Một số kiến nghị về phương hướng, giải pháp tiếp tục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu quả trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thời kỳ 1996 2010 (Trang 89 - 100)

hành tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu quả trong thời gian tới

Trong thời gian tác giả thực hiện luận văn này, Đại hội XI (1/2011) của Đảng đã diễn ra và Đảng đã thông qua hai Nghị quyết quan trọng là NQTW4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và NQTW5 về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí”. Hai nghị quyết đã khái qt được thực

trạng tình hình tham nhũng, lãng phí trong giai đoạn hiện nay và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp nhằm THTK, CLP trong thời gian tới.

2.2.2.1. Kiến nghị về phương hướng

Phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác THTK, CLP trong giai đoạn hiện nay:

Một là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo thực hiện

của các cấp chính quyền trong cơng tác thanh tra, kiểm tra và giám sát của các cơ quan dân cử, của các tổ chức đoàn thể theo đúng chức năng, thẩm quyền.

Cấp ủy cần theo dõi chặt chẽ và chỉ đạo kịp thời, đặc biệt đối với các vụ án phức tạp có quy mơ lớn, hậu quả kinh tế, xã hội nghiêm trọng hoặc liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành.

Trong cuộc đấu tranh này, cấp ủy phải thực sự là chỗ dựa vững chắc, tin cậy cho những cán bộ tích cực đấu tranh, đảm bảo sự an tồn về tính mạng và tài sản của họ và người thân.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, yêu cầu có một hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản.

Hai là, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ, cơng chức,

cơng khai những thủ tục hành chính. Có cơ chế thuận tiện trong thủ tục thanh tốn tài chính khơng dùng tiền mặt, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử

dụng hình thức này nhằm hạn chế tối đa lãng phí; quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài sản của tập thể, của Nhà nước; cần có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi gây lãng phí.

Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, cần sửa đổi Pháp lệnh cán bộ, công chức, tăng cường trách nhiệm đối với những người đứng đầu cơ quan để xảy ra tham nhũng, lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên khi xử lý các vụ tham nhũng, lãng phí khơng chỉ về trách nhiệm hình sự mà cịn cần có biện pháp, chế tài đủ mạnh để thu hồi tiền và tài sản nhà nước, tập thể đã bị tham ô, làm thất thốt.

Tiếp tục đổi mới cơng tác cán bộ để xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vững vàng về chính trị, giỏi về chun mơn, nghiệp vụ, gương mẫu, trong sạch về lối sống, có đủ sức và tài, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật. Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, kết hợp với tăng cường cải cách bộ máy hành chính Nhà nước và các thủ tục hành chính. Tiếp tục xóa bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, nhất là ở những lĩnh vực, những khâu dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí. Cơng khai hóa các thủ tục hành chính để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí như: quản lý, sử dụng đất đai, cấp phát ngân sách, đấu thầu xây dựng, mua sắm vật tư, xây dựng cơ bản.

Đẩy mạnh phân quyền cho cấp dưới và cơ sở đi đôi với việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát của cấp trên. Kiện tồn các cơ quan cơng an, cơ quan tư pháp, cơ quan kiểm toán thực sự trong sạch, đủ mạnh làm nịng cốt trong cuộc đấu tranh này. Xóa bỏ cơ chế “xin cho”.

Ba là, cải cách chế độ tiền lương, nâng cao đời sống cán bộ công chức,

đồng thời nêu cao trách nhiệm của họ đối với cơng việc được giao.

Nhanh chóng xây dựng được một hệ thống thang, bảng lương tương xứng, hợp lý với sự đóng góp, cống hiến của cán bộ. Đi đơi với chính sách đãi ngộ, kiên quyết điều chuyển, sắp xếp lại hoặc đưa ra khỏi bộ máy của các tổ

chức trong hệ thống chính trị những cán bộ, đảng viên yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức; cất nhắc những cán bộ có phẩm chất chính trị tốt, trung thực, có trình độ và năng lực vào những vị trí quan trọng trong cơ quan của Đảng, của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.

Thực hiện tốt quy định của Đảng về việc Đảng viên phải tham gia sinh hoạt ở chi bộ nơi cư trú, đây là điều kiện để nhân dân tham gia giám sát phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cán bộ.

Bốn là, tập trung giải quyết các vụ lãng phí nổi cộm, bức xúc.

Các cấp chính quyền rà sốt lại các vụ việc ở cơ quan, đơn vị mình để phân loại các vụ việc theo tính chất, mức độ nghiêm trọng để xử lý kịp thời và nghiêm minh theo pháp luật những cán bộ, cơng chức có hành vi lãng phí và cả những người tiếp tay cho các hành vi đó.

