Một số kinh nghiệm bước đầu

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thời kỳ 1996 2010 (Trang 84 - 89)

Đấu tranh phịng, chống lãng phí là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt và không dễ thực hiện triệt để một sớm một chiều nên gặp rất nhiều khó khăn. Với những thành tựu và hạn chế trong cuộc đấu tranh này có thể rút ra kinh nghiệm bước đầu như sau:

Một là, coi trọng và thường xuyên đẩy mạnh cơng tác giáo dục chính trị

tư tưởng, phịng ngừa tệ lãng phí.

Sự yếu kém, sơ hở trong quản lý là nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh lãng phí. Vì vậy để phịng và chống lãng phí, phải xóa bỏ cơ sở làm nảy sinh lãng phí, ban hành mới các quy định pháp luật theo hướng cụ thể, chặt chẽ. Thủ tục hành chính phải gọn nhẹ, dễ thực hiện, tránh tình trạng “hành là chính”; quy chế cơng chức, cơng vụ phải rõ ràng. Đồng thời với xác định quyền lợi là xác định rõ trách nhiệm của các cấp các ngành, những người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cá nhân công chức. Mọi quy định, thủ tục phải được cơng khai hóa, tránh các quy định tạo ra đặc quyền, đặc lợi.

Xây dựng khơng khí dân chủ, cơng khai để nhân dân đưa ra ý kiến, nguyện vọng của mình; động viên nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phịng, chống lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác trong cơ quan, cán bộ công chức nhà nước.

Giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho cán bộ, cơng chức, coi đây là một tiêu chuẩn để giao chức vụ, quyền hạn, trách nhiệm. Đảng và nhà nước cần nghiên cứu để có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với một số chức vụ, ngành nghề hoặc vị trí nhất định để loại trừ nguy cơ xảy ra tham nhũng, lãng phí với người đó. Thường xun thực hiện chế độ dưỡng liêm đối với số cán bộ công chức này và tất cả các cán bộ công chức đang đương nhiệm.

Có chế độ quản lý cán bộ, cơng chức một cách khoa học, chặt chẽ, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quy, hiện đại.

Cán bộ, cơng chức nhà nước trực tiếp là người có các hành vi tham nhũng, lãng phí. Để bảo vệ sự trong sạch, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội

ngũ cơng chức, trước hết phải có quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ, quy chế làm việc, trách nhiệm rõ ràng. Đề cao đạo đức nghề nghiệp, tinh thần tôn trọng và phục vụ nhân dân.

Nhà nước phải quản lý công chức chặt chẽ, áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật nghiêm minh, nếu phạm tội phải bị xử lý hình sự nặng hơn so với cơng dân bình thường. Đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật về hành chính, cơng khai hóa xử lý cơng chức. Ngồi ra cũng phải chú trọng chăm lo đời sống của họ, có chế độ khen thưởng, đãi ngộ và mức lương thích đáng để duy trì và bảo đảm cuộc sống ổn định cho bản thân và gia đình.

Phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quy hiện đại: Có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, trung thành, tận tụy phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chế độ tuyển dụng, thăng tiến, kỷ luật, khen thưởng phải cụ thể, rõ ràng.

Hai là, phải kiên quyết xử lý tệ lãng phí.

Việc phát hiện lãng phí đã khó nhưng việc xử lý giải quyết cịn khó khăn hơn vì nó liên quan đến nhiều người, nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên để ngăn ngừa lãng phí và để cuộc đấu tranh chống lãng phí đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải kiên quyết xử lý nghiêm minh, triệt để, đúng pháp luật, đúng điều lệ mọi hành vi lãng phí dù ở bất cứ cương vị lãnh đạo, cơng tác nào, xử lý đúng người, đúng tội.

Ba là, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về THTK, CLP.

