Bảo tồn các trò chơi dân gian

Một phần của tài liệu Mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống ở xã ngũ thái, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (nghiên cứu trường hợp của công ty trách nhiệm một thành viên rối nước thuận thành) (Trang 51 - 54)

2.2.1.3 .Tổ chức biểu diễn

2.2.2.Bảo tồn các trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian là một trong những kho tàng của di sản văn hố, có ý nghĩa đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng các dân tộc. Mỗi trò chơi tuy có ý nghĩa, cách chơi khác nhau, nhưng tựu chung đều xuất phát từ cuộc sống lao động sản xuất hằng ngày của đồng bào, phục vụ mục đích vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe, tăng cường đồn kết cộng đồng.

Trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, trị chơi dân gian khơng chỉ là những sản phẩm mang tính vận động đặc trưng mà cịn biểu hiện tinh thần xuất phát từ trong lao động sản xuất của người Việt xưa. Tuy nhiên, xã hội càng phát triển, loại hình di sản văn hóa này ngày càng mai một. Sự giao lưu và tiếp biến những ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp của nhiều trào lưu văn hóa

41

đương đại đã dẫn tới sự đổi thay mang tính tiêu cực đối với trị chơi dân gian của các dân tộc. Bảo tồn trị chơi dân gian vốn đã khó, phát huy nó trong xã hội hiện đại cịn nhọc nhằn hơn.

Từ khi đi vào hoạt động, Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu đã tổ chức sưu tầm và khơi phục các trị chơi dân gian vốn rất đỗi quen thuộc với trẻ em và cả người lớn ở nông thơn Việt Nam truyền thống. Các trị chơi dân gian phổ biến thường xuất hiện trong các lễ hội truyền thống và cả trong sinh hoạt vui chơi giải trí hằng ngày có thể kể đến như: Đấu vật, tổ tơm điếm, thả diều sáo, chọi gà, thả chim bồ câu, bịt mắt bắt dê, bịt mắt đập niêu, bắt vịt dưới ao, bắt chạch trong chum, đi cà kheo, nhảy sào, chơi ô ăn quan, chi chi chành chành, trồng nụ trồng hoa, rồng rắn lên mây, đi cầu khỉ…được cả trẻ em và người lớn rất yêu thích (Phụ lục ảnh 38, tr.97).Vài chục năm trở lại đây, với sự lấn át của các trò chơi hiện đại và của Trung Quốc, các trò chơi dân gian của người Việt dần thưa vắng bóng trong đời sống thường ngày, và cả trong các lễ hội.

Thực tế, trị chơi văn hóa dân gian của các dân tộc như: nu na nu nống, thả đỉa ba ba, trồng nụ, bịt mắt bắt dê, chơi ô ăn quan, chắt chuyền... kèm theo các câu đồng dao khuyến khích sự khéo léo, vui đùa tập thể chứ khơng hề nhàm chán như hình thức giải trí hồn tồn phụ thuộc vào cơng nghệ thời hiện đại. Bên cạnh đó, các trị như: đánh khăng, trốn tìm, cướp cờ, ống phóc, nhảy dây, nhảy baobố (Phụ lục ảnh 40, tr.99)... cịn thể hiện sự khéo léo, tính tập thể. Lớn dần lên theo lứa tuổi lại có các trị chơi có tính chun mơn hơn như: bắn nỏ, đẩy gậy, đi cà kheo, thi bơi, vật, ném còn...

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, trị chơi dân gian có vai trị vơ cùng quan trọng trong sinh hoạt, góp phần giáo dục con người về tính tập thể, tinh thần kỷ luật, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sức mạnh, dẻo dai, khôn khéo và sức chịu đựng của con người, giúp con người ngày càng phát triển tồn diện về trí, đức, mỹ. Nhận thức được vai trò, giá trị của trò chơi dân gian truyền thống, ngay từ khi mới bắt đầu đi vào hoạt động.

42

Khu Bảo tồn đã tiến hành khôi phục, sưu tầm và tiến hành tổ chức lại rất nhiều trị chơi trong khn viên khu bảo tồn, đồng thời liên kết với các bảo tàng, các khu đô thị nhận ký hợp đồng đứng ra tổ chức các trò chơi dân gian xưa phục vụ khách tham quan và khách du lịch, như Bảo tàng Dân tộc học (Hà Nội), Bảo tàng các dân tộc Việt Nam (Thái Nguyên), Khu đô thị Ecopack (Hưng Yên), Khu đô thị Ecoriver (Hải Dương).