Tập trung chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, rút ra các bài học kinh nghiệm trong quản lý Nhà nước về các lĩnh vực trong cơng tác cán bộ để có chủ trương, biện pháp phịng, chống lãng phí một cách có hiệu quả.

Tiếp tục thực hiện việc kê khai, minh bạch tài sản, nhà đất, thu nhập của cán bộ công chức.

Việc kê khai tài sản cần làm nghiêm túc, triệt để với tất cả cán bộ, cơng chức, tránh việc kê khai mang tính hình thức, chiếu lệ và phải làm định kỳ hàng năm và khi cần thiết. Trước khi tiến hành bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, các ứng cử viên phải báo cáo trung thực tài sản, thu nhập của mình trước cử tri, trước MTTQ nơi ứng cử viên tham gia ứng cử.

Trước mắt tổ chức kê khai tài sản của những cán bộ, đảng viên có biểu hiện giàu lên một cách nhanh chóng để làm rõ nguồn gốc tài sản đó. Kiên quyết khơng để lọt những phần tử cơ hội, quan liêu, tham nhũng vào các cơ quan lãnh đạo của tổ chức đảng và chính quyền để trục lợi.

Thường xuyên tổ chức tổng kết kinh nghiệm đấu tranh chống lãng phí và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi gây lãng phí và hoạt động tội phạm quốc tế khác.

Tổ chức tổng kết kết quả đấu tranh chống lãng phí trong các giai đoạn cụ thể để rút kinh nghiệm và bổ sung, hoàn thiện cơ chế, biện pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả hơn. Có cơ chế, chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tố giác các hành vi lãng phí, đồng thời có các biện pháp bảo vệ, khen thưởng những người kiên quyết, dũng cảm đấu tranh chống lãng phí hoặc cung cấp thơng tin liên quan.

Năm là, dựa vào quần chúng nhân dân để đấu tranh chống lãng phí

Thực hiện dân chủ rộng rãi, “lấy dân làm gốc”, dựa vào dân để giám sát công việc của cán bộ, đảng viên với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, trong các doanh nghiệp. Cơng khai hóa tài chính, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân được bàn và quyết định những khoản thu chi của xã, phường.

Lập các kênh thông tin giữa quần chúng nhân dân với các cơ quan bảo vệ Đảng, bảo vệ pháp luật để kịp thời nắm bắt thông tin, kiểm tra xử lý những hành vi gây lãng phí.

Xây dựng cơ chế bảo vệ những tập thể và cá nhân tích cực đấu tranh CLP để nhân dân yên tâm, tích cực tố giác các hành vi lãng phí.

2.2.2.2. Kiến nghị về giải pháp

Một là, các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở phải trực tiếp lãnh đạo việc THTK, CLP bằng những chương trình hành động cụ thể và tổ chức động viên quần chúng nhân dân thực hiện có hiệu quả nhất. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí để tạo ra được bước chuyển biến mạnh trong thực hành tiết kiệm, phịng chống tham

nhũng, lãng phí. Những vụ việc đã phát hiện và có chứng cứ phải đưa ra xét xử cơng khai và có hình thức kỷ luật đích đáng, thu hồi tài sản mất mát về cơng quỹ. Những vụ việc đã có đơn thư tố giác hoặc biểu hiện nhưng chưa có chứng cứ cụ thể phải tổ chức thanh tra, kiểm tra nếu đúng thì đưa ra xét xử ngay, nếu khơng đúng thì giải thích cho nhân dân rõ; tuyệt đối khơng được che đậy bưng bít gây mất lòng tin của quần chúng nhân dân. Đồng thời, phải củng cố bộ máy quản lý nhà nước ở các cấp, đi vào sàng lọc, lựa chọn để có một đội ngũ cán bộ quản lý hành chính, quản lý kinh tế đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và cơ sở, có đủ tài năng quản lý kinh tế - xã hội theo tiêu chuẩn khách quan đặt ra, đặc biệt là những cán bộ qunar lý nhà nước có quyền lực và trách nhiệm liên quan trực tiếp đến việc ban hành các chính sách chế độ, hoặc ra lệnh thực hiện các hoạt động trong nền hành chính nhà nước như tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 9 khóa X đề ra; chống mọi thủ tục phiền hà sách nhiễu do quan liêu và vô trách nhiệm gây ra làm thiệt hại của cải xã hội. Phải xây dựng và giáo dục cho được một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có đạo đức và nhiệt tình cách mạng xã hội chủ nghĩa, trung thực, chí cơng vơ tư, biết q trọng từng đồng xu của nhân dân lao động làm ra, trong công tác quản lý phải biết sử dụng đồng tiền đúng lúc, đúng chỗ, tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi người, trong đó có bản thân và gia đình.

