khi đổi mới 1986 đến năm 1991
1.3.1 Bối cảnh lịch sử
1.3.1.1 Quốc tế
Từ những năm 70 của thế kỷ XX cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra như vũ bão, đạt được những kỳ tích có bước tiến nhảy vọt, tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế đương đại.
Tồn cầu hố kinh tế và hội nhập quốc tế tạo ra những cơ hội và xung lực cho quá trình phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với tất cả các nước, trước hết là các nước đang phát triển và chậm phát triển: có thể xố mịn chủ quyền quốc gia, đe doạ ổn định kinh tế - xã hội, làm sâu sắc sự chênh lệch giàu nghèo.
Đặc biệt, cục diện chính trị thế giới thay đổi nhanh chóng, phức tạp diễn ra một bước ngoặt cơ bản. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược mạnh mẽ, đẩy mạnh hồ hỗn và cải thiện quan hệ lẫn nhau. Năm 1989, Liên Xô và Mỹ chấm dứt chiến tranh lạnh; Liên Xơ và Trung Quốc bình thường hố quan hệ hoàn toàn. Cũng từ năm 1989, các thiết chế xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lần lượt sụp đổ. Tháng 12 - 1991, Liên Xô tan rã. Khối quân sự Vácsava giải thể. Trật tự thế giới hai cực chấm dứt. Dẫn tới sự sung đột dân tộc, sắc tộc và vấn đề dân chủ, nhân quyền vẫn đang diễn ra gay gắt, phức tạp.
Các nước lớn chuyển hướng hoặc điều chỉnh chiến lược, chú trọng phát triển nội lực, tăng cường cạnh tranh và chạy đua kinh tế. Về đối nội, các nước này tích cực đẩy mạnh các chương trình "chấn hưng kinh tế", "cải tổ", “cải cách” mở cửa hoặc "bốn hiện đại hoá". Về đối ngoại, họ đi vào hồ hỗn, cải thiện quan hệ từng đôi một, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau. Quan hệ giữa các nước lớn trở thành nhân tố cực kỳ quan trọng tác động đến sự phát triển của thế giới. Với ưu thế về tiềm lực kinh tế tài chính, chính trị quân sự các nước này đang bày tỏ tham vọng và tiến hành khơng ít hành động nhằm chi phối, điều khiển và tiến trình của thế giới theo hướng bất lợi cho các nước nghèo, kém phát triển.
Về bản chất những mâu thuẫn cơ bản của thời đại không thay đổi nhưng được thể hiện dưới nhiều hình thức, một số mâu thuẫn phát triển theo chiều hướng gay gắt hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, mâu thuẫn chủ yếu trên thế giới là mâu thuẫn giữa hồ bình, độc lập dân tộc, hợp tác phát triển bền vững với chủ nghĩa đế quốc bá quyền, hiếu chiến, phản động do Mỹ đứng
đầu. Vì vậy, cuộc đấu tranh chính trị vẫn tiếp diễn gay gắt,quyết liệt với những hình thức mới: "diễn biến hồ bình" và chống "diễn biến hồ bình", vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa đối thoại, vừa đối đầu.
Thêm vào đó là hàng loạt những vấn đề tồn cầu cấp bách: sự nóng lên của trái đất và hiệu ứng nhà kính, vấn đề ơ nhiễm mơi trường và xử lý rác thải, vấn đề đói nghèo, các căn bệnh thế kỷ, tội phạm xuyên quốc gia… để giải quyết những vấn đề này, hơn bao giờ hết đòi hỏi sự hợp tác đóng góp của tất cả các quốc gia dân tộc, của tất cả các lực lượng xã hội trên toàn thế giới.
Tình hình châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đơng Nam Á nói riêng cũng có nhiều biến đổi sâu sắc. Đơng Á trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu trên thế giới, một số quốc gia vươn lên trở thành những "con rồng" về kinh tế. Các nước trong khu vực đều có nguyện vọng tồn tại trong hồ bình, hữu nghị và hợp tác để phát triển. Sự hợp tác này ngày càng tăng ở nhiều tầng, nhiều nấc và dưới nhiều hình thức, như Diễn đàn châu Á - Thái Bình Dương (APEC), khu vực thương mại tự do ASEAN, Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC). Cùng một loạt hợp tác tam giác, tứ giác phát triển khác ra đời. Các nước trong khu vực đều điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của mình cho phù hợp với xu thế chung đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực tuy cịn nhiều trục trặc, song nhìn chung vẫn nằm trong khn khổ vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau nhưng tránh đối đầu.
Lần đầu tiên trong lịch sử kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á trải qua một thập niên phát triển năng động trong cuộc hành trình vào thiên niên kỷ mới với những tiến triển mới đầy hứu hẹn. Với việc ký Hiệp định Pari về Campuchia (10 - 1991), quan hệ giữa hai nhóm nước ASEAN và Đơng Dương thay đổi cơ bản, chuyển từ trạng thái đối đầu sang đối thoại, thúc đẩy hồ bình hữu nghị và hợp tác và nó đã trở thành xu hướng chính ở Đơng Nam Á sau chiến tranh lạnh. Các nước trong khu vực phấn đấu hiện
thực hố ý tưởng biến Đơng Nam Á thành khu vực phi vũ khí hạt nhân, thống nhất trong đa dạng, hồ bình, ổn định hợp tác và phát triển đồng đều, có quan hệ và hợp tác với các nước ngoài khu vực.
Mặc dù vào cuối những năm 90, các nước ở Đông Nam Á lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, kéo theo khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, gây nhiều bất lợi cho các nước trong khu vực trước thềm thiên niên kỷ mới, song đây vẫn là khu vực rộng lớn tập trung những nước đông dân nhất thế giới, với nguồn nhân lực, cần cù, sáng tạo, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, nằm trên trục đường giao thông quan trọng bậc nhất thế giới vẫn được coi là khu vực đầy tiềm năng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các khu vực khác và khơng ngừng lớn mạnh.
Tuy nhiên, mơi trường hồ bình, ổn định và phát triển của khu vực chư- a thật vững chắc. Vẫn còn tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định. Trong nội bộ một số nước và các nước vẫn còn tồn tại mâu thuẫn, xung đột về chính trị, sắc tộc, tơn giáo, kinh tế, xã hội, biên giới... Những diễn biến trong quan hệ giữa các nước lớn có liên quan đến khu vực và sự dính líu, can thiệp dưới hình thức mới có thể gây nên khơng ít phức tạp cho các quốc gia và quan hệ giữa các nước với nhau đòi hỏi Đảng ta phải điều chỉnh những quan hệ đối ngoại cho phù hợp.
1.3.1.2. Trong nước
Đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng vạch ra đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Về kinh tế, từ chỗ đất nước thường xuyên thiếu đói, năm 1990 chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Hàng hố trên thị trường dồi dào, đa dạng và lưu thông thuận lợi, sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường. Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước cả về quy mơ và hình thức, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Lạm phát được kiềm chế, đời sống nhân dân giảm bớt khó
khăn. Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Bộ máy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan Trung ương và địa phương được sắp xếp lại, nền dân chủ ngày càng được phát huy; quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được bảo đảm.
Tuy nhiên, đất nước vẫn chưa ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, cơng cuộc đổi mới cịn nhiều hạn chế, nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức độ cao, hiệu quả kinh tế thấp, chế độ tiền lương bất hợp lý, tốc độ tăng dân số cao, sự nghiệp văn hố cịn những mặt tiếp tục xuống cấp, tình trạng tham nhũng hối lộ, mất dân chủ, bất cơng xã hội cịn nặng nề và phổ biến.