3.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa
Chất lượng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng vừa là điều kiện, vừa là động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả HTQT ở các trường ĐH. Đặc biệt, đối với các dự án, chương trình hợp tác quốc tế vềNCKH và đào tạo, bên cạnh
nguồn tài chính, hệ thống cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định sự thành cơng của dự án, chương trình.
3.2.5.2. Nội dung
Hiện nay, một trong những khó khăn lớn của Nhà trường trong việc lên kế hoạch và triển khai các hoạt động HTQT lại chính là vấn đề cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng. Thực tế cho thấy, hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của Trường còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phục vụ hoạt động HTQT. Đặc biệt, với HTQT trong đào tạo, hoạt động giảng dạy và học tập dành cho đối tượng là cán bộ công chức nước đối tác đến Việt Nam tham gia các khóa nghiên cứu, học tập ngắn cịn gặp nhiều khó khăn nhất định do kí túc xá của Trường chưa được trang bị trang thiết bị đầy đủ về số lượng và chất lượng; hệ thống các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập còn thiếu; phương tiện đi lại của Trường còn hạn chế, nên việc đưa đón các cán bộ phía đối tác tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng gặp nhiều khó khăn.
3.2.5.3. Lộ trình thực hiện
Xác định rõ vai trị, tầm quan trọng của hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng đối với hoạt động đào tạo cũng như hoạt động HTQT, trong thời gian tới, Nhà trường cần triển khai một số nội dung cụ thể trong công tác tăng cường cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầngđáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động HTQT, cụ thể như sau:
- Tiếp tục xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng theo các giai đoạn; kế hoạch thực hiện theo dõi, bảo trì, quản lý và đánh giá hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cụ thể. Trên cơ sở đó, tiến hành đầu tư, nâng cấp bảo trì hệ thốngcơ sở vậtchất và cơ sở hạ tầng, các phương tiện dạy và học, nguồn tài liệu và thiết bị theo kế hoạch.
- Tăng cường đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ và hiện đại hóa: Hệ thống phịng học cần được xây dựng, nâng cấp theo chuẩn đào tạo quốc tế để phục vụ cho các dự án HTQT về đào tạo, CTĐT chất lượng cao;hệ thống phòng họp, phòng hội thảo cần được đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại đạt chuẩn chất lượng quốc tế về diện tích, trang thiết bị,…nhằm
phục vụ cho các dự án HTQT trong NCKH, các chương trình hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chun đề….; hệ thống nhà ở cơng vụ cho viên chức, GV, ký túc xá cho học viên, SV cần được đầu tư xây dựng, hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng để phục vụ cho các dự án, chương trình liên kết đào tạo, bồi dưỡng; cơng tác thư viện cần tăng cường đầu tư nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả phục vụ, nhất là vấn đề kết nối thư viện trực tuyến với các cơ sở GD có uy tín trong nước và quốc tế.
- Nhà trường cần có phương án sắp xếp, bố trí hợp lý các hạng mục, cơng trình phục vụ cơng tác đào tạo, NCKH, đặc biệt tăng diện tích cho hệ thống phịng làm việc, phòng học, đảm bảo vệ sinh mơi trường ở cơ sở chính tại Hà Nội và các Phân hiệu để tạo được cảnh quan học tập, làm việc đáp ứng yêu cầu quy chuẩn đối với cơ sở GDĐH theo quy định.
- Nhà trường cũng cần có chiến lược, kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn tài chính hỗ trợ nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phịng thí nghiệm, thư viện và các cơ sở đào tạo phục vụ cho công tác giảng dạy và NCKH cũng như hoạt động HTQT.
- Nhà trường cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong trường trong thực hiện kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và cần lượng hóa các chỉ tiêu trong đánh giá hiệu quả đầu tư các nguồn lực của Trường. Thực hiện đánh giá hằng năm hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo, NCKH và HTQT.
- Bên cạnh các dự án HTQT trong đào tạo, NCKH, Trường cần tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổchức quốc tế trong các dự án nhằm đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như các tàiliệu phục vụ giảng dạy, NCKH.
Tiểu kết chƣơng 3
HTQT đã và đang trở thành một xu thế, hướng đi tất yếu trong quá trình phát triển và hội nhập của tất cả các trường ĐH ở Việt Nam nói chung và Trường ĐH Nội vụ Hà Nội nói riêng. Hoạt động HTQT có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín và vị thế của Nhà trường. Với mơ hình quản trị, phát triển Trường theo hướng ĐH ứng dụng phù hợp với định hướng phát triển của Bộ Nội vụ, trong thời gian tới, trên cơ sở nắm bắt được những cơ hội mà xu thế hội nhập và phát triển của thời đại đưa lại, Trường cần tích cực mở rộng tìm kiếm thêm những đối tác mới, cơ hội hợp tác mới, phát triển đa dạng hố loại hình và đa phương hố đối tác phát triển hợp tác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả HTQT, thực hiện đồng thời các giải pháp về hoàn thiện chiến lược, kế hoạch, văn bản quản lý hoạt động HTQT; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tìm kiếm đối tác phù hợp; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,… để nâng cao hiệu quả HTQT của nhà trường trong giai đoạn tới.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