Đúng như lời Bác Hồ dạy: Muốn giữ đúng nhân cách, tránh khỏi hủ hóa thì phải ln ln thực hành 4 chữ: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

Hai là, hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến THTK,

CLP gắn với cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp và người dân. Rà sốt, điều chỉnh cơ chế, chính sách nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả tài sản quốc gia (tài nguyên thiên nhiên, đất đai, kinh phí ngân sách nhà nước...). Phân cấp quản lý nhà nước về thu, chi ngân

sách và đầu tư; xây dựng các tiêu chí và thứ tự ưu tiên các dự án, nhất là dự án đầu tư công.

Trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội phải thực hiện nghiêm Luật THTK, CLP. Trừng trị nghiêm minh theo pháp luật bất cứ ai gây ra lãng phí của cải, vật tư, tài sản của xã hội. Ở góc độ nào đó, người gây ra sự lãng phí của cải của xã hội cũng tai hại như sự phá hoại của kẻ địch đối với đất nước; không nên coi thường hoặc bỏ qua sự phá hoại đó, phải cảnh giác, đề phịng và có biện pháp trừng trị thích đáng phù hợp để tránh hiểm họa cho nền kinh tế. Sự gây lãng phí tài sản của đất nước, tội lỗi đó khơng kém gì những tên giặc. Trừng phạt những tên giặc ấy là nhiệm vụ tất yếu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế ở nước ta. Các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị - xã hội được cấp kinh phí chi tiêu từ nguồn ngân sách nhà nước phải thực hiện nghiêm túc chủ trương của Chính phủ tiết kiệm 10% kinh phí hàng năm. Đơn vị này khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng nghiêm chỉnh phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và trừ vào kinh phí của năm sau. Các doanh nghiệp kinh tế tự chủ về chi phí cũng phải triệt để tiết kiệm chi phí hành chính và chi phí khác để hạ giá thành sản xuất.

Ba là, thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa chặt chẽ; cắt

giảm và chấn chỉnh đầu tư công. Tăng cường quản lý, kiểm sốt chặt chẽ chi tiêu cơng, tiết kiệm chi thường xuyên, giảm thiểu chi phí hội nghị, tiếp khách, đi cơng tác, mua sắm trang thiết bị. Kiểm sốt chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Hủy bỏ mọi chế độ chi tiêu khơng đúng và khơng hợp lý đang cịn tồn tại trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay. Điều này đòi hỏi các cơ quan Đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội theo chức trách của mình rà sốt lại các văn bản, quy định và những chế độ, chính sách có liên quan để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với quy định hiện hành của Chính phủ

về THTK, CLP. Chính sách, chế độ nào khơng cịn phù hợp thì kiên quyết xóa bỏ và ban hành ngay cái mới để thay thế.

Bốn là, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối

với thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường vàng và ngoại tệ. Từng bước nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ ngân hàng; cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính.

Năm là, đổi mới mơ hình và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo

hướng chuyển sang mơ hình cơng ty cổ phần, cơng ty trách nhiệm hữu hạn phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp. Xây dựng mơ hình quản lý các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Tiến hành rà soát, sửa đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước, tránh chồng chéo, trùng lắp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, cơng nghệ và kinh tế tri thức. Đổi mới chính sách tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gắn với chất lượng, hiệu quả công việc.

Sáu là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp

luật về THTK, CLP. Xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm, gây lãng phí.

Bảy là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động THTK, CLP trong

sản xuất, tiêu dùng của nhân dân, gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tổ chức thành phong trào cách mạng của đông đảo quần chúng để THTK, CLP. Đây là nhiệm vụ cách mạng không kém phần khó khăn, những người gây ra sự lãng phí lớn lại thường là những cán bộ có chức, có quyền trong bộ máy quản lý nhà nước, chính họ mới có điều kiện để làm

thất thốt, lãng phí của cơng. Bởi vậy, không chỉ thuần túy dựa vào bộ máy nhà nước để THTK, CLP mà phải tổ chức thành phong trào cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng để vừa tổ chức thực hiện, vừa kiểm tra việc làm của Nhà nước. “Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”, biết lấy dân làm gốc thì nhiệm vụ khó khăn mấy cũng giành được thắng lợi. Để thành công trong việc khắc phục tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta, phải tổ chức thành phong trào cách mạng của đông đảo quần chúng để đấu tranh và thực hiện.

Các cơ quan truyền thông đại chúng cần tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, tuyên truyền một cách thường xuyên với những nội dung, hình thức phù hợp với tư tưởng, quan điểm của Bác Hồ, của Đảng, Nhà nước ta về tiết kiệm, chống lãng phí để tạo được quy tắc trong đời sống xã hội; biểu dương

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thời kỳ 1996 2010 (Trang 89 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w