quốc tế (1986 - 1991)
Cùng với đổi mới tư duy về kinh tế, Đảng và Nhà nước ta cũng từng bước đổi mới tư duy về đối ngoại, đặc biệt là về quan hệ quốc tế và vấn đề thời đại. Nghị quyết 32 của Bộ chính trị (tháng 7 - 1986) chủ trương: “Mở ra cục diện đấu tranh mới, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, tạo thế ổn định để tập trung xây dựng kinh tế, kết hợp tốt nhất sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại” (4, tr.96). Đây thực sự là tiền đề quan trọng hình thành tư duy đối ngoại mới. Chủ trương mở ra cục diện đấu tranh mới là một bước ngoặt sáng tạo mang ý nghĩa chiến lược, từ đây Đại hội VI đổi mới tư duy đối ngoại “tiến hành nhận thức lại thế giới và nhận thức lại thực trạng tình hình đất nước”, nhằm vươn tới những nhận thức chính xác hơn những vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt.
Văn kiện đại hội VI của Đảng (12 - 1986), với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật đã vạch ra đường lối đổi mới một cách toàn diện, đưa đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới với những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, cũng như
trong quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới từng bước được định hình, hồn chỉnh và thể hiện ở những nội dung sau đây:
Một là, Đảng ta đã nhấn mạnh "ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại. Đấu tranh duy trì hồ bình trên bán đảo Đơng Dương, phấn đấu cho nền hồ bình ở Đơng Nam Á và thế giới". Điều này cho thấy, Việt Nam đã sẵn sàng bước vào một thế giới rộng lớn hơn cả về kinh tế lẫn chính sách đối ngoại.
Hai là, nhiệm vụ, phương hướng của công tác đối ngoại được Đảng
xác định tại Đại hội lần thứ VI là: tăng cường mối quan hệ đặc biệt Việt Nam
- Lào - Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi nước, hợp tác toàn diện; tăng cường sự hợp tác tồn diện với Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa, tranh thủ những điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời tích cực đấu tranh cho hồ bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ này chúng ta vẫn đặt Liên Xơ vào
vị trí hàng đầu, là "hịn đá tảng" trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta; sẵn sàng đàm phán để giải quyết.
Ba là, chúng ta vẫn kiên trì ủng hộ Liên Xơ và Trung Quốc, Đảng ta
xác định nhân dân hai nước Việt - Trung có quan hệ truyền thống lâu đời, đã từng giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước, có chung lợi ích là hồ bình, độc lập dân tộc và phát triển. Nhân dân và Chính phủ Việt Nam trước sau như một coi trọng và nỗ lực khơi phục tình hữu nghị, sớm bình thường hoá quan hệ với hai nước. Như vậy, trong khi có quan hệ chặt chẽ với Liên Xơ, chúng ta vẫn chủ trương bình thường hố quan hệ với Trung Quốc, đồng thời mong muốn cùng với Trung Quốc giải quyết vấn đề Campuchia.
Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (5 - 1988) đã giải đáp kịp thời một loạt quan điểm về chiến tranh và hịa bình, an ninh và phát triển, về mối quan hệ
giữa kinh tế với quốc phòng và mở rộng hợp tác quốc tế, giữa yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế, về làm nghĩa vụ quốc tế, đoàn kết quốc tế, quan hệ đồng minh… Đặc biệt là, khi bàn về công tác đối ngoại, một lần nữa xác định, phải kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi nhất để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chủ động tạo nên điều kiện ổn định để tập trung xây dựng kinh tế, cần chủ động chuyển hướng trong quan hệ với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… sang một giai đoạn mới theo phương châm "thêm bạn, bớt thù". Với phương châm này, chúng ta đã chủ động giải quyết vấn đề Campuchia, tạo điều kiện để bình thường hố với Trung Quốc.
Các nghị quyết của Đảng trong các năm 1986 - 1988 trên lĩnh vực đối ngoại đánh dấu một bước phát triển hết sức quan trọng trong đổi mới tư duy nhận thức về các vấn đề quốc tế, về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, giải quyết kịp thời một loạt quan điểm về chiến tranh và hồ bình, an ninh và phát triển, về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng và mở rộng hợp tác quốc tế, giữa yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế, về làm nghĩa vụ quốc tế, về đoàn kết quốc tế. Các nghị quyết khơng chỉ đánh dấu bước chuyển có ý nghĩa chiến lược về đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam mà còn đặt cơ sở cho việc đổi mới công tác đối ngoại, mở rộng quan hệ quốc tế trong tình hình mới.