Đây là những đơn vị đã ký hợp đồng với Khu Bảo tồn hoạt động thường xuyên từ nhiều năm nay. Cụ thể đã dàn dựng và tổ chức các hoạt động trò chơi phục vụ Hội xuân Ecopack Hưng Yên từ mùng 3 đến mùng 7 Tết, Khu đô thị Ecoriver Hải Dương từ mùng 2 đến mùng 6 Tết…Mỗi sự kiện doanh thu bình quân khoảng 300 triệu đồng. Điều quan trọng là các hoạt động đã đem niềm vui tiếng cười cho hàng vạn du khách vui xuân và được sự hài lòng, tin tưởng của đối tác. Đơn vị cũng đã dựng 2 cây đu tre truyền thống và 1 cây nêu cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, phục vụ làm phóng sự và du khách tham quan tại đây. Đồng thời ln duy trì các hoạt động trải nghiệm và trị chơi dân gian tại Khu bảo tồn trong hai ngày cuối tuần và đặc biệt các dịp lễ, tết và sự kiện của đơn vị.

Qua thực tế việc tổ chức trò chơi tại Bảo tàng dân tộc học và các khu đô thị mà đơn vị ký hợp đồng cho thấy hiện nay việc hướng giới trẻ tìm về với văn hóa giải trí dân tộc khơng phải là một bài tốn dễ, nhất là khi cơng nghệ đã và đang tác động quá sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, việc bảo tồn và duy trì trị chơi dân gian trong các lễ hội dường như chưa đủ để hấp dẫn những người trẻ.

Những năm vừa qua, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tổ chức chương trình hoạt động với chủ đề: Cùng chơi trị chơi dân gian các nước. Chương trình này tạo cơ hội cho trẻ em tăng cường hiểu biết về văn hóa Việt Nam và một số nước trên thế giới với các hoạt động vui chơi, khám phá như: trẻ em trình diễn trang phục các nước, múa rối nước, rối cạn, làm đồ chơi dân gian, chơi trò chơi dân gian…

43

Đây được coi là một trong những sáng tạo mới nhằm giúp trẻ em Việt Nam có cơ hội tiếp cận với trị chơi dân gian. Bên cạnh đó, hình thức giao lưu trị chơi dân gian giữa các nước cũng sẽ giúp trẻ em Việt Nam ý thức được trách nhiệm của mình với di sản văn hóa của dân tộc. Trong khn khổ chương trình, hoạt động khám phá các trị chơi dân gian giới thiệu đến cơng chúng nhỏ tuổi sự đa dạng trò chơi của các nước.

Cùng một trị chơi, các em có thể khám phá bằng nhiều cách chơi khác nhau như: chơi lị cị có kiểu chơi khác nhau của Ấn Độ, Indonesia, Oman, Jordan, Việt Nam… Trò chơi kéo co có kiểu kéo hai góc của Việt Nam và ba góc, bốn góc của Thái Lan; trị chơi ơ ăn quan của Indonesia, Philippines và Việt Nam có sự khác nhau về dụng cụ chơi, cách chơi… Những hoạt động trải nghiệm tại Bảo tàng mà đơn vị tham gia tổ chức giúp các em khám phá nhữngnét tương đồng và khác biệt trong văn hóa của Việt Nam và các nước, đồng thời tự cảm nhận và thêm yêu những di sản văn hóa của q hương mình.

Hiện nay theo đánh giá từ phía các cơng ty tổ chức sự kiện, Công ty TNHH MTV Rối nước Thuận Thành là một đơn vị tổ chức trò chơi dân gian lớn nhất miền Bắc. Mỗi sự kiện, Công ty huy động khoảng từ 30 đến 50 diễn viên, nghệ nhân đi phục vụ việc tổ chức các trị chơi, góp phần bảo tồn một di sản văn hóa dân gian dân tộc đang có nguy cơ bị mai một trước bối cảnh tồn cầu hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống ở xã ngũ thái, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (nghiên cứu trường hợp của công ty trách nhiệm một thành viên rối nước thuận thành) (Trang 51 - 54)