất cho chủ đầu tư, nhưng chủ đầu tư khơng muốn, hoặc khơng có đủ thực lực đầu tư, để đất hoang hóa nhiều năm…

Tệ nạn “quy hoạch treo” đã gây lãng phí về đất vơ cùng lớn, đang khá phổ biến, hầu như khắp các tỉnh thành nơi đâu cũng có. Qua kết quả tự kiểm tra của 51/64 địa phương trong cả nước, đã phát hiện trên 1.600 khu vực thuộc diện quy hoạch treo với tổng diện tích hơn 344.000 ha. Cịn theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện nay cả nước có 6.865/12.588 xã, phường và thị trấn lập quy họach sử dụng đất đến năm 2010, nhưng mới chỉ có 2011 xã (16%) đang triển khai, cịn 3.712 xã (29,5%) vẫn "treo" quy hoạch. Trong khi đất đai được coi là "vàng" thì đang có tới 1.649 khu quy hoạch với diện tích 344.665ha đang ở diện quy hoạch "treo". Trong đó các địa phương có nhiều

khu quy hoạch “treo” là Đồng Nai (368 khu) Hồ Bình (124 khu), Hà Tĩnh (94 khu), An Giang (84 khu)...

Cùng với đó là các “dự án treo”. Tính trong 61 địa phương đã có 1.206 dự án với diện tích 132.463 ha thuộc diện đang bị “treo”; trong đó có 668 dự án với diện tích 48.204 ha cho xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; 226 dự án với diện tích 13.951 ha để xây dựng hạ tầng; 183 dự án với diện tích 3.883 ha để xây dựng khu dân cư và đơ thị. đây là những dự án đã được giao đất trên thực địa. Các tỉnh, thành phố có nhiều “dự án treo” là Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Hà Tây, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc... [47, tr.9].

Việc lãng phí trong sử dụng đất cơng, nạn “quy hoạch treo”, “dự án treo” nói riêng, cũng như nạn lãng phí trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, đời sống-xã hội đã làm hao tiền tốn của vô cùng lớn cho Nhà nước và nhân dân, gây cản trở lớn cho việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, gây nhiều khó khăn và làm ảnh hưởng đến đời sống, niềm tin của cán bộ và nhân dân.

Vì vậy, việc tăng cường và đẩy mạnh phịng, CLP hiện nay phải được đề cao hơn bao giờ hết, để thiết thực góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, đưa đất nước ngày càng phát triển bền vững.

Bên cạnh lãng phí trong sử dụng đất cơng, nạn “quy hoạch treo”, trong quản lý kinh phí, vẫn cịn tình trạng thực hiện khơng đúng các quy định mặc dù cơng tác kiểm sốt chi luôn được quan tâm đẩy mạnh. Từ tháng 10/2007 đến tháng 8/2008, hệ thống kho bạc nhà nước đã kiểm soát 170.835 tỉ đồng, phát hiện 34.233 khoản chi của 13.545 lượt đơn vị chưa đúng thủ tục, trình tự quy định, từ chối 232 tỉ đồng chi không đúng chế độ quy định. Các trường hợp vi phạm phát hiện qua thanh tra còn nhiều; qua 1.097 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và 70 cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, thanh tra tài chính 9 tháng đầu năm 2008 đã kiến nghị xử lý giảm dự toán 82 tỉ đồng, giảm

cấp phát ngân sách 25 tỉ đồng, cắt giảm thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng 13 tỉ đồng, xử lý khác 326 tỉ đồng [5].

Mặc dù kết quả THTK, CLP trong đầu tư xây dựng cơ bản đã tồn diện hơn, nhưng nhìn chung, tình trạng lãng phí trong lĩnh vực này vẫn còn tương đối phổ biến ở tất cả các khâu như: chất lượng quy hoạch, kế hoạch thực hiện các dự án đầu tư cịn hạn chế; bố trí vốn đầu tư cịn dàn trải, manh mún dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thực hiện dự án theo quy định và bố trí vốn vượt quá khả năng cân đối. Trong thực hiện các dự án, tình trạng thất thốt vốn đầu tư chưa được ngăn chặn hiệu quả, trách nhiệm của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, giám sát, nhà thầu chưa được phát huy đầy đủ nên vẫn cịn tình trạng lãng phí ngay trong khâu thiết kế, cố ý làm sai lệch khối lượng thực tế thi

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thời kỳ 1996 2010 (Trang 69 - 84)