Đây là cơ sở pháp lý để đảm bảo cho cuộc đấu tranh đạt kết quả tốt. Luật THTK, CLP đã tạo được khung pháp lý cao và đồng bộ cho việc triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tồn bộ nền kinh tế. Việc triển khai các quy định của luật đã thu được kết quả đáng khích lệ về tiết kiệm trên nhiều mặt từ quản lý, sử dụng kinh phí NSNN đến việc quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, việc quản lý, sử dụng đất đai... Bên cạnh đó, phải xây dựng đồng bộ các văn bản pháp luật khác nhằm tăng cường các biện

pháp phịng ngừa, ngăn chặn kẽ hở phát sinh lãng phí, tăng cường hiệu lực quản lý trong các lĩnh vực. Khơng ngừng bổ sung và hồn thiện Luật THTK, CLP cũng như các văn bản pháp luật khác cho phù hợp với thực tiễn. Thủ tục hành chính phải rõ ràng, gọn nhẹ, thuận lợi cho người dân. Xây dựng quy chế cơng chức trong đó xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước, tránh tạo ra đặc quyền, đặc lợi. Thủ tục giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức phải được công khai dân chủ.

Ban hành các văn bản pháp luật nghiêm khắc, trừng trị tội tham nhũng, lãng phí và các tội phạm về chức vụ, quyền hạn khác, quy định rõ các hành vi tham nhũng, lãng phí, và các hình phạt nghiêm khắc đối với các hành vi này gồm: Xử lý hành chính, xử lý hình sự, thu hồi tài sản cho nhà nước.

Tạo các cơ chế kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan quản lý kinh tế. Đồng thời có cơ chế pháp lý tạo điều kiện thuận lợi, dân chủ cho nhân dân tố giác các hành vi tham nhũng, lãng phí; phát động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác.

Xây dựng cơ quan chuyên trách chống tham nhũng, lãng phí đủ mạnh, độc lập trong điều tra và khách quan trong xử lý; tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí.

Tham nhũng, lãng phí thường hay xảy ra ở những người lãnh đạo, có chức vụ, quyền hạn nằm trong tổ chức, bộ máy nhà nước. Vì vậy, đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí là cuộc đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật của những người đó và cuộc đấu tranh này khơng giống với hoạt động chống các loại tội phạm thường gặp khác. Vì vậy, để đấu tranh có kết quả phải có tổ chức, cơ quan chuyên trách, và phải độc lập với các cơ quan nhà nước, trực thuộc người đứng đầu Chính phủ.

Tổ chức, cơ quan này phải có những quyền hạn nhất định, được phép áp dụng các biện pháp mạnh mẽ, độc lập trong hoạt động. Cán bộ phải là

những người có phẩm chất, có năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng chân chính. Tổ chức phải gọn nhẹ, linh hoạt mà hiệu quả, được trang bị những điều kiện, phương tiện làm việc thuận lợi để kịp thời phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí.

Bên cạnh đó, cần tăng cường và phát huy vai trị của các cơ quan chức năng như: Thanh tra, cảnh sát, cơng tố, kiểm tốn… cùng với cơ quan chuyên trách kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí.

Bốn là, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh này.

Quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Vì vậy, trong cuộc đấu tranh gay gắt, phức tạp này phải tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân, biết thu hút, lơi cuốn nhân dân tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh này.

Tạo ra cơ chế dân chủ để nhân dân phát hiện, tố giác tham nhũng, lãng phí và tiêu cực khác. Có quy định và biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng, lãng phí; có cơ chế khen thưởng, động viên kịp thời và thích đáng đối với những người phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí.

Năm là, tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong phịng, chống lãng phí.

Tệ lãng phí đã trở thành “quốc nạn” của nhiều quốc gia trên thế giới và chống lãng phí ln là nhiệm vụ trọng tâm ở các nước này. Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại ngày càng phải đương đầu với những thách thức ghê gớm của tệ nạn này. Quy mơ, tính chất và phạm vi của tệ lãng phí đã buộc các nước phải có sự phối hợp hành động bằng những chương trình hợp tác chống tham nhũng, lãng phí quốc tế.

Việt Nam cũng nằm trong quy luật này, để cuộc đấu tranh có hiệu quả cao địi hỏi chúng ta phải có sự hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, thực hiện cam kết quốc tế về phịng, chống tham nhũng, lãng phí, chú trọng xây dựng mơi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch để chống lại loại tội phạm nguy hiểm này.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thời kỳ 1996 2010 (Trang 84 - 89)