Tuy nhiên, Đại hội VI đã dự báo chưa thật đầy đủ về diễn biến của cải tổ khi nhận định: Các nước xã hội chủ nghĩa phát huy tính ưu việt của chế độ
mới, sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn những thành tựu của Cách mạng khoa học - công nghệ, đang đổi mới cơ cấu sản xuất, cơ chế quản lý, bằng cuộc cải tổ rộng lớn, có ý nghĩa cách mạng sâu sắc, chắc chắn và sẽ tạo được những biến đổi to lớn trong một thời gian không xa. Trên thực tế do phạm
những sai lầm nghiêm trọng, cho nên cải tổ, cải cách ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã không tiến triển theo chiều hướng nêu trên, trái lại ngày càng trở
nên bế tắc và đi đến thất bại. Khi nhận định về các lực lượng cách mạng của thời đại, Đại hội cũng chưa lường hết được những khó khăn và phức tạp của tình hình, do đó Đại hội viết: Các lực lượng cách mạng của thời đại đang không ngừng lớn mạnh lên và rõ ràng ở thế chủ động, tiến công. Lực lượng mọi mặt của hệ thống xã hội chủ nghĩa, do Liên Xô làm trụ cột, ngày càng được tăng cường. Sự đánh giá chưa đầy đủ, sát hợp về các lực lượng cách mạng thời đại khi tình hình thế giới và quan hệ quốc tế thay đổi là một hạn chế của công tác nghiên cứu quan hệ quốc tế nói riêng và cơng tác đối ngoại nói chung đã được Đảng ta nghiêm túc chỉ rõ trong các văn kiện Đảng sau này.
Từ những chủ trương trên, Đảng ta đã có nhận thức mới về thời đại và bước đầu điều chỉnh quan hệ quốc tế cho phù hợp.
Thứ nhất, ta đẩy nhanh tiến trình rút quân, thúc đẩy các quan hệ quốc
tế, tìm giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Đại hội VI của Đảng: “Chính phủ ta chủ trương tiếp tục rút quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia, đồng thời sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên để đi tới một giải pháp chính trị đúng đắn về Campuchia” [14, tr.442]. Trên thực tế ta đã rút hết quân tình nguyện ra khỏi Campuchia vào tháng 9 - 1989 Việt Nam rút quân tình nguyện về nước, các thế lực thù địch với Việt Nam mất đi cái cớ về sự có mặt của quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia để chống Việt Nam trong suốt 10 năm qua.
Thứ hai, cố gắng bình thường hố quan hệ với Trung Quốc. Tại Đại hội
VI Đảng khẳng định: “Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu nhằm bình thường hố quan hệ hai nước”. Chúng ta đã có những hoạt động rất thiện chí và tích cực nhằm làm cho quan hệ hai nước được cải thiện. Năm 1989, lãnh đạo hai nước tun bố sẵn sàng bình thường hố quan hệ. Tháng 4 - 1990, để xúc tiến quá trình bình thường Nhà nước Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu đã sang Trung Quốc hội đàm với đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Trung Quốc do
Tổng Bí thư Giang Trạch Dân dẫn đầu. Cuộc hội đàm Việt - Trung tại Thành Đô (Trung Quốc). Năm 1991, hai bên ký kết Thông cáo chung khẳng định quan hệ hai nước đã bình thường hố và sẽ phát triển trên cơ sở nguyên tắc chung sống hồ bình.
Thứ ba, cải thiện quan hệ với Mỹ: Lo ngại khả năng Trung Quốc ngày
càng mở rộng ảnh hưởng đối với khu vực Đơng Nam Á, Mỹ đã chủ động đóng vai trị tích cực trong việc tìm giải pháp cho vấn đề Campuchia, cải thiện quan hệ với Việt Nam nhằm ép Việt Nam giải quyết vấn đề Campuchia có lợi cho Mỹ. Từ năm 1986, ta chủ trương cùng tồn tại hồ bình với Mỹ. Nghị quyết 13 của Bộ chính trị nêu rõ: “Cần có chính sách tồn diện với Mỹ nhằm tranh thủ dư luận nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới tạo thuận lợi cho chiến lược của ta tập trung vào việc giữ hồ bình và phát triển kinh tế”. Thực hiện chủ trương đó, năm 1990, ngoại trưởng hai nước đã gặp nhau. Mỹ đã viện trợ nhân đạo, nới lỏng cấm vận đối với Việt Nam.
Thứ tư, điều chỉnh và đổi mới quan hệ với Liên Xô và Đông Âu trên
tinh thần thiết thực, nâng cao hiệu quả hai bên cùng có lợi.
Thứ năm, tăng cường quan hệ với các đối tác khác trên thế giới. Ta đổi
mới và tăng cường quan hệ với Lào, Cu Ba và các nước đang phát triển, thúc đẩy đối thoại và cải thiện quan hệ với các nước tư bản phát triển, để giải quyết vấn đề “thuyền nhân”, từ các nước trở về, tranh thủ hợp tác đa phương ở Liên hợp quốc, Phong trào khơng liên kết nhằm làm sáng tỏ tính chính nghĩa và thiện chí của ta trong vấn đề Campuchia. Tháng 11-1990, Việt Nam thiết lập quan hệ với EU.
Từ năm 1986 đến năm 1991, trong điều kiện đất nước gặp rất nhiều khó khăn, thử thách, tình hình quốc tế và trong nước diễn biến nhanh và phức tạp nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo cuộc đổi mới toàn diện để xây dựng đất nước bước đầu đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Việt Nam từ một nước nghèo, kém phát triển, phụ thuộc nhiều vào nước
ngoài bước đầu đã gần đạt được cân đối xuất nhập khẩu. Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành cơng đó là bước đầu điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế trong tình hình mới. Việt Nam đã chuyển dần từ chủ trương coi “Liên Xơ là hịn đá tảng trong quan hệ quốc tế” sang chủ trương “đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế”. Đây cũng chính là tiền đề để các quan hệ quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thu được nhiều thắng lợi trong giai đoạn mới.
Chương